- Theo Trí Thức Trẻ | 06/01/2016 05:45 PM
Phàm đã là một game thủ, mong muốn đầu tiên của bất kỳ ai chơi game online cũng đều muốn nhân vật trong game của họ phải thật mạnh mẽ, “solo” trăm trận trăm thắng, đi kèm với đó là những bộ trang bị và vũ khí “khủng”, khiến cho bất kỳ ai nhìn vào cũng phải thầm thán phục và ghen tị. Để đạt được điều này, chẳng game thủ nào có thể chỉ chơi game miễn phí mà có được.
Như chúng tôi đã từng phân tích trong những bài viết trước đây, với sự phát triển quá nhanh và mạnh mẽ của những tựa game online miễn phí, sẽ chẳng bao giờ có chuyện nhà phát hành không hút máu game thủ cả. Vấn đề chỉ là NPH nào “hút” với tần suất mạnh hơn, khiến game thủ cạn hầu bao nhanh hơn mà thôi.
Một khi đã bước chân vào thị trường game online Việt Nam, thì bên cạnh đam mê, các nhà phát hành luôn luôn cần phải có tầm nhìn chiến lược để mỗi sản phẩm, mỗi “lá bài” họ tung ra thị trường đều cần có lợi nhuận nhất định. Để làm được điều này, trong cuộc chơi của những game online miễn phí, việc “hút máu” chung quy lại đơn giản chỉ là kiếm tiền từ cộng đồng game thủ như thế nào.
Tuy nhiên nếu như cộng đồng game thủ chỉ biết tới việc nạp tiền và chơi game, thì mối tương quan giữa "nạp tiền" và "chơi game miễn phí" hóa ra lại rất khoa học. Thậm chí, nhiều số liệu được tổng hợp một cách cụ thể, chi tiết đã vẽ ra bức tranh toàn cảnh cho các nhà phát hành game online để họ có thể "chiều lòng" game thủ một cách tốt hơn. Chiều lòng ở đây, có thể hiểu đơn giản là những phương pháp tung vật phẩm mới hoặc những event thu hút game thủ bỏ tiền chơi game để có được doanh thu khủng hơn.
Nói đi nói lại, vẫn cứ tồn tại những game thủ không bao giờ chịu bỏ một xu nào vào game online họ thưởng thức cả. Hãy cùng theo dõi những nghiên cứu cụ thể nhất dưới đây để biết được những dạng game thủ nào bỏ tiền nhiều nhất, và những ai luôn luôn chơi game "chùa", lấy cày kéo đọ lại sức mạnh "kim tiền" nhé:
Nghiên cứu khoa học về nạp tiền trong game online
Thay vì thảo luận làm thế nào để đạt được một tỷ lệ chuyển đổi cao, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những nghiên cứu của Gameanalytics để đào sâu vào sự khác biệt trong hành vi giữa người chơi chi tiền và không chi tiền. Trong nghiên cứu này chúng ta sẽ có được một số thông tin về hành vi của người dùng, dựa vào đó chúng ta sẽ có thể sớm xác định được họ. Mục đích cuối cùng chính là khi ta đã xác định được họ thuộc đối tượng nào, chúng ta sẽ có những chiến lược cụ thể đối với họ.
Chúng ta sẽ làm việc với 2 loại người chơi chính (không chi tiền( Non-monetizers) và chi tiền (monetizers)), nhưng với mức độ chi tiết hơn, chúng ta sẽ chia nhỏ những ngươi chi tiền ra làm 3 loại: minnows (lowcore – những người chi tiền thấp nhất), dolphins (midcore – những người chi tiền vừa phải) và whales (hardcore – những đại gia chi tiền nhiều nhất).
Dolphins và whales có nhiều khả năng sẽ chơi một game duy nhất. Một khi họ chuyển đổi và chi tiêu tiền, họ có nhiều khả năng sẽ trung thành với game đó. Những người không chi tiền thường có xu hướng chơi rất nhiều game khác nhau, số lần chơi của họ cũng nhiều hơn.
Ngược lại, whales thường chơi rất ít. Một cái nhìn sâu hơn về khoảng thời gian từ lúc cài đặt cho đến lúc họ mua hàng lần đầu tiên tiết lộ rằng whales cần một thời gian lâu hơn để chuyển đổi, trung bình là 10 ngày kể từ khi họ cài đặt game.
Để có thể đạt được độ chi tiết cao nhất trong các hành vi của người dùng, Gameanalytics lấy một mẫu với 175 triệu người hoạt động trong 3 tháng, chia thành 4 nhóm dựa trên tổng số tiền mà họ đã chi tiêu.
