Những "thành phần" phiền phức mà bạn mong sẽ tránh khỏi trong DOTA 2

zhimzhim  - Theo Trí Thức Trẻ | 23/03/2016 12:56 PM

Không chỉ riêng gì DOTA 2, mỗi khi chơi những tựa game mang tính đồng đội cao, thì những thành phần sau đây luôn được nhắc đến với sự e ngại vì những hậu quả khó lường mà họ có thể mang đến cho người chơi.

1. Thánh “auto-pick”

Không cần biết đồng đội mình sẽ chơi như thế nào, ở những vị trí gì, chỉ cần vào game là mặc định sẽ chọn một hero, bất chấp việc “out-meta” hay liệu rằng đồng đội sẽ cần đến sự hỗ trợ của mình.

Biết rằng đôi lúc đó có thể là hero yêu thích, hay là “con át chủ bài” của cá nhân mỗi người, nhưng điều này phần nào cũng giảm đồng đội trong game, một trong những yếu tố then chốt dẫn đến thành bại của một trận đấu.

2. Mid or Feed

Cũng không khác những auto-picker bao nhiêu, nhưng những game thủ này thường chỉ đặc biệt ưu ái một vị trí: Đi mid, kèm với khẩu hiệu: “Mid or feed”.

Thường thì chỉ có 2 khả năng xảy ra: Một midlaner dày dặn kinh nghiệm, luôn tích cực gank cùng kỹ năng đáng ngưỡng mộ, hoặc ngược lại, là gánh nặng lớn của team. Những cái tên luôn được ưu ái pick của họ thường là những heroes yêu cầu kỹ năng cao như Pudge, Invoker, Puck,…

Đây vốn là những “tướng tủ” thường được các Gosu chọn, và những game thủ này thường lấy đó làm “tấm gương mẫu mực” để noi theo. Tuy nhiên, người chơi hay thì ít, còn người chơi feed thì không thể đếm xuể.

Thường thì đó sẽ là là những pha bóp đồng đội “thốn đến tận rốn”, hay trở thành cây ATM di đông cho đội bạn bằng việc liên tục “lên bảng đếm số”. “Mid AND Feed” có lẽ sẽ miêu tả chân thực hơn những gã này.

3. Pinoy

DOTA vốn là trò chơi rất được ưa chuộng ở Philippines và bây giờ đến lượt DOTA 2. Theo đánh giá của các game thủ kỳ cựu, những người đến từ Philippines có khá nhiều ý tưởng sáng tạo khi tham gia vào trò chơi này.

Họ có cách trải nghiệm, xây dựng chiến thuật mang phong cách riêng của mình nhưng thường không được chú ý đến nhiều. Trái lại bản thân từ Pinoy lại được dùng để chửi bới, dần dàn cũng tạo thành kiến với người Philippines.

Tuy nhiên, điều này cũng xuất phát từ một bộ phận nhỏ “trẻ trâu” tại đất nước này làm xấu đi hình ảnh của cả một nền văn hóa trong khu vực Đông Nam Á.

4. Pause, Pause và Pause

Pause là một trong những tính năng đặc thù của DOTA 2, khi người chơi có quyền dừng lại trận đấu khi đồng đội bị disconnect, nhằm đảm bảo tính cân bằng cho game.

Tuy nhiên, việc lạm dụng nó đôi lúc cũng khiến người chơi ức chế, khi cứ vừa đánh được một vài phút thì lại dừng một lần, mà đôi lúc lý do chẳng phải nằm ở việc đồng đội gặp sự cố. Vừa ảnh hưởng đến tiến độ của trận đấu, vừa tốn thời gian.

Đôi lúc việc dừng game còn được sử dụng như một chiến thuật để đảo ngược tình thế trong trận đấu. Thậm chí, nó còn được các top team áp dụng tại các giải đấu lớn.

Khả năng lật kèo rất cao nằm ở việc nút Pause được nhấn vào đúng thời điểm. Tại ESL One New York 2014, Team Secret đã chiến thắng NaVi.US và bảo toàn chuỗi chiến thắng của mình nhờ cú Pause tại hang Roshan của đội trưởng Puppey.

Xét cho cùng, chiến thuật này thường bị gán gép cho cụm từ “tiểu nhân”, và đây cũng là những thành phần “không được chào đón mấy khi bạn vào game”, ít nhất là bên đội bạn.