Những vị tướng có thể đảm nhiệm nhiều vị trí trong DOTA 2 (phần 3)

zhimzhim  - Theo Trí Thức Trẻ | 11/01/2016 04:00 PM

Sự đa dạng cũng như sáng tạo là những gì mà IceFrog luôn hướng tới khi tạo ra hệ thống tướng trong DOTA 2.

1. Zeus

Ở phiên bản DOTA 2 6.84, khi mà Bloodstone còn giữ được sức mạnh, Zeus trở thành một trong những lựa chọn tối ưu ở vị trí solo mid, nhờ bộ skill nuke damage tương đối bá đạo của mình. Nguyên một combo với Lightning Bolt, Arc Lightning cùng Thundergod’s Wraith hoàn toàn có thể tiễn đưa bất kỳ một đối thủ mỏng manh nào lên bảng đếm số.

Chưa kể, ở giai đoạn late game, kỹ năng Static Field gây ảnh hưởng theo phần trăm máu cũng giúp Zeus vẫn ổn định được lượng sát thương của mình.

Thường được sử dụng ở vị trí solo mid, nhưng không ít lần các đội tuyển, đặc biệt là khu vực Trung Quốc vẫn thường sử dụng hero này ở vị trí offlane hoặc support. Mặc dù không có kỹ năng chạy trốn, cũng như sở hữu lượng máu và tốc độ di chuyển tương đối khiêm tốn, thế nhưng với Arc Lightning, Zeus có khả năng last hit creep tư khoảng cách tương đối an toàn.

Cùng với đó, Lightning Bolt còn cung cấp lượng true sight tương đối rộng, giúp phát hiện các kẻ địch đang tàng hình hoặc sử dụng để phá ward. Thundergod’s Wraith ngoài tác dụng gây damage toàn bản đồ còn có thể được sử dụng để dò vị trí kẻ địch, cũng như nhận biết khi chúng smoke.

Ở hai vị trí này, tuy không thật sự hiệu quả nhưng lượng damage trong một combo của Zeus cũng vẫn rất thấm. Mặc dù không có nhiều item và level, thế nhưng tác dụng và ảnh hưởng, đặc biệt về tầm nhìn mà hero này mang lại vẫn là rất lớn.

2. Windranger

Trong giai đoạn gần đây, Windranger đang cực kỳ nổi bật ở vị trí solo mid, một phần nhờ vào w33 của Team Secret. Dưới bàn tay nghệ sĩ của anh, Windranger trở nên cực kỳ hoa mỹ và hung hãn, với những tình huống Shackleshot không thể chuẩn xác hơn. Tuy nhiên, mặc dù vẫn khá mạnh và bá đạo ở mid, thế nhưng Windranger vẫn là một trong những vị tướng khá đa năng, nhờ bộ skill cực kỳ cơ động của mình.

Không ít đội đã từng thử nghiệm hero này ở vị trí offlane, khi với skill tăng tốc của mình, Windranger rất khó để bị tiêu diệt nếu gặp phải những đối thủ thuần sát thương vật lý.

Chỉ số khởi điểm cũng như animation của WR là tương đối ổn, và hero này hoàn toàn có khả năng combat cũng như hỗ trợ đồng đội sớm mà không cần sở hữu quá nhiều item. Ở vị trí offlane, tốc độ farm bù của WR cũng không phải tồi nếu được tạo khoảng trống.

Fy của Vici Gaming cũng đã từng rất thành công khi đưa hero này về support. Chỉ cần chọn vị trí khéo léo, Windranger hoàn toàn có thể stun từ 1-2 hero địch với những pha Shackleshot nghệ thuật, và thế là quá đủ cho một combat thành công.

Pugna

Vẫn là phát kiến đến từ người Tàu ở phiên bản 6.85, khi mà Pugna tỏ ra là một vị tướng khá đa năng dù ít khi được sử dụng. Tuy nhiên, những trận tại các giải đấu khu vực Trung Quốc thì hero này lại rất hay được pick, và cũng cực kỳ hiệu quả khi có win rate tương đối ổn.

Người Trung Quốc thường xuyên sử dụng Pugna ở vị trí support hoặc offlane, chủ yếu là để hỗ trợ push trụ. Maybe cũng đã đôi lần xách Pugna ra mid, tuy vẫn mạnh nhưng không thật sự hữu dụng lắm. Pugna đi mid có xu hướng farm khá nhiều, đồng thời sẵn sàng là một bình máu di động cho đồng đội khi có Aghanim’s Scepter.

Tuy nhiên, với phong cách đó thì để Pugna chơi như một offlane hoặc semi support cũng hoàn toàn hợp lý. RotK và Lanm là những người ưa chuộng sử dụng hero này nhất. Mặc dù không có kỹ năng chạy trốn, cũng như giữ chân đối thủ thật sự hiệu quả, nhưng bù lại, chiến thuật xoay quanh Pugna thường có xu hướng push mạnh, rất phù hợp với Nether Blast của vị tướng này.

Thêm vào đó, Nether Ward cũng là một kỹ năng cực kỳ khó chiu mà IceFrog dành cho Pugna. Cứ mỗi lần sử dụng skill, hero địch sẽ bị mất đi một lượng máu tương ứng. Đây là một counter cứng với những vị tướng như Bristleback hay các tướng pháp sư. Chưa kể, tầm ảnh hưởng của kỹ năng này khá rộng, và khiến đối thủ không thể sử dụng Blink Dagger.

Mirana

Thời xa xưa, Mirana thành danh trong tay khá nhiều game thủ với tài bắn tên nghệ thuật. Singsing là một trông số ít game thủ nổi tiếng nhất với vị tướng này, khi những phát Arrow của anh đầy tính nghệ thuật, đẹp mắt mà vẫn giữ được sự hiệu quả. Đây cũng từng là con bài tủ của Cloud9 trong một khoảng thời gian trước khi nó bị nerf sức mạnh thê thảm.

Người Trung Quốc cũng rất chuộng sử dụng vị tướng này với vai trò hard carry farm lane 3. Những tình huống Arrow cũng được tiết chế tối đa, khi họ thường hướng tới sự hiệu quả và cố gắng tận dụng nhất có thể tốc độ bắn vốn nhanh sẵn có của hero này.

Nhưng theo thời gian, Mirana dần dần thất thế ở cả vị trí solo mid lẫn hard carry, để rồi support trở thành điểm dừng chân tiếp theo đầy hợp lý. Combo Mirana + Bane đã từng hoành hành một khoảng thời gian không ngắn, đặc biệt là tại châu Âu, nơi mà các đội tuyển có xu hướng đẩy tốc độ trận đấu lên cao.