Những ưu điểm của hệ thống đấu xếp hạng DOTA 2

PV  - Theo PLXH / PLXH | 29/12/2013 0:00 AM

Hệ thống Ranked Match Making là một điểm sáng khác của DOTA 2 trong bản patch cuối năm, và nó có thể ảnh hưởng nhiều tới DOTA 2 hơn chúng ta tưởng.

Trước ngày 6/12, các bạn không có cách nào để xem trực tiếp xếp hạng của mình thông qua client của DOTA 2 mặc dù mỗi người đều có một chỉ số Match Making Rating riêng. Muốn biết rõ hơn về chỉ số MMR này và trình độ của mình, các bạn sẽ cần tới những trang web của bên thứ 3 như Dotabuff hay Mydotaskill. 

Cùng với Wraith Night và Legion Commander, hệ thống Ranked Match Making là một điểm sáng khác của DOTA 2 trong bản patch cuối năm, và nó có thể ảnh hưởng nhiều tới DOTA 2 hơn chúng ta tưởng.

Phân loại người chơi

Những ưu điểm của hệ thống đấu xếp hạng DOTA 2  1

Với RMM, sau khi trải qua 10 games trong giai đoạn điều chỉnh, giờ đây người chơi có thể biết rõ trình độ của mình, đồng thời nó cũng sẽ khiến cho chế độ chơi thông thường ít được quan tâm hơn. Đây là một ưu điểm của hệ thống RMM, cả với những người chơi try hard, hay những ai chỉ muốn làm một vài trận for fun mỗi tuần mà không quan tâm tới thứ hạng của mình. 

Bởi hệ thống này sẽ tách riêng hai dạng người chơi này: nếu chỉ chơi for fun, bạn sẽ chọn chơi ở chế độ Normal Match Making, trong khi các thành phần try hard đương nhiên sẽ chỉ tập trung vào Ranked Match Making. Như vậy ai cũng được lợi khi hệ thống RMM ra đời.

Hạn chế các account ảo

Một điểm tích cực khác là việc hạn chế được tình trạng người chơi tạo các account ảo (do bị ban, hay muốn chơi với một người chơi mới,...) bởi nếu muốn chơi các trận đấu xếp hạng, một account phải trải qua khoảng 150 game. Và bởi hầu hết mọi người đều coi trọng chỉ số MMR của mình, họ sẽ giữ gìn account đó một cách rất cẩn thận, đương nhiên những hành vi xấu như troll hay abandon sẽ rất hiếm khi xảy ra.

Gà mắt đầy đủ trong mọi trận đấu

Những ưu điểm của hệ thống đấu xếp hạng DOTA 2  2

Đây là một trong những lợi ích “đáng yêu” nhất của hệ thống MMR mới. Trước đây, ngay cả những người chơi ở trình độ cao cũng không ít lần gặp phải trường hợp cả team không ai chịu ai và pick carry một cách vô tội vạ. Tuy nhiên trong một trận đấu xếp hạng, việc thắng thua sẽ trở nên rất quan trọng, và không sớm thì muộn, cũng sẽ có người chịu xuống nước và chơi support, mua gà, cắm mắt bởi đơn giản là họ muốn thắng trận đấu. Nhờ vậy, cả đội và người chơi đó đều sẽ được hưởng lợi, và tất cả đều sẽ có một trận đấu hay.

Hạn chế căng thẳng giữa người chơi

Những ưu điểm của hệ thống đấu xếp hạng DOTA 2  3

Một điểm đáng lo ngại của hệ thống xếp hạng của các game khác là tình trạng flame và việc phân biệt đối xử dựa trên chỉ số xếp hạng của người chơi. Nếu đã từng chơi Heroes of Newerth, chắc hẳn bạn không lạ gì với việc người chơi ở vị trí màu xanh và hồng chỉ huy cả đội vì anh ta có chỉ số Rating cao nhất, trong khi màu cam và nâu bị coi là bọn noob. Lí do là vì vị trí của các player trong một trận đấu được xếp theo chỉ số MMR của mỗi người. 

Thật may là đội ngũ phát triển DOTA 2 đã rất cẩn trọng với vấn đề này và không sử dụng hệ thống tương tự. Với việc chọn màu cho mỗi player một cách ngẫu nhiên, và không ai ngoài bạn và bạn bè có thể xem được chỉ số MMR của mình, tình trạng này sẽ được hạn chế hơn (mặc dầu việc flame lẫn nhau đôi lúc vẫn xuất hiện nhưng hệ thống report vẫn còn đó nếu bạn gặp phải trường hợp này). Điều này có thể giúp tạo sự đoàn kết hơn trong đội, và trận đấu sẽ trở nên thú vị hơn.