- Theo Trí Thức Trẻ | 12/12/2020 10:59 PM
Bạn còn nhớ cảm giác đầu tiên khi chơi Final Fantasy không? Bạn liệu có bị choáng ngợp bởi cảnh tượng điện ảnh về cuộc tấn công của AVALANCHE vào Lò phản ứng Mako của Midgar, hay bồi hồi khi đắm chìm vào câu chuyện tình yêu bi thảm của Tidus và Yuna. Bạn có thể dành hàng giờ để khám phá thế giới mở rộng lớn của Final Fantasy XV, và hệ thống nhiệm vụ linh hoạt tưởng chừng vô tận của Final Fantasy V chắc hẳn đã khiến bạn bận rộn trong nhiều tuần.
Với hơn 30 năm lịch sử và gần 100 trò chơi cùng tên, có thể nói Final Fantasy là tựa game "quốc dân" dành cho tất cả mọi người. Không phải ngẫu nhiên FF trở thành một trong những nhượng quyền thương mại trò chơi điện tử lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, một số bí mật lớn nhất của của sê-ri này vẫn bị che giấu. Nhà sản xuất đã giấu kín những điều đó trong các cuộc phỏng vấn, các mối quan hệ truyền thông và cả những câu chuyện hậu trường. Hãy cùng chúng tôi khám phá những câu chuyện ít ai được biết về Final Fantasy nhé.
Những lầm tưởng về tên gọi " Final Fantasy"
Nếu bạn là một game thủ kì cựu, chắc chắn bạn đã từng nghe nói rằng: tên gọi Final Fantasy bắt nguồn từ lí do trò chơi này có thể là sản phẩm cuối cùng được thực hiện bởi Square Enix. Giả thuyết này có vẻ hợp lý, bởi khi Final Fantasy được sản xuất, Square đang đứng trên bờ vực phá sản. Final Fantasy khi đó thật chẳng khác nào bản hùng ca cuối cùng của hãng game lẫy lừng này.
Tuy vậy, điều đó không hoàn toàn chính xác. Vào năm 2015, người tạo ra Final Fantasy, Hironobu Sakaguchi, đã có một buổi nói chuyện về lịch sử của game nhập vai Nhật Bản, và anh ấy đã nắm lấy cơ hội đó để giải thích với những người tò mò. Theo báo cáo của Kotaku, Sakaguchi và nhóm của anh ấy chỉ đơn giản muốn một làm ra một trò chơi với tên gọi có thể được viết tắt là "FF." Cách phát âm tiếng Nhật của FF là "efu efu," nghe đặc biệt dễ chịu đối với người nói tiếng Nhật. Từ đó, Square phải nghĩ ra tiêu đề thực tế, và Fantasy là một lựa chọn tự nhiên, dựa trên chủ đề của trò chơi. Và không cần phải nói gì thêm, cái tên này đã trở thành một huyền thoại bất diệt cho đến tận bây giờ.
Dragon Quest- niềm cảm hứng cho Final Fantasy
Bây giờ, Final Fantasy là một trong những thương hiệu trò chơi điện tử nổi tiếng nhất trên thế giới, nhưng ít ai biết rằng, tựa game này có thể đã không thể xuất hiện. Lý do là trong khi Hironobu Sakaguchi đã muốn thực hiện một trò chơi nhập vai trong nhiều năm, Square gần như không chấp thuận dự án. Đơn giản là họ không nghĩ rằng nó sẽ hiệu quả đối với thị trường game ở thời điểm đó.
Và Dragon Quest đã khiến Enix nhìn nhận lại vấn đề. Được phát hành bởi Enix vào năm 1986, Dragon Quest có cốt truyện sâu sắc, lối chơi hấp dẫn, nét hài hước và nghệ thuật của tác giả Dragon Ball Akira Toriyama để giới thiệu với mọi người về dòng game nhập vai vốn khá bị thờ ơ trước đó. Dragon Quest bán rất chạy, dù không quá thành công tại Hoa Kỳ, nhưng sự đón nhận của người Nhật là đủ nồng nhiệt để Square quyết định cho phép Sakaguchi làm ra tựa game RPG của riêng mình.
Dragon Quest có thể đã bật đèn xanh cho Sakaguchi, nhưng nhà phát triển không muốn tạo ra một bản sao của trò chơi này. Trên thực tế, mục tiêu chính của anh ấy khi thiết kế Final Fantasy là làm cho trò chơi càng khác biệt với Dragon Quest càng tốt. "Đồ họa và bối cảnh của Final Fantasu là một phần của nỗ lực đó," Sakaguchi nói. Hai nhượng quyền thương mại đã tiếp tục cạnh tranh với nhau trong nhiều năm, mặc dù ngày nay, họ giống như anh em ruột thịt hơn là đối thủ cùng huyết thống. Năm 2003, Square và Enix hợp nhất, tạo thành Square Enix và đưa hai dòng game nhập vai lớn nhất Nhật Bản về chung một mái nhà.
Sự liên quan giữa Final Fantasy và các môn thể thao truyền thống
Ngoài các cuộc đua Chocobo và Blitzball, có lẽ bạn sẽ không cảm thấy sự liên kết Final Fantasy với các môn thể thao truyền thống. Tuy nhiên, các nhà phát triển trò chơi đã cài cắm điều đó vào FF một cách đầy tinh tế. Hệ thống chiến đấu của Final Fantasy có vẻ giống như các màn tung xúc xắc để tạo sự khác biệt về các chỉ số sức mạnh, thường được thấy trong các game nhập vai như Dungeons & Dragons. Tuy nhiên, các nhà phát triển của Final Fantasy nói rằng trò chơi có nguồn gốc đơn giản hơn nhiều: bóng đá Mỹ và đua xe Công thức Một.
Sự tương đồng về bóng đá của Final Fantasy là khá rõ ràng. Nhà thiết kế hệ thống chiến đấu Hiroyuki Ito đã không chơi nhiều game nhập vai (trên máy tính hoặc máy tính bảng) trước khi làm việc với Final Fantasy, và ông đã cố gắng tìm ra một mô hình chiến đấu hợp lý nhất. NFL đã cung cấp câu trả lời thoả đáng. Trong cả Final Fantasy và bóng đá, các bên liên tục hoán chuyển giữa tấn công và phòng thủ. Giống như một tiền vệ kiến thiết lối chơi, nhà phát hành hi vọng rằng người chơi Final Fantasy đưa ra quyết định của mình trước khi hành động bắt đầu cũng như suy tính để tạo nên những chiến lược cho từng tình huống. "Ở NFL, các vở kịch đã được lên kế hoạch trước," Ito giải thích. "Mỗi bên có một chiến lược. Đó chính là ý tưởng tạo nên Final Fantasy"