Nhìn lại chặng đường 3 năm phát triển của Liên Minh Huyền Thoại Việt Nam

Lâm Nguyễn  - Theo Trí Thức Trẻ | 11/09/2015 0:00 AM

Liên Minh Huyền Thoại
01/08/2012 NCB: Riot Games NPH:

League of Legends, tựa game được Việt hóa dưới tên gọi Liên Minh Huyền Thoại đã đang và sẽ khẳng định được vị thế số 1 tại mảnh đất hình chữ S.

Liên Minh Huyền Thoại Việt Nam cũng như thế giới đã trải qua một chặng đường dài để đến với thành công. Rất nhiều cảm xúc được viết lên, từ những giây phút thăng hoa đến cảm xúc buồn bã, từ hưng phấn tột đỉnh cho đến những khi trùng xuống. Tất cả, tất cả yếu tố trên giúp Liên Minh Huyền Thoại mang lại bản sắc rất riêng và đem lại thành công cho nền thể thao điện tử nước nhà. Sau đây, chúng ta cùng điểm lại những sự kiện quan trọng từ khi nhà Garena phát hành.

1. Ngày 8/8/2012, Garena phát hành một tựa game MOBA còn rất xa lạ với các game thủ Việt Nam mang tên Liên Minh Huyền Thoại

League of Legends, được Việt hóa dưới tên gọi Liên Minh Huyền Thoại, được phát hành từ năm 2009 bởi studio Riot Games đặt trụ sở tại Mỹ. Chỉ trong năm đầu tiên phát hành, Liên Minh Huyền Thoại đã nhận được đánh giá rất cao và nhiều giải thưởng danh giá từ các tổ chức và tạp chí về game hàng đầu thế giới như IGN, GameSpy, GDC... Sau bước khởi đầu mạnh mẽ tại thị trường bản địa, với ngôi vị game online số 1 tại Mỹ, Liên Minh Huyền Thoại đã tiến hành chinh phục các châu lục khác, và đã liên tục được xướng tên là game online được yêu thích nhất tại các nước đang phát triển ở châu Âu, Singapore, Hàn Quốc...

Picture 4

Mới về, Liên Minh Huyền Thoại chỉ mang ý nghĩa For Fun để quên DOTA 1.

Ngay khi Closed Beta vào 12h ngày 08/08/2012,Liên Minh Huyền Thoại được đông đảo các game thủ ủng hộ vì lối chơi mang tính đồng đội, tiết tấu trận đấu tương đối nhanh so với các game hiện tại. Nhà phát hành cũng có rất nhiều ưu đãi cho các game thủ khi mở tất cả các tướng trong Liên Minh Huyền Thoại lúc bấy giờ. Với hệ thống trang bị, kĩ năng và hướng dẫn bằng tiếng Việt, người chơi không quá vất vả trong việc làm quen với hệ thống trong game. Đó cũng là bước thành công vượt bậc của Garena, đánh dấu kỉ nguyên mới bắt đầu của Esports chuyên nghiệp chứ không còn tự phát như DOTA 1.

2. Saigon Jokers tham gia chung kết thế giới mùa 2 và đứng thứ 9/12 đội tham gia

Đây có lẽ là sự kiện đáng nhớ nhất của nền e-Sports nước nhà. Ở vòng loại cạnh tranh chiếc vé tới Los Angeles năm đó, SAJ gặp rất nhiều khó khăn trước đối thủ Singapore Sentinals ở trận chung kết khi đang ở nhánh thua. Trước đó, SAJ chưa từng thắng SGS tại một giải đấu chính thức ở khu vực Đông Nam Á. Bằng một cách thần thánh nào đó, đội tuyển nước nhà giành chiến thắng cả 2 trận đấu để giành chiếc vé cuối cùng tham gia chung kết mùa 2. Rất nhiều cảm xúc được viết lên cho người hâm mộ và SAJ xứng đáng dành những tràng pháo tay và hò hét từ người hâm mộ.

Picture 5

Ngày ấy, Saigon Jokers làm rạng danh thể thao điện tử nước nhà.

Bước vào giải đấu quy mô nhất thế giới, SAJ bị đánh giá là đội yếu nhất giải đấu. Nhiều người hâm mộ nước nhà cũng không quá hi vọng tại giải đấu danh giá này. Bị thua áp đảo ở trận đấu thứ nhất trước người Hàn, SAJ làm nên lịch sử khi vượt qua Dignitas ở trận đấu thứ 2 trong vòng chưa đầy 30 phút thi đấu. Dignitas là một thế lực tại Bắc Mĩ lúc bấy giờ, chỉ đứng sau Team SoloMid.

Từ đó, các cổ động viên mơ mộng tới một chiếc vé vào tứ kết. Tuy nhiên, trước một Irelia quá xuất sắc của Wickd và Karthus farm cháy máy của Froggen, SAJ giã từ giải đấu với một chiến thắng trong tay. Như vậy, đây cũng là một thành công đáng kể khi quảng bá được nền E-sport nước nhà.

Picture 6

Chuyến đi khó quên của Saigon Jokers.

Chúng tôi xin khẳng định: “Nếu SAJ không đi chung kết thế giới, Liên Minh Huyền Thoại Việt Nam chưa chắc có thể đạt thành công như bây giờ”.

