4. Ham gank và dễ bị gank
Hầu hết những game thủ DotA đều có chung một nhận xét “gank là một trong những yếu tố hấp dẫn nhất của trò chơi này”. Cảm giác được cầm hero và phối hợp cùng đồng đội để đưa đối phương vào chỗ chết rất thú vị nhưng chiến thắng trong DotA không được quyết định bởi gank. Rất nhiều trận đấu dù một team gank khá áp đảo nhưng đến giữa mid game thì thế trận bắt đầu xoay chuyển 180 độ.
Các tay mơ nếu cầm ganker thì chỉ biết gank và gank.
Chính vì điều đó, các game thủ kinh nghiệm luôn phải biết cân bằng giữa gank và farm sao cho đạt hiệu quả tốt nhất. Khi nào thì mình nên làm gì để hoàn thành tốt nhiệm vụ trong trận đấu đó? Câu hỏi này luôn được đặt ra và rất khó để trả lời. Còn đối với những anh chàng mới đánh được vài chục hay vài trăm trận DotA thì chỉ biết cảm giác giết người, cảm giác được wicked sick hay godlike. Đặc biệt khi họ cầm trong tay những hero thuần gank như Mirana, Sand King, Barathrum,…
Chỉ biết gank mà không tính toán kỹ lưỡng.
Tuy nhiên, vẫn có những game thủ lâu năm đánh gank suốt trận đậu. Vậy điều gì làm nên sự khác biệt giữa họ và các lính mới? Vâng, đó là gank làm chủ họ hay họ làm chủ việc gank. Đối với các lính mới thì gank là một công việc hết sức hấp dẫn và họ bị cuốn hút, họ chỉ biết tìm con mồi sơ hở để giết mà không biết chiến thắng trong trận đấu đó đòi hỏi hero đó phải làm gì. Còn với những game thủ kinh nghiệm, họ biết khi cầm những ganker thì phải gank để giữ thế trận và tạo điều kiện cho đồng đội farm, ngăn các carrier đối phương lên item,…
Còn một nhược điểm lớn với các game thủ non kinh nghiệm là rất dễ bị gank và có những thói quen xấu sau: quá mải mê farm, không chú ý mini map hay tín hiệu từ đồng đội, coi thường hero đối phương khi các hero đó miss, và cuối cùng là ham truy đuổi. Trong DotA có một quy luật vàng đó là “bạn không thể truy đuổi một hero quá 15 giây mà còn có thể sống sót quay về”, tuy chưa hẳn là chính xác trong mọi trường hợp nhưng với 15 giây, các hero đồng đội của hero đó sẽ lập tức quay về hỗ trợ, chặn đường về của bạn.
Ham truy đuổi cũng khiến bạn dễ bị gank ngược.
5. Cố chấp và có những suy nghĩ cổ hủ
Teamwork mới chính là yếu tố quan trọng nhất để quyết định chiến thắng trong DotA. Nhưng không ít game thủ không hiểu được điều đó, nhất là với những anh chàng chỉ mới godlike được vài trận đã xem trời bằng vung, coi mình là trung tâm vũ trụ, là siêu nhân. Pick những hero khủng và solo mid và tự tin có thể cân cả team bạn. Thường những người này không thích phối hợp với đồng đội hoặc xem đồng đội chỉ là công cụ để hỗ trợ gank nên sẵn sàng bỏ mặc khi tình huống xảy ra trái với dự kiến như đối phương quá đông.
Một cách build item sáng tạo cho SF vì đối phương có quá nhiều nuker.
Một số game thủ không hiểu do tưởng mình là một game thủ dày dạn kinh nghiệm nên luôn cho rằng mình suy nghĩ đúng. Điển hình là “Tại sao mid level 6 rồi mà không đi gank?”, “Furion sao không lên Dagon?”, “Cầm late mà sao 20 phút rồi chưa có item ?”,… DotA rất phong phú nên có rất nhiều trận đấu mà mọi thứ đều không thể diễn ra như thường lệ được mà người chơi phải có sự linh hoạt thay đổi lối chơi cho phù hợp.
Triple-lane trở thành xu hướng chung trong clan war do các team Trung Quốc áp dụng thành công.
Team StarsBoba là team ở Việt Nam thể hiện thành công điều này nhất khi game thủ SB|Yuna có những phong cách lên item rất đặc biệt như Tiny lên Battle Fury, Yurnero lên Lothar, Dragon Knight lên Dagger,… Thậm chí chiến thuật lane 4-1-0 với Furion cũng được SB|SoSoon thực hiện đầu tiên. Và nếu bạn biết thì chiến thuật farm rùa của những team Trung Quốc đã bị cộng đồng lên án thế nào nhưng họ đã vô địch thế giới đúng với lời khẳng định của mình “Trung Quốc sẽ dạy cho thế giới biết thế nào là DotA!”.
6. Feed xong quit
Những game thủ có lòng tự trọng và hiểu rõ mỗi trận đấu DotA là một cơ hội trải nghiệm và luyện tập để rút kinh nghiệm và nâng cao kỹ năng thì họ ít khi quit dù feed thế nào đi nữa. Còn với các tay mơ thì có lẽ chỉ có cảm giác giết người khác mới giữ được họ trong trận đấu, còn chỉ cần feed vài ba mạng lãng xẹt là ngay lập tức quit. Thường điều này chỉ xảy ra trong early game nhưng chỉ cần dăm phút đầu đó đủ để xác định đó là một chú gà hay một đối tượng "sida" nào đó.
Sớm quitter khi đối phương godlike - thói quen của những lính mới.
Hậu quả là họ để lại một trận đấu 4 v 5 và cảm giác ức chế cho những người đồng đội đang trông chờ một trận đấu thú vị. Có lẽ những game thủ đó không hiểu rằng khi chơi DotA sẽ có những trận đấu mà bạn có thể feed hàng chục mạng nhưng nếu vượt qua điều đó để cùng đồng đội đi đến chiến thắng thì bãn lĩnh DotA của bạn sẽ tăng vượt bậc.