Trong bối cảnh hiện nay, với hơn hàng chục, thậm chí hàng trăm ngàn game thủ DotA trải dài trên khắp đất nước hình chữ S thì dù bất cứ trận đấu nào cũng có đủ mọi game thủ với mọi trình độ. Từ lơ tơ mơ lần đầu tập khiển tướng, làm quen với DotA cho đến những game thủ đã đánh hơn 20 nghìn trận đấu. Thậm chí cả những game thủ đã từng nằm trong top những cao thủ hàng đầu Việt Nam khi đã từng đánh những độ DotA lên đến vài chục triệu. Dù ít khả năng xảy ra nhưng vẫn có những game thủ hàng đầu gặp những game thủ có trình độ dưới mình rất nhiều.
Dù có sự phân cấp room rõ ràng nhưng các room 1, 2, 3 vẫn có những tay mơ xuất hiện.
Và để phân cấp trình độ một cách rõ ràng nhằm mang lại những trận đấu phù hợp có sự tương đồng trình độ giữa các thành viên trong trạn đấu nên Garena đã cho khu vực Việt nam có hơn 150 room DotA thông thường và > 10 room clan war và hàng chục room Inhouse. Tuy nhiên, vẫn có đâu đó những game thủ với trình độ chưa cao đã vào những room của những tay chơi kỳ cựu như những room 1, 2, 3 và cả clan war.
Sau đây là những tín hiệu dễ nhận ra họ nhất và đối với những tay chơi ở các room trên thì họ sớm nhận ra đồng đội của họ sẽ là một gánh nặng, nếu may mắn vẫn đóng góp được cho chiến thắng thì không sớm hoặc muộn những tay chơi kỳ cựu sẽ sớm rời khỏi trận đấu đó:
1. Auto attack, last hit tồi và không deny
Điều cơ bản mà hầu hết các tay chơi DotA lâu năm đều biết last hit và deny là công việc cơ bản và quan trọng nhất trong mỗi trận đấu. Auto attack là khi người chơi không có sự chủ động mà để cho hero tự đánh creep liên tục, nếu may mắn thì ăn creep, xui thì không. Không deny cũng là bệnh chung của những người mới tập chơi DotA vì họ không muốn deny vì nghĩ việc đó không mang lại lợi ích gì, thà tập trung last hit còn có tiền.
Các game thủ lâu năm luôn cố gắng last hit, deny.
Last hit tồi cũng là căn bệnh chung vì những game thủ tay mơ không biết cách đối phó với nhiều tình huống last hit khác nhau. Ngay cả khi hero đó đứng solo với creep một mình nhưng chưa ăn được 50% số creep thì chỉ còn cách khẳng định đây là một tay mơ chính hiệu.
2. Phản ứng chậm
DotA là một trò chơi nhập vai đòi hỏi kỹ năng điều khiển và phản xạ ở mức cao, đặc biệt là trong các trận đấu mà các hero thường xuyên phải gank và combat. Đối với các game thủ có trình độ, họ rất chú tâm trong việc điều khiển và sử dụng hero của mình và có thể xử lý ngay khi gặp một sự việc trong vòng 1, 2 giây trở lại. Còn đối với những người mới tập chơi, do thiếu kinh nghiệm và thiếu kỹ năng cũng như chưa có sự nhạy bén đủ với game nên có sự phản ứng không kịp thời. Điều quan trọng là nhiều tình huống trong DotA có tính quyết định chỉ trong 1 giây, nhất là các pha thoát chết hay lật ngược tình thế.
Các tay mơ thường ít khi bật stick kịp để lật ngược thế cờ mà giơ tay chịu chết.
Đầu tiên là những tình huống last hit, sau đó là việc bị hero đối phương harass mất quá nhiều HP. Sau là những tình huống gank không kịp nhìn minimap để phối hợp cùng đồng đội, ngay cả trong những tình huống combo stun thì phản ứng chậm có thể làm lỡ nhịp stun khiến hero đối phương trốn thoát,… Tuy nhiên, một số game thủ dù có trình độ cao nhưng trong tình trạng mệt mỏi, có hơi men hoặc không chú tâm đến trận đánh cũng không phản ứng nhanh.
3. Không chơi và không lên những hero, skill khó chơi
Nếu bạn là một người đam mê DotA, chắc hẳn bạn luôn tìm tòi và học hỏi, cố gắng chinh phục những cái khó và hay của DotA. Bao gồm cả việc cố gắng chơi một hero ở mức tốt nhất có thể. Chẳng hạn như rất nhiều người từng thích chơi những hero như Pudge, Mirana và có thể đã từng luyện cách cắm cọc của Rhasta hay cách lure 2 bãi creep.
Skill Arrow của Mirana luôn là skill thử thách sự đam mê của nhiều người chơi DotA.
Vậy sự khác biệt giữa những anh tay mơ và họ? Vâng, tay mơ không thích chơi Chen và Invoker hay Geo, họ chơi Rexxar nhưng không lên skill Call of the Wild,… Furion họ thích lên Dagon và không lên skill Treant.
Nếu ai đó chơi Chen tốt, 99% đó không phải là tay mơ.
Thật ra DotA là một trò chơi phong phú và đa dạng cho nên chưa chắc những game thủ hàng đầu Việt Nam có thể chơi được hết tất cả hero và những skill khó chơi nhất. Tuy nhiên vấn đề quan trọng là một tay mơ gần như không thể làm được điều đó trong ngày 1 ngày 2, còn với những game thủ kỳ cựu khi đã trực chiến qua hàng nghìn trận đấu, họ có thể luyện tập những hero, skill đó trong một thời gian ngắn hơn rất nhiều.