3. Mùa giải thứ 3 bắt đầu, Việt Nam mất vị thế trên đấu trường khu vực và quốc tế. Nhiều đội trong nước được thành lập nhưng chỉ không thể vượt qua SAJ, SF5 và NFL

Sau khi gặt hái được nhiều thành công trên đấu trường quốc tế vào năm 2012, các đội Liên Minh Huyền Thoại chuyên nghiệp Việt Nam có dấu hiệu trùng xuống ở năm 2013. Với việc Garena sát nhập khu vực Đài Loan vào, các đội trong khu vực Đông Nam Á không thể cạnh tranh trong giải đấu này.

Còn ở trong nước, rất nhiều đội mới đầy triển vọng cũng mới xuất hiện như Đà Nẵng Thunder, Game Thái Nguyên, Saigon Xgame, Hà Nội Dragon,… Tuy nhiên, họ vẫn chưa thể vượt qua được bộ khung 3 đội mạnh nhất của Việt Nam lúc bấy giờ là Saigon Jokers, Saigon Fantatics 5 và Neo Full Louis.

Picture 7

Các đội tuyển Đài Loan quá mạnh so với Việt Nam.

4. Archie và QTV tham gia All-star Paris 2014

Với việc TPA được thi đấu ở thể loại Team ở giải All-star, QTV và Archie được người hâm mộ bầu chọn vào 2 đội hình ICE và FIRE gồm những cá nhân xuất sắc nhất từ mỗi khu vực trên toàn thế giới. Dù đẳng cấp người Việt Nam không thể bằng với các khu vực khác trên thế giới nhưng đây vẫn là một thành công đáng kể của nền E-sport Việt Nam.

Giải đấu All-star là một trong những thành công vượt bậc của quy mô cộng đồng Liên Minh Huyền Thoại của thế giới, thu hút đông đảo lượng bình chọn cho những thần tượng giới game thủ. Rất tiếc, Archie không thể chiến thắng trước Shy ở kèo Solo, nếu không những thành công này còn vang danh xa và xa hơn rất nhiều lần.

Picture 1

Việt Nam lại có thêm cơ hội ra biển lớn dù không quá thành công!!!

5. Một hệ thống giải đấu DCSB, DCSA, Gcafe quy mô, toàn diện và phát triển

Cho đến nay, Garena kết hợp với các nhà tài trợ đã tổ chức được rất nhiều hệ thống giải đấu lớn nhỏ trên toàn đất nước Việt Nam. Hệ thống các giải đấu được gắn kết chặt chẽ với nhau, tăng tiến dần theo từng bậc Đồng, Bạc, Vàng và thăng cấp theo từng cấp độ. Ngoài việc phát triển hệ thống, nhà phát hành còn rất để ý phát triển phong trào, cộng đồng game thủ ở khắp các miền tổ quốc. Việc tổ chức các giải đấu khiến các đội chuyên và bán chuyên có thể cọ sát với nhau nhiều hơn để một ngày nào đó đem lại vinh quang cho tổ quốc.

Picture 2

Các giải đấu hoàn thiện hơn!!!

6. Và năm 2015 – Cái dớp ao làng của Liên Minh Huyền Thoại Việt Nam

Dù đạt được những thành tựu đáng kể trong việc phát triển thể thao điện tử Việt Nam song Liên Minh Huyền Thoại nước nhà còn gặp quá nhiều điểm bất cập. Trải qua bao năm, chế độ đãi ngộ vẫn vậy trong khi nghiệp game thủ phải hi sinh quá nhiều thứ trong cuộc sống. Thêm vào đó, xã hội chưa coi trọng ngành nghề này, chỉ coi như một trò chơi vô bổ, đốt thời gian nên tốc độ phát triển còn chậm chạp.

Đầu năm, Saigon Fantastic Five đã giành chức vô địch chung kết GPL Mùa Xuân 2015 nhưng lại mắc phải chiếc VISA thần thánh, mất suất tham dự WildCard Invitational tại Thổ Nhĩ Kì. Cay cú, buồn bã, người Việt quyết tâm phục hận, đặt niềm tin vào 6 đội tuyển tại GPL Mùa Hè vừa qua. Đáng tiếc, vì người Thái phát triển quá nhanh, họ lên ngôi vô địch thuyết phục đến nỗi khán giả phải tấm tắc khen ngợi họ. Tiếp đó, Bangkok Titans được dự chung kết thế giới, đem lại danh tiếng cho khu vực GPL.

http://gosu.vn/data/images/GOSU_NEWS/2015-08/10/d/gpl-4.jpg

Thái Lan phát triển quá nhanh ở bộ môn thể thao điện tử.

6. Lời kết

Như vậy, sau 3 năm phát triển, thứ mà Liên Minh Huyền Thoại đem lại cho Việt Nam chính là một tựa game đầy hấp dẫn, những bước chập chững trong việc phát triển thể thao điện tử. Một khi các nhà đầu tư còn quan tâm quá nhiều đến tài chính, thương hiệu, lĩnh vực này còn ngập chìm trong u mê không lối thoát như hiện tại mà thôi.