7 - Danh tiếng
Tên tuổi của WCG lại đi kèm với những tranh cãi xung quanh nó. Được coi là một trong những nhân tố thúc đẩy sự phát triển của eSport Trung Quốc, WCG gần như là một giải đấu huyền thoại trong lòng các Fan. Tuy nhiên, với sự phát triển của ngành công nghiệp game, đã đẩy lùi danh tiếng của WCG. Xu hướng chuyển dịch sang các mảng game di động hơn là những game eSports “bomb tấn”, được thống trị bởi các game thủ Trung Quốc hay Hàn Quốc xưa nay. Thêm vào đó, với những động thái mạnh mẽ từ các game được xây dựng và phát triển tại Mỹ sẽ đẩy WCG với nhà tài trợ chính là Samsung vào quên lãng.
WCG liệu có giữ vững được danh tiếng bấy lâu nay của mình?
World Cyber Games năm 2012 được tổ chức tại Côn Sơn, Trung Quốc, và nó được tổ chức hoàn toàn phục vụ cho thị hiếu của nước chủ nhà. DotA 2 đã trở thành game chính, cùng với sự xuất hiện người tiền nhiệm của nó là DotA. Trong Warcraft 3, Undead của Ted đã có một chiến thắng kinh điển, và Sky-Moon đã thể hiện một chương đầy cảm xúc; tất cả điều đó đã mang tới sự “mãn nhãn” tới người xem. Tuy nhiên, tương lai của WCG trong những năm sau vẫn còn khiến người hâm mộ đầy lo lắng.
6 - Ngạc nhiên
G-1 League Season 4 gây bất ngờ khi là giải DotA 2 đầu tiên của Trung Quốc được phát Steam đồng thời bằng tiếng Trung và tiếng Anh. Trên hết, nó là sự khởi động cho tương lai của làng DotA 2 Trung Quốc, thậm chí là của cả châu Á. Giải này đã có nhiều điểm cải thiện, tuy nhiên câu hỏi đặt ra là liệu G-1 League sẽ còn đem tới thêm những điều ngạc nhiên gì đến các Fan hâm mộ trong năm 2013 này.
5 - Đột phá
Gamefy là một tổ chức truyền thông nổi tiếng và lâu đời nhất eSport Trung Quốc. Năm 2012, họ đã đạt được hàng loạt thành tựu lớn nhỏ. Mùa giải G-League 2012 được đánh dấu bằng trận chung kết trong mơ, mặc dù phải chịu sức ép từ màn ra mắt ngoạn mục của ACE League và “giải đấu triệu đô” ở Seattle. Bên cạnh đó, Gamefy cũng đã thành công trước các đối thủ cạnh tranh khi mua lại thành công bản quyền phát sóng giải The International 2 (TI2).
Tuy nhiên, không lâu sau những điểm nhấn đó, Gamefy vướng vào nhiều rắc rối sau khi SnowKiss – bình luận viên của họ từ chức, để lại hàng loạt cáo buộc nhằm vào các đồng nghiệp tại Gamefy. Mặc dù sau đó Gamefy đã làm cho mọi việc tạm lắng xuống nhưng cơn bão dư luận khó có thể biến mất ngay được. Tờ Gamefy’s Daily Report đã cho đăng một bản xem xét tiêu tực về WCG và ngay lập tức đối tác truyền thông WCG Trung Quốc NeoTV đã phản ứng, gây ra một làn sóng tranh cãi gay gắt trong công chúng.
Bầu không khí khá ảm đạm, cho đến khi G-League mùa giải mới bắt đầu vào cuối năm 2012. Với chất lượng sản xuất vượt trội cùng những trận đấu cực kỳ hấp dẫn đã quét đi mọi điều, giúp Gamefy mang đến sự đột phá từ một loạt các sự kiện tiêu cực. Trong năm 2013, SiTV (công ty mẹ của Gamefy) được cải cách và tiếp tục vai trò của họ như là một lực lượng không thể thiếu trong làng eSport Trung Quốc.