Trong bài viết trước, chúng tôi đã đem tới cho các bạn cái nhìn cận cảnh về nghề làm âm nhạc cho game. Ngành nghề tiếp theo các bạn cũng đã biết nhiều rồi. Nhưng bạn hãy chú ý lại tiêu đề một xíu bạn sẽ thấy rằng bạn đã thiếu 1 nửa khái niệm về ngành này khi chỉ đề cập đến họa sĩ mà thôi.Là họa sĩ không thì chưa làm game được đâu các bạn.
Để trở thành một nghề thực thụ trong lĩnh vực game người họa sĩ phải là người biết làm ảnh động. Các bạn bắt đầu mường tượng về tính tương đồng với nghề làm phim hoạt hình đúng không? Chính xác. Game là sự nâng cao của phim hoạt hình. Hay chúng ta còn biết đến khái niệm quan trọng: Giải trí tương tác.
Trước tiên chúng ta phải làm rõ rằng: Họa sĩ là một nghề có thiên hướng nghệ thuật.
Các bạn không nên lầm tưởng rằng cứ học Photoshop, 3D Max... thật giỏi là có thể làm được họa sĩ. Cũng đừng nhầm tưởng họa sĩ chỉ là chỉnh sửa những hình ảnh đã có. Artist trong ngành game càng phải trau dồi thật nhiều các kỹ thuật nghệ thuật truyền thống.
Bởi mỗi sản phẩm của họ phải thực sự là một sản phẩm nghệ thuật. Có như vậy mỗi hình ảnh trong trò chơi mới chất chứa những tinh túy hội họa trong đó. Và thậm chí rằng có nhiều trò chơi được mua và rất ăn khách chỉ vì đồ họa của nó quá đẹp. Nếu đi theo ngành họa sĩ.
Các bạn phải tâm niệm rằng công cụ chỉ là công cụ. Các công cụ trong máy tính thật ra là sản phẩm để giúp mình làm nghệ thuật được nhanh hơn và nó cũng giống như: Cây bút, cái khiên, hộp cọ... giống như các dụng cụ làm đồ họa khác của bạn. Chỉ thế thôi. Như vậy làm nghệ thuật là không chỉ ở những hình ảnh mình thấy mà còn ở chiều sâu tâm hồn của người nghệ sĩ.
Câu nói rất hay mà tôi thích khi nhận xét về sản phẩm đồ họa đó là: " Bạn vẽ con vật này rất đẹp. Nhưng tôi chưa thấy rằng nó là con vật hiền hay ác".
Hồn sản phẩm
Một sai lầm nữa mà tôi muốn đề cập khi làm trong ngành đồ họa game đó là RÁP (ráp tiếng Việt đúng nghĩa). Tức là các sản phẩm hội họa mang tính chắp vá kỹ thuật thuần túy. Nó không trở thành tầm của một sản phẩm nghệ thuật.
Để có thể tạo hình cho một sản phẩm nào đó. Người họa sỹ phải đắm mình trong sản phẩm ấy. Họ sống luôn trong lịch sử, không gian thời gian và cảm nhận hơi thở cuộc sống hay bản sắc lịch sử của khoảng thời gian mà khung hình đó tồn tại. Họ chuyển những sự vật hiện tượng trong đời sống thật, trong hoàn cảnh thật vào trong tác phẩm của mình.
Họ vận dụng các nguyên tắc tạo hình để cho ra những sản phẩm mà khi nhìn vào người khác sẽ cảm nhận được cái hồn của nó. Họa sĩ trong ngành game phải thực sự là một nghệ sĩ.
Kỹ thuật và nghệ thuật
Tất nhiên nghề họa sĩ trong game đòi hỏi bạn sử dụng những phần mềm phức tạp có nhiều khả năng xử lý đồ họa cao cấp thay vì những công cụ kinh điển mà các bạn được học trong các trường đại học một cách truyền thống. Như vậy khi học và làm về hội họa các bạn cũng phải chú ý rằng:
Không chỉ học, làm những kỹ thuật cơ bản của ngành mình như: màu sắc, bố cục, mảng, khối, dựng hình, chuyển động mà còn phải học nhiều hơn nữa về thẩm mỹ, lịch sử, văn hóa cũng như nhiều khía cạnh khác của nghệ thuật.
Trong lĩnh vực game, người đầu tiên làm việc với bản thiết kế chính là họa sĩ. Họ sẽ biến những gì không có thành những gì hiện hữu thông qua ngòi bút của mình. Họ sẽ tạo ra tất cả trước khi những bộ phận khác tham gia vào quá trình sản xuất game.
Concept Art là khái niệm mà bạn sẽ gặp nhiều, thật nhiều trong suốt sự nghiệp làm game của bạn. Một team làm game nhỏ thường có 2-3 họa sĩ để lo nhiều mặt kỹ thuật khác nhau và bổ trợ cho nhau trong các công việc hằng ngày.
(Tham khảo Làm Game)
>> Cận cảnh nghề làm âm nhạc cho game