- Theo Helino | 15/04/2018 07:51 PM
Xuất hiện tại Việt Nam cách đây mới chỉ vài năm, chiến thuật thẻ tướng từ một thể loại rất kén người chơi đã thoát biến để gia nhập hàng ngũ những dòng game được yêu thích nhất. Với tính chất gameplay đòi hỏi sự nghiên cứu sâu, những tựa game như vậy rất phù hợp cho giới game thủ lớn tuổi được thỏa sức tìm tòi, chứng minh đầu óc cầm quân của mình.
Mặc dù được áp dụng khá nhiều phông nền khác nhau như Tam Quốc, kiếm hiệp, manga… nhưng chung quy, chúng vẫn chỉ chia về 2 kiểu đặc trưng nhất: Có hoặc không có MAIN chính. Vậy thì sự khác biệt giữa các sản phẩm này là gì? Nó có ảnh hưởng như thế nào đến cách mà người chơi tiếp cận game?
Hơi hướng của dòng game nhập vai
Từ những ngày đầu khi game online xuất hiện tại Việt Nam, những cái tên như MU Online, VLTK, KT… đã trở thành tượng đài trong mỗi game thủ. Chúng đều là các đại diện “chắc cú” của dòng game nhập vai trực tuyến. Không phải tự nhiên mà lượng người yêu thích những sản phẩm này cho đến nay vẫn đông đảo như thế. Ai ai cũng muốn được trải nghiệm cảm giác hóa thân vào nhân vật, tự mình rèn luyện võ học, tìm kiếm trang bị hiếm và chinh chiến khắp các mặt trận khốc liệt nhất. Đó là cái đặc sắc mà chỉ riêng dòng game này mới có được.
Nắm bắt được thị hiếu của cộng đồng game thủ Việt, các nhà phát triển đã khéo léo lồng ghép thêm yếu tố nhập vai vào BẤT KỲ sản phẩm nào để lôi kéo thêm người chơi. Bạn đọc cứ để ý xem, thời gian gần đây, dù là game gì đi nữa thì cũng phải có phần tăng chỉ số nhân vật, trang bị hay cả kỹ năng nữa. Đến cả siêu phẩm God of War 4 sắp ra mắt cũng không nằm ngoài xu hướng này.
Tác dụng của MAIN chính
Tướng MAIN chính hiểu đơn giản chính là nhân vật mà người chơi hóa thân vào. Vẫn sở hữu các tính năng như nâng cấp đồ, cộng điểm thuộc tính, tăng level skill… gợi nhớ người chơi về dòng game nhập vai ngày xưa. Nó quả thật rất dễ làm quen và đôi khi còn khiến người ta nhầm tưởng tựa game đó chẳng phải chiến thuật mà là nhập vai nữa chứ.
Dù sao, game có MAIN chính lại thường bị chê là thừa thãi. Cũng bởi nhiều nhà phát triển muốn tập trung “hút máu” nhất có thể nên sức mạnh của tướng mà bạn hóa thân sẽ dần dần phai nhạt đi và không thể sánh với dàn tướng phụ ra mắt trong các bản update. Trừ khi đổ rất nhiều tiền (mà không phải ai cũng làm được) thì may ra là tướng MAIN vẫn có ích chứ không thì họ thà rằng bỏ quách nó ra khỏi đội hình còn hơn.
Truyền thống vẫn “ăn điểm” hơn về vấn đề này
Càng ngày, giới game thủ lại càng muốn ngóng trông về quá khứ nhiều hơn. Họ mong chờ các sản phẩm với gameplay cổ điển, truyền thống (không có MAIN chính) thay vì xu hướng như hiện nay. Hiểu đơn giản, bạn sẽ chỉ cần tập trung vào việc lựa chọn ra 5 đến 6 nhân vật giữa hàng trăm tướng trong game. Bỏ qua MAIN chính, người chơi cũng có nhiều cơ hội để dồn công sức cho đội hình mình nhiều hơn nữa.
Chẳng nói đâu xa, Seven Knights, Tam Quốc Liên Kích sắp ra mắt hay nhiều sản phẩm tiếp nối truyền thống khi xưa vẫn được bạn bè quốc tế đánh giá cao hơn hẳn. Thay vì cố nhồi nhét tính nhập vai vào game thì chúng lại tập trung tìm kiếm gameplay mới mang tính đột phá để thỏa mãn những người chơi khó tính nhất.
Một điểm chung nhỏ của các tựa game này là ở giao diện màn hình chính thường sẽ hiển thị hết các tướng trong đội hình của bạn. Ở các tựa game có MAIN chính thì chỉ hiển thị duy nhất tướng chính mà thôi.
Sân chơi nào cho fan chiến thuật thực sự?
Tất nhiên, không ai có thể kết luận rằng game không có MAIN chính hay hơn game có MAIN chính. Thế nhưng, một sản phẩm phát huy cái tinh túy tốt nhất nên là nơi không chịu sự ảnh hưởng của lai tạp. Cứ nhìn cách mà Tam Quốc Liên Kích khai sinh ra lối chơi chiến thuật mới - cơ chế “nối chiêu” độc nhất vô nhị mà game thủ quốc tế ngợi khen không hết lời là biết. Đôi khi, ăn theo truyền thống vẫn “ổn” hơn chạy theo xu hướng nhiều lắm.
Bạn đọc có thể tìm hiểu về Tam Quốc Liên Kích tại ĐÂY.