Những vị tướng đảm nhiệm được nhiều vị trí nhất trong DOTA 2 (phần 1)

zhimzhim  - Theo Trí Thức Trẻ | 08/01/2016 12:43 PM

Sự đa dạng cũng như sáng tạo là những gì mà IceFrog luôn hướng tới khi tạo ra hệ thống tướng trong DOTA 2.

Dù mỗi vị tướng đều sở hữu sức mạnh và vai trò riêng biệt, nhưng vẫn có khá nhiều những trường hợp, các hero được sử dụng đa chức năng, linh hoạt ở những vị trí khác nhau.

Một đội hình truyền thống của DOTA 2 thường được chia ra 4 vị trí: offlane, hard carry, solo mid và support. Và trong hơn 100 vị tướng của tựa game này, có khá nhiều cái tên có thể được sử dụng ở ¾ vị trí cơ bản vừa nêu

1. Leshrac

Có thể nói 6.84 là thời đại hoàng kim của Leshrac, khi mà hero này tung hoành và bá đạo mỗi khi được xuất hiện. Ở thời điểm đó, Leshrac gần như bị các đội auto ban khỏi đấu trường chuyên nghiệp, khi không ai muốn đối thủ có được hero này trong đội hình.

Bên cạnh sức mạnh không phải bàn cãi, Leshrac còn cực kỳ đa năng khi có thể được sử dụng ở khá nhiều vị trí. Leshrac thông dụng và thường được sử dụng nhiều nhát ở vị trí solo mid, khi mà Lightning Storm ở phiên bản 6.84 giúp Leshrac không hề lép về trước bất kỳ đối thủ nào trong những kèo solo 1-1 ở mid.

Thêm vào đó, core item của hero này vốn là Bloodstone – cũng là item hot bậc nhất ở thời điểm đó. Ngay cả ở giai đoạn late game, sức mạnh của Leshrac vẫn cực kỳ khủng khiếp, không thua kém bất kỳ hard carry nào.

Vì lý do đó, Leshrac cũng được khá nhiều đội, đặc biệt là Na`vi sử dụng ở vị trí hard carry lane 3. Tuy không có được lượng level dồi dào như ở mid, nhưng tốc độ farm và độ an toàn của Leshrac lại được đảm bảo với vai trò này. Và từ giai đoạn late game, sự bá đạo của Leshrac vẫn không có gì thay đổi.

Cùng với đó, Leshrac cũng thích ứng khá tốt với vị trí support. Vị tướng này có thể gây ra đủ loại hiệu ứng stun, slow đồng thời gây được lượng damage lớn ngay từ giai đoạn đầu game. Có thể nói, đây là vị tướng đa năng bậc nhất trong DOTA 2.

2. Lina

Tương tự như Leshrac, Lina cũng nổi lên từ phiên bản 6.84 như một trong những sự lựa chọn hàng đầu cho vị trí solo mid. Với Bloodstone , gậy lốc cùng Aghanim’s Scepter, sức mạnh của Lina cũng không thua kém người đồng nghiệp kể trên là bao. Tuy nhiên, may mắn hơn Leshrac, Lina không bị nerf quá nhiều ở phiên bản 6,85 và 6.86, đồng thời tiếp tục là một trong những lựa chọn tối ưu của hầu hết các đội.

Ở phiên bản 6.84, khá nhiều đội cũng thường sử dụng Lina ở vị trí carry lane 3, dù khá hiếm. Illidan, Silent thậm chí là ngay cả Burning cũng thường xuyên được team của mình pick cho Lina farm safe lane. Tuy nhiên, có lẽ Lina support vẫn được đánh giá cao và lựa chọn nhiều hơn ở vị trí carry, khi mà dù ở bất kỳ vai trò nào thì bộ skill nuke damage của hero này vẫn tương đối khủng.

3. Batrider

Batrider vốn nổi tiếng với vị trí offlane, nơi mà những xiao8, Universe hay iceiceice đã góp phần đưa tên tuổi vị tướng này lên tầm cao mới trong những giai đoạn trước. Đã từng có cái thời mà Batrider luôn là hot ban tại mọi trận đấu. Tuy nhiên, sau những đợt giảm sức mạnh tương đối đáng kể từ Valve, hero này đã giảm nhiệt khá nhiều, nhưng đôi lúc vẫn được các đội tuyển sử dụng như một con bài tủ cho các loại chiến thuật đặc biệt.

Trong giai đoạn gần đây, Batrider lại thường xuyên được s4 cũng như Alliance sử dụng ở vị trí solo mid. Với khả năng tưới dầu, Batrider rất khỏe trong những kèo solo 1-1 ở thời điểm đầu game, nên hero này cũng không quá ngại ngần khi phải di chuyển ra mid. Thêm vào đó, ở vị trí solo mid, tốc độ lên Blink Dagger của hero này cũng nhanh hơn nhiều so với khi phải chơi như một offlaner.

Một lựa chọn khác của Batrider thường được rất nhiều team, đặc biệt là người Tàu chọn lựa đó là sử dụng như một semi support farm rừng ngay từ đầu game. Fy, ChuaN béo là những game thủ hay sử dụng con bài này một cách khá hiệu quả. Mặc dù gánh nặng sẽ đổ dồn lên vị trí support còn lại, nhưng kể từ khi có được Blink Dagger, Batrider sẽ không khác gì một core hero trong chiến thuật 4 core thường thấy của các đội.

4. Earthshaker

Chưa bao giờ là lựa chọn lỗi thời trong DOTA 2, chú bò đất Earthshaker luôn thể hiện được vai trò của mình với bộ kỹ năng hữu dụng. Phổ biến nhất ở vị trí support, khi không cần quá nhiều item thì sự hiệu quả của Earthshaker vẫn được thể hiện rõ. Thế nhưng, cũng có khá nhiều biến thể Earthshaker khác.

Tại các trận đấu chuyên nghiệp gần đây, Earthshaker nổi lên như một trong những lựa chọn sáng giá cho vị trí offlane. Có thể hỗ trợ đồng đội gank, combat ngay từ giai đoạn đầu game, dù không cần quá nhiều level và item, ES là một vị tướng cực kỳ cơ động – yếu tố hàng đầu của offlane trong những phiên bản gần đây. Chắc hẳn vẫn chưa ai có thể quên pha Echo Slam trị giá 6 triệu đô được Universe thực hiện với ES ở vị trí offlane tại kỳ TI5 vừa rồi.

Bên cạnh đó, đặc biệt là tại các trận đấu pub, Earthshaker có khả năng được chơi như một core hero sốc sát thương bậc nhất, với lối build item Phase Boots, Shadow Blade và Daedalus, kết hợp cùng lượng damage bonus thêm khi sử dụng Enchant Toten, những phát gõ của ES có thể lên tới con số gần 1000 damage. Tuy nhiên, hướng đi này không phổ biến, thông dụng cũng như hiệu quả như khi Earthshaker được sử dụng ở vị trí support hoặc offlane.