Nhóm đầu tiên là những người đã không mua bất cứ gì trong bất kỳ game nào, 3 nhóm còn lại sẽ được phân bố dựa trên số tiền họ đã chi tiêu. Cuối cùng chúng ta có được số lượng của các nhóm như sau:
Nhóm 1 = Không chi tiền = 114M – 97.91%
Nhóm 2 = Minnows = 1.2M – 1.03%
Nhóm 3 = Dolphins = 1M – 0.86%
Nhóm 4 = Whales = 230K – 0.20%
Chỉ có khoảng 2% người chơi chịu chi tiền, không mấy ngạc nhiên nhỉ?
25% số người không chi tiền trong mẫu chỉ chơi game một lần. 13% trong số họ chỉ chơi 2 lần trong 3 tháng qua. Ngoài ra, 40% người chơi mà không bao giờ chuyển đổi chỉ chơi 2 lần hoặc ít hơn trong 3 tháng. Nhiều khả năng tất cả những người này chơi thử một game và không chơi nữa. Đây là một sự phản ánh về một hành rất vi phổ biến của người dùng: cài đặt một ứng dụng, chơi thử một lần, và gỡ bỏ cài đặt.
Nếu bạn muốn nhìn thấy các con số thay vì biểu đồ, thì bạn có thể xem bảng phân tích dưới đây. Những kết quả này chỉ ra rằng whales thường trung thành với một game duy nhất, trong khi những người không chi tiền chơi nhiều game hơn những người chi tiền.
Phân tích số lần chơi trong mỗi tuần của 4 nhóm, chúng ta thấy rằng 99% whales chơi khoản 4 lần mỗi tuần, minnows/dolphins chỉ chơi 2 lần. Tuy nhiên, những người không chi tiền có thể chơi lên đến 8 lần mỗi tuần, mỗi game.
Kết quả về số lần chơi và các kết quả ở trên chỉ cho chúng ta thấy rằng sự “trung thành” của những người chơi chi tiền.
Những gì chúng ta thấy là một đường cong về “độ trung thành” của 3 nhóm người chi tiền và nhóm người không chi tiền. Có thể thấy, whales, mặc dù có số lần chơi mỗi tuần ít hơn nhưng lại là nhóm ở lại với game lâu hơn. Và những người không chi tiền thường sẽ rời bỏ game sớm hơn so với những người chi tiền. Điều này liên quan đến một thực tế thú vị là: những người chi tiền hardcore (whales) mất nhiều thời gian để chuyển đổi.
Cày trâu hơn = Đỡ tốn tiền hơn
Bỏ qua tất cả những con số khô khan và khó hiểu đối với một số độc giả ở trên, có thể thống kê lại toàn bộ những nghiên cứu kể trên bằng một câu nói đơn giản ngắn gọn: Nếu bạn không có tiền để nạp nuôi nhân vật trong game, hãy dụng sức, cày thật trâu để đọ lại với những đại gia đốt tiền không tiếc tay.
Trong khi đó, nếu bạn không có thời gian hoặc sức lực để cày game thì vẫn còn đó những lựa chọn khác. Lấy ví dụ, mua lại account mà người chơi cũ nghỉ game bán lại.
Đây là một cách đơn giản nhất, tiện lợi nhất cho bất kỳ gamer nào khi mới bước chân vào công cuộc cày kéo trong thế giới ảo. Bởi ngoài ngoài công sức cày kéo hàng ngày thì người chơi còn phải đổ thêm cả đống tiền vào game để mong sao cho nhân vật con cưng của mình ngày càng bá hơn nữa. Vậy tại sao không dùng theo cách mua account mới? Hiện nay, trên thị trường mua bán vật phẩm ảo đang nổi lên khắp các diễn đàn, fanpage thì chẳng khó gì để bạn lựa chọn cho mình một acc hợp sở thích lại còn hợp túi tiền.
Tuy nhiên, với cách thức mua bán vật phẩm ảo qua mạng kiểu này cũng dễ gặp phải nhiều rủi ro đáng tiếc và có quá nhiều kẽ hở để kẻ gian lợi dụng. Do đó để giao dịch một Account an toàn thì cần có một quy trình giao dịch khá phức tạp, và hoàn hảo. Bởi trong cuộc sống thời nay, có quá nhiều những cạm bẫy, có quá nhiều những mánh khóe gian lận, lừa đảo hòng thu lại những nguồn lợi bất chính. Bạn có chắc rằng mình đã đủ am hiểu để không rơi vào tình trạng mua được 1 acc rồi tự dưng acc đó không cánh mà bay hay không?