Tìm hiểu về cơ chế Random trong DOTA 2

PV  - Theo PLXH / PLXH | 29/11/2013 0:00 AM

Có thật sự Random trong DOTA 2 là may rủi hoàn toàn?

Đã nhiều lần ngậm ngùi khi thấy Faceless Void của đối phương “hack” backtrack, hay bị gấu con của Lone Druid “first hit entangle”? Hãy cùng tìm hiểu thêm về cơ chế random trong DOTA 2 và áp dụng vào game đấu của bạn.

Tìm hiểu về cơ chế Random trong DOTA 2 1

Trong DOTA 2, có 2 cơ chế để random, cơ chế thứ nhất là phân phối ngẫu nhiên thật (true random distribution, hay còn được gọi là RNG), cơ chế thứ hai là phân phối ngẫu nhiên giả (Pseudo-random distribution, PRD).

Đối với cơ chế thứ nhất, cách hoạt động của nó khá dễ hiểu. Ví dụ như bạn có 50% để crit khi tấn công chẳng hạn, thì mỗi hit tấn công, có riêng lẻ cho mình 50% cơ hội critical. Cách hoạt động của hệ thống ở cơ chế này tương tự như việc bạn tung đồng xu, mỗi lần tung luôn luôn có 50% ra mặt xấp/ ngửa, và tỉ lệ này là riêng biệt ở mỗi lần tung. Chính vì sự riêng biệt ở mỗi lần tấn công (như khi tung đồng xu này), mà ở một ngày đẹp trời, bạn hoàn toàn có thể luôn có crit một cách liên tục, nhưng cũng có khi không critical phát nào, bởi vì tỉ lệ critical của bạn ở mỗi cú đánh là hoàn toàn riêng biệt và không ảnh hưởng bởi nhau.

Tìm hiểu về cơ chế Random trong DOTA 2 2
Counter Helix của Axe là skill dựa vào RNG, nên cho ra khả năng xoay “khủng khiếp” này.

Để giảm bớt độ “hên xui” và tăng tính ổn định cho hệ thống random, cơ chế thứ hai thường được áp dụng cho những effect/ skill có tính quyết định. Với pseudo-random distribution (PRD), thay vì có một % cố định cho mỗi cú đánh, số % này sẽ tăng dần dễ tăng khả năng crit của bạn cho những hit đánh sau. Tất nhiên, vì sự tăng dần này, mà % bạn được critical ở ngay hit đầu tiên sẽ thấp hơn con số được ghi 50% nhiều, nhưng ở mỗi hit không crit sau đó, con số này sẽ tăng lên để tăng khả năng đạt critical của bạn, và reset khi cú đánh đạt critical. 

Chính vì sự không “random” hoàn toàn mà cơ chế này được gọi là phân phối ngẫu nhiên giả. PRD sẽ làm giảm thiểu khả năng đạt nhiều critical liên tiếp, hay đánh mãi mà không có critical nào.

Tìm hiểu về cơ chế Random trong DOTA 2 3
Rất may là những cảnh “máu chảy đầu rơi” này sẽ không xảy ra một cách liên tiếp.

Ví dụ ở item Crystalys, với 20% critical và được tính theo cơ chế PRD: Ở hit đầu tiên, bạn có 5.57% critical. Mỗi hit tiếp theo, số % này tăng dần thêm 5.57% và đạt gần 100% ở hit thứ 18 (giả sử 17 hit trước đó không xảy ra critical). Do đó, PRD đã đảm bảo cho critical xảy ra và hạn chế những series all-crit hay không crit.

List những skill sử dụng PRD

Những skill và item liên quan đến critical: 

Tìm hiểu về cơ chế Random trong DOTA 2 4

Những item sử dụng PRD:

Tìm hiểu về cơ chế Random trong DOTA 2 5
Tìm hiểu về cơ chế Random trong DOTA 2 6

Áp dụng vào game

Với những skill/ item có critical, việc đánh creep một vài hit trước khi ra combat sẽ làm tăng khả năng critical của bạn ở combat. Điều này khá quan trọng với những hero phụ thuộc vào critical như Phantom Assassin, Kunkka (với Crystalys/ Daedalus), … Với Phantom Assassin, ngay khi level 6, áp dụng trick này sẽ gây ra một lượng dame khá lớn.

Tìm hiểu về cơ chế Random trong DOTA 2 7
Admiral Bulldog đã quá nổi tiếng với những pha “hack” Entangle của mình với Lone Druid.

Kết

Có thể đối với một số game MOBA khác, hệ thống random được thay thế bằng hệ thống đếm (như bạn sẽ bash đối phương mỗi 4 hit), và loại bỏ hoàn toàn những sự may rủi. Nhưng, chính sự may rủi đó là thứ đem lại cảm xúc và cảm giác hồi hộp cho DOTA 2, khi đặt mạng sống vào những cú bash may rủi trong từng cú đánh hay những cảm giác khi nhận 1 hit critical bất ngờ từ đối phương.