Phạt chơi xấu trong DOTA 2 bước đầu hiệu quả

PV  - Theo TTVN / Trí Thức Trẻ | 30/05/2013 0:00 AM

Các game thủ DOTA 2 cố tình troll sẽ phải nhận những hình phạt nghiêm khắc.

Một điều rõ ràng, là DOTA 2 được Valve phát triển với mục tiêu mang lại niềm vui chơi game thực sự cho  càng nhiều game thủ càng tốt. Vì thế, họ đã xây dựng một cơ chế trừng phạt những hành vi xấu và khuyến khích những game thủ tích cực qua hệ thống report và commend. 

Phạt chơi xấu trong DOTA 2 bước đầu hiệu quả 1
Việc flame lẫn nhau trong game gây ra rất nhiều tác hại.

Qua trang web chính thức của DOTA 2, đội phát triển trò chơi này cho biết, họ đã thu thập các số liệu về cộng đồng DOTA 2, vốn bao gồm những người đã từng chơi DotA và người chơi mới, và yếu tố đầu tiên được chú ý là việc quit game giữa chừng. Kết quả cho thấy, việc thắng hay thua không phải là nguyên do chính khiến người chơi quit khỏi trận đấu, mà chính việc sử dụng ngôn ngữ tiêu cực mới khiến điều này xảy ra. 

Thời gian gần đây, việc đưa vào hệ thống khóa khả năng giao tiếp (Communication ban) của người chơi khi bị report đã gây ra nhiều tranh cãi trong cộng đồng và đội ngũ phát triển đã quyết định hé lộ quá trình xây dựng và hiệu quả của chức năng này.

Phạt chơi xấu trong DOTA 2 bước đầu hiệu quả 2

Nếu bạn bị những người chơi khác report về việc lợi dụng chức năng chat bằng giọng nói và text của DOTA 2 để xúc phạm hay quấy rối người khác, bạn có thể sẽ bị khóa khả năng giao tiếp trong các trận đấu trong hệ thống Match-Making. Khi bị khóa khả năng giao tiếp, bạn vẫn có thể tiếp tục chơi game, nhưng sẽ không thể nói chuyện tự do với những người chơi khác mà chỉ có thể sử dụng chức năng chat wheel để có thể phối hợp với đồng đội. 

Phạt chơi xấu trong DOTA 2 bước đầu hiệu quả 3
Chức năng Chat wheel khá tiện lợi của DOTA 2.

Có hai điểm đáng chú ý trong cơ chế report của hệ thống communication ban:

- Quyết định khóa khả năng giao tiếp một người chơi được đưa dựa trên biểu hiện của người đó theo thời gian. Có nghĩa là cho dù nhiều người chơi cùng report một người chơi khác trong cùng một trận đấu cũng không có tác dụng hơn chỉ một người chơi report.

- Nếu bạn đang bị khóa chức năng chat, những report của người chơi khác sẽ không có tác dụng, và không khiến thời gian bạn bị ban kéo dài hơn. 

Tất nhiên, đây chưa hẳn là một hệ thống hoàn thiện bởi nó được vận hành dựa trên sự tự giác của từng người chơi, việc report do cay cú khi bị “hành” hay do những yếu tố khác ảnh hưởng là khó tránh khỏi. Tuy nhiên sau một thời gian áp dụng, hệ thống Communication ban đã mang lại những kết quả khả quan:

- Kể từ hệ thống này được sử dụng, tỷ lệ “flame war” giữa các người chơi đã giảm đi 35%.

- Chỉ có dưới 1% số người chơi đang DOTA 2 hiện nay bị khóa chức năng chat.

- 60% lượng người chơi bị ban đã sửa đổi hành vi của mình và không bị ban nữa.

- Số lượng report đã giảm tới 30% (đã tính đến yếu tố số report tối đa của mỗi người chơi trong một tuần giảm từ 4 xuống 2).

Phạt chơi xấu trong DOTA 2 bước đầu hiệu quả 4
(Nguồn: nerftnow.com).

Như vậy, rõ ràng là hệ thống này đang hoạt động khá tốt và giúp ích khá nhiều trong việc làm cộng đồng DOTA 2 lành mạnh hơn. Rất khó để làm vừa lòng tất cả mọi người nhưng đội ngũ phát triển vẫn đang cố gắng nghiên cứu những trường hợp report sai để có tiếp tục hoàn thiện hệ thống này. Về phần người chơi, các bạn hãy cố gắng tỏ ra thân thiện và sử dụng chức năng report khi cần thiết để làm giảm bớt những hành vi xấu của những người chơi khác