Phân tích cách "hút máu" của LMHT và DOTA 2

PV  - Theo PLXH / PLXH | 13/12/2013 0:00 AM

Liên Minh Huyền Thoại
01/08/2012 NCB: Riot Games NPH:

Cùng tìm hiểu về cách "hút máu" game thủ vô cùng khéo léo của DOTA 2 và LMHT.

"Hút máu" là một cụm từ vô cùng quen thuộc với giới game thủ Việt Nam, dùng để chỉ những cách thức "rút" tiền của các nhà phát hành game từ túi tiền của các game thủ. Có muôn vàn cách để các nhà phát hành "moi tiền" từ túi của game thủ, nhưng những cách kiếm tiền khôn ngoan nhất là khiến game thủ "tự nguyện" nạp tiền mà không hề kêu ca rằng mình bị nhà phát hành "hút máu".

Hãy cùng tìm hiểu kĩ hơn về cách kiếm tiền của hai tựa game nổi tiếng LMHT (League of Legends) và DOTA 2 thông qua những phân tích dưới đây.

1, Cách mà League of Legends "hút tiền" từ game thủ:

Nhắc đến League of Legends hiện nay, chắc chắn game thủ nào sẽ nhận xét rằng đây là một tựa game MOBA có chất lượng tốt và hoàn toàn không có chuyện gamer bị NPH "hút máu" như ở các Game Online khác bởi khi chơi game, người chơi chỉ có thể nạp tiền để mua tướng, mua trang phục cho tướng của mình chứ không thể dùng tiền để buff cho tướng của mình mạnh hơn người khác.

Phân tích cách "hút máu" của LMHT và DOTA 2 1

Thoạt nhìn thì tưởng rằng thực sự không hề có chuyện "hút máu" trong LoL bởi việc nạp thẻ mua trang phục cho tướng mang tính hoàn toàn tự nguyện và liệu có ai chịu bỏ tiền ra mua một bộ trang phục chỉ để ... cho đẹp. Suy nghĩ này khiến cho không ít người ngồi phán một cách chắc nịch rằng, game này chắc chắn lỗ bởi lượng người chơi chịu bỏ tiền mua trang phục chỉ để cho đẹp như vậy tại Việt Nam chắc chắn sẽ rất ít ỏi.

Thực sự, nếu chỉ dựa vào tiền từ việc bán trang phục thì NPH sẽ khó thu được nhiều lợi nhuận từ tựa game này, việc "hút tiền" của Garena đến từ một nguồn khác mà ít người để ý, đó chính là ở việc mua tướng và mua bảng ngọc bổ trợ. Mới nghe đến đây, rất nhiều người chơi sẽ thắc mắc rằng tướng và bảng ngọc phụ trợ đều có thể mua bằng tiền trong game, chưa kể đến bảng ngọc phụ trợ được giới hạn chỉ có thể mua bằng tiền trong game, như vậy sao NPH có thể kiếm tiền được từ nguồn này
.
Phân tích cách "hút máu" của LMHT và DOTA 2 2

Nhưng thực sự, nếu phân tích kĩ ra thì nguồn kiếm từ việc bán tướng của Garena là không hề nhỏ một chút nào. Trung bình, một trận đấu LoL, người chơi có thể kiếm được khoảng 100 IP, trong khi đó tiền mua được một tướng thì lại khá đắt, dao động trong khoảng từ 450 đến 6300 IP, tùy từng tướng. Như vậy, người chơi muốn sở hữu cho mình một lượng tướng kha khá để sử dụng trong các cuộc chiến xếp hạng sẽ phải cày rất "trâu" để kiếm đủ IP mua tướng.

Thế nhưng, lượng IP này của Game thủ lại còn phải sử dụng để mua ngọc bổ trợ trong game với lượng tiền trung bình cho một bảng ngọc khoảng 14145 IP (gồm 27 viên ngọc nhỏ giá khoảng 410 mỗi viên và 3 viên ngọc to giá khoảng 1025 IP một viên), lượng này tương đương với số IP mà một game thủ kiếm được trong hơn 141 trận. Mà mỗi game thủ muốn tung hoành một cách thoải mái trong game thì thường phải sở hữu ít nhất 2 bảng ngọc khiến cho việc mua ngọc bổ trợ trở nên vô cùng ngốn IP.

