Tại sao bố mẹ lại “Ác cảm” với con cái chơi game đến vậy?

Lâm Nguyễn  - Theo Trí Thức Trẻ | 21/07/2015 11:23 AM

Trong thời điểm hiện tại, bậc làm cha làm mẹ luôn tìm mọi cách để đưa con xa với các tụ điểm quán net càng lâu càng tốt.

Không quá khó hiểu khi những bậc phụ huynh đáng kinh của chúng ta thường xuyên ngăn cản con cái tới quán net. Đơn giản, tâm lí làm cha làm mẹ ai cũng vậy, họ muốn con cái phát triển theo một đường thẳng nhất định, không có lối rẽ vòng vèo nào khác.

Nhiều khi con cái cũng cảm thấy khó chịu về điều này nhưng đều bất lực trước quan niệm, hành động, cách ứng xử. Vậy tại sao cha mẹ lại “Ác cảm” với game đến như vậy.

cuoi-nghieng-nga-khi-be-o-canh-1431068776-wNcJPG.jpg

Do chẳng bao giờ chơi game

Người lớn chẳng bao giờ chơi game nên họ không thể hiểu nổi game hay, cuốn hút tới mức nào. Khi chúng ta phản biện bằng người lớn lỗi thời, phụ huynh lại ôm những kỉ niệm thời xa xưa như: “Bằng chúng mày tao…”, “Ngày xưa củ sắn còn chẳng có mà ăn huống chi game”. Bởi vậy, không quá khó hiểu rằng người lớn không hiểu hết game mang lại những gì, hay ở đâu? Một so sánh điển hình như chúng ta cũng không hiểu thú vui uống trà ngắm cảnh của người lớn có gì hấp dẫn vậy.

Ngày nay, sự thật là rất nhiều người lớn thường chỉ nói rằng: “Xời game có gì bổ ích mà chúng mày lao đầu như tên điên vậy” nhưng khi chơi, họ còn ham mê hơn cả bản thân chúng ta. Đôi khi chúng ta phát hiện ra cha mẹ chơi game nhưng họ cố gắng tìm lí do để cho bớt “quê” mà thôi.

150703105309.jpg

Khi người lớn chơi game, họ còn ham hơn chúng ta.

Do góc nhìn về game không tốt của người trên

Chắc hẳn các bạn còn nhớ tới trò chơi điện tử 4 nút khi xưa không? Thời đó, game đơn giản, chủ yếu nhằm mục đích giải trí, không rèn luyện được mấy kĩ năng con người. Bởi vậy, khi thấy con cái mình quá ham mê những trò vô bổ như vậy, phụ huynh nào chẳng có những suy nghĩ về game như: “Trò vô bổ, tốn thời gian, tốn tiền điện,… cho tới chẳng giải quyết vấn đề gì”. Dần dần, nó như một lối mòn trong suy nghĩ, mặc định “Game là xấu” dù lĩnh vực này phát triển đa dạng trên cả thế giới.

Chỉ khi người lớn chơi game, họ mới hiểu được tại sao!!!

Chỉ khi người lớn chơi game, họ mới hiểu được tại sao!!!

Đáng tiếc, bậc làm cha làm mẹ không hề quan tâm tới sự phát triển ấy bởi họ có quan tâm đâu, họ chỉ muốn kéo con cái tránh xa game càng nhiều càng tốt. Thay thế vào đó là các hoạt động thể dục thể thao lành mạnh hơn, phát triển khả năng con người.

Do môi trường game Việt Nam không tốt dẫn tới quan niệm xã hội không ổn về game

Thành thực mà nói rằng: “Giới game thủ Việt Nam không tốt thật”, từ những lời nói, cử chỉ cho tới cách thức hoạt động để chơi game. Lời nói cử chỉ thì không phải bàn, đa số thường xuyên nói tục, chửi bới đến nỗi cộng đồng gọi với cái tên dễ thương: “Trẻ Trâu”. Cách thức hoạt động để chơi game thì đơn giản thôi, các ông thần chuyên môn bỏ học, bỏ làm để chơi game, thậm chí còn “Cắm Trại” ở quán net. Không vơ đũa cả nắm nhưng đa số là vậy.

http://baodaklak.vn/dataimages/201406/original/images962900_SAM_5025.jpg

Không có lửa sao có khói.

Bởi vậy, xã hội có quan niệm xa lánh những người chơi game, đặc biệt là phụ huynh. Chúng tôi nhớ rằng khi xưa game chưa phát triển, hễ ai trong lớp cấp 2, cấp 3 chơi game đều bị phụ huynh bạn bè “cấm chơi cùng”. Lớn lên, mọi thứ cũng khác, game phát triển hơn nhưng suy nghĩ lối mòn trong người phụ huynh chẳng bao giờ thay đổi.

Do mong muốn con cái phát triển theo đúng hướng nhất

Theo như xã hội Việt Nam, học là con đường ngắn nhất để thành đạt, mọi con đường khác đều là đường vòng, lỗi rẽ khác nhau. Khi con cái chơi game, con đường ấy sẽ dài hơn khá nhiều bởi họ phải tốn thời gian, tốn tâm trí, hao tổn sức khỏe, mệt mỏi, ảnh hưởng tới công việc học hành.

http://petrotimes.vn/stores/news_dataimages/vuongthanhtam/052013/14/18/Ph_ng_s____K__s__064fd2436b9f35649b0bec2c0202ad11.jpg

Học sướng lắm con ạ!!!

Tuy nhiên, đó chỉ dừng ở mức độ nhẹ mà thôi. Nhiều khi con cái còn bỏ những buổi học trên lớp và lao đầu vào game dẫn tới đình chỉ học, cảnh cáo học vụ. Ở Việt Nam, những anh chàng Bách Khoa Hà Nội hứng chịu nhiều hậu quả nhất, bằng chứng là hàng ngàn vụ đuổi học mỗi năm. Phải công nhận rằng game ở Việt Nam hút quá nhiều thời gian của thời học sinh, sinh viên.

Lời kết

Chúng ta không thể trách được cha mẹ được bởi đến tuổi làm cha làm mẹ bạn mới biết trăm ngàn nỗi lo toan, khổ cực. Ai mà chẳng thương con thương cái, mong muốn họ trưởng thành để làm gia đình nở mày nở mặt. Bởi gamer ở Việt Nam chơi game lung tung, bậy bạ, không biết điểm dừng nên tâm lí xạ hội mới trở nên như vậy. Không có lửa làm sao có khói phải không các bạn!!!

11204968_1314393815275742_8107449949801045368_n.jpg

Bố mẹ cũng chỉ mong muốn tốt cho con cái mà thôi.

Việc cấm chơi game từ cha từ mẹ rất khó để thực hiện vì càng cấm, khao khát càng bùng cháy, game thủ tìm kiếm mọi cách để ra quán net. Điều chúng tôi muốn khuyên các game thủ rằng: “Hãy chơi game có mức độ, nghĩ cho cha mẹ một chút, chơi với mục đích giải trí chủ yếu”. Khi game thủ cảm thấy mình đã đi quá xa so với tầm với, hãy dừng chân lại một chút nhé bởi nếu bạn mắc sai lầm, gia đình luôn tha thứ cho bạn mà thôi.