Phân tích cách "hút máu" của LMHT và DOTA 2 3

Rất nhiều game thủ do muốn đầu tư bảng ngọc bổ trợ "hoành tráng" cho bằng anh bằng em đã không thể có đủ IP để mua tướng. Sở hữu ít tướng sẽ là một sự bất lợi không nhỏ bởi người chơi sẽ bị hạn chế rất nhiều khi tham gia các trận đấu Ban-Pick, nơi mà họ chỉ có thể pick những tướng mà mình đã sở hữu trong game. Tất nhiên, những sự bất lợi này sẽ có thể được khăc phục bằng cách ... nạp thẻ và mua tướng.

Phân tích cách "hút máu" của LMHT và DOTA 2 4

Để khuyến khích game thủ nạp thẻ và loại bỏ sự bất lợi nêu trên, NPH Garena đã vô cùng khéo léo tổ chức các sự kiện khuyến mãi nạp thẻ kèm các gói combo tướng đi kèm trang phục khiến giới game thủ LoL rất "hồ hởi" nạp thẻ để mua ... tướng, thứ mà từ đầu ai cũng nghĩ là chỉ cần dùng tiền trong game (IP) để mua là đủ. Rất nhiều game thủ do quá thiếu thốn IP để mua tướng đã phải bỏ ý định "cày chay không nạp thẻ" lúc đầu của mình và tự nguyện cống hiến tiền bạc cho NPH từ lúc nào không hay.

2, Vậy còn với DOTA 2 thì sao:

DOTA 2 hoàn toàn khác với LoL khi tựa game này giữ nguyên bản từ DotA của IceFrog khi cho game thủ có thể thoải mái lựa chọn tướng trong quá trình chơi và chỉ kiếm tiền từ việc bán các gói trang phục của tướng cho game thủ. Chưa kể đến việc các trang phục này có thể được sưu tầm thông qua quá trình chơi game và "cá cược" các trận đấu trong game khiến một game thủ bình thường không cần nạp thẻ cũng có thể sở hữu trang phục đẹp lung linh cho tướng yêu thích của mình.

Phân tích cách "hút máu" của LMHT và DOTA 2 5

Như vậy, Valve làm sao có thể "moi tiền" từ túi của các game thủ khi mà tướng thì người chơi được miễn phí còn trang phục cũng có thể kiếm được khi chơi game mà không cần nạp tiền mua như trong LoL? Thực sự, Valve lại có cách khác để hướng game thủ "tự nguyện" nạp tiền vào game. Khi phân tích kĩ hơn về hệ thống nhận đồ khi chơi game của DOTA 2, chúng ta thấy rằng việc nhận được đồ trong game là ngẫu nhiên cho 10 người tham gia và tỉ lệ "rơi đồ" cũng rất nhỏ, thường một trò chơi sẽ chỉ có khoảng 2-3 người chơi được nhận đồ.

Phân tích cách "hút máu" của LMHT và DOTA 2 6

Tỉ lệ rơi đồ nhỏ cùng với việc đây chỉ là những món đồ nhỏ lẻ như sừng, mũ, găng tay, giáp vai của một trong hơn 100 tướng của DOTA 2, điều này khiến cho game thủ khó có thể sưu tập được đủ một set đồ đầy đủ cho tướng yêu thích của mình. Nhiều game thủ do quá mong muốn sở hữu set đồ đẹp nên phải chấp nhận dùng tiền túi để mua gói trang phục đầy đủ. Chưa dừng lại ở đó, Valve còn tạo ra một hệ thống cho phép người chơi tự tạo ra các món đồ đẹp của riêng mình, bán chúng cho người chơi khác và chỉ cần chi một khoản phí môi giới "nho nhỏ" cho Valve. Tất nhiên nguồn thu từ đây chắc chắn cũng không hề nhỏ một chút nào.

3, Tạm kết:

Xét cho cùng, chúng ta không thể trách các nhà phát hành game bởi chắc chắn không ai muốn phát hành một trò chơi mà không thu được một đồng lãi nào từ trò chơi đó. Mục đích của bài viết phân tích trên đây chỉ nhằm giải thích cho game thủ hiểu rõ hơn về cách "kiếm tiền" của hai tựa game đang bị lầm tưởng là "không thể kiếm tiền" như LoL hay DOTA 2 bởi thực sự các NPH của hai tựa game này vẫn đang kiếm tiền nhưng cách thức "moi tiền" từ túi game thủ của họ không hề lộ liễu như của các Game Online khác ở Việt Nam hiện nay mà thôi.