Mini Guide Liên Minh Huyền Thoại: Gnar – Mắt xích thượng cổ

Lâm Nguyễn  - Theo Trí Thức Trẻ | 26/11/2014 0:00 AM

Liên Minh Huyền Thoại
01/08/2012 NCB: Riot Games NPH:

Gnar là một vị tướng Liên Minh Huyền Thoại rất mạnh và có thể làm nên đột biến ở giai đoạn giữa và cuối trận đấu.

Kể từ khi mới ra mắt, Gnar bị hắt hủi bởi cộng đồng game thủ trên toàn thế giới. Điểm yếu của Gnar mà ai cũng biết đó chính là người chơi không thể kiểm soát được những lần chuyển dạng từ tí nị sang khổng lồ. Ngoài ra, họ cũng rất ức chế với chiếc Boomerang vô cùng khó bắt mỗi khi ném ra. Chính vì vậy, Riot quyết định buff rất nhiều chỉ số cho vị tướng này ở phiên bản 4.15.

Sau một thời gian làm quen với cách chơi, Gnar đã trở lại không chỉ ở các trận đấu đơn mà còn tham gia vào đấu trường công lí chuyên nghiệp, đặc biệt ở các giải đấu trong nước ở Trung Quốc. Sau đây, chúng tôi xin hướng dẫn tới các game thủ Việt Nam một lối chơi tổng quan nhất về Mắt Xích Thượng Cổ này.

Picture 10

I. Tổng quan

Mới đây, Riot đã cân bằng lại sức mạnh của Gnar ở phiên bản 4.20. Thấy rằng Gnar quá mạnh ở giai đoạn giữa trận đấu và thất thế về cuối trận, vì vậy Riot quyết định đánh vào điểm yếu đi đường ở giai đoạn đầu và tăng sức mạnh cho Gnar về cuối trận.

Về cơ bản, Gnar phù hợp với lối chơi của Meta Game hiện nay: Thiên về farm và kiểm soát bản đồ, gây đột biến trong giao tranh. Là tướng chuyển dạng, Gnar sở hữu khá nhiều ưu điểm ở một vị tướng nhưng mỗi thứ chỉ dừng ở mức trung bình. Cơ động, nhanh nhẹn thì mất đi cứng cáp và ngược lại, cứng cáp, quấy rối tốt thì mất đi sự cơ động.

Vào giao tranh, Gnar không có quá nhiều sát thường mà thiên về khoản ép góc, quấy rối kẻ địch. Chính vì thế, người Hàn Quốc đã tìm ra lối chơi và cách lên đồ phù hợp nhất với Mắt Xích Thượng Cổ này. Sau đây, chúng ta cùng đến với Guide cụ thể.

II. Cách chơi

1. Khi đi đường

Gnar về cơ bản cũng khá giống Ryze và Irelia, yếu ở giai đoạn đầu, mạnh ở giữa game và yếu dần về cuối game do xạ thủ và pháp sư đối phương đã sở hữu nhiều trang bị. Ở giai đoạn đầu, Gnar tương đối yếu và gặp rất nhiều khó khăn nếu bị rừng đối phương chăm sóc liên tục. Trong thời điểm này, hãy cố gắng tận dụng sải tay dài để cố gắng farm càng nhiều càng tốt. Sử dụng đòn đánh thường kết hợp với chiêu Boomerang quấy rối kẻ địch và tận dụng nội tại chiêu W để tăng thêm sự cơ động.

Khi đã có Gnar Khổng Lồ, đừng có quá tham lam trao đổi chiêu thức mà quên đi rừng đối phương. Dù mạnh hơn rất nhiều ở dạng Khổng Lồ, 1vs2 là điều không thể. Sử dụng Dịch Chuyển một cách hợp lí, nếu farm yên ổn có thể hỗ trợ đồng đội còn ngược lại, nếu khó farm thì hãy dùng Dịch Chuyển để trụ đường và báo cho đồng đội chơi một cách an toàn.

Picture 8

Gnar có thể quấy rối mạnh nhờ sải tay và chiêu Q.

Về giữa trận đấu, khi đã có 1-2 trang bị lớn, hãy cố gắng đẩy đường cao và hỗ trợ đồng đội một cách tốt nhất. Lúc này, Gnar được tăng rất nhiều sức mạnh nhờ chất tướng và các trang bị bổ trợ, vì vậy, hãy tận dụng khoảng thời gian mạnh mẽ càng nhiều càng tốt. Mục tiêu cần nhắm đến trong thời điểm này là trụ và rồng. Khi có nhiều mục tiêu lớn, tiến hành kiểm soát bản đồ bằng mắt tím, sau đó có thể đẩy lẻ nếu người chơi muốn. Nếu phép Dịch Chuyển hồi, hãy báo với đồng đội ngay lập tức.

Về cuối trận đấu, hãy cố gắng đi cùng đồng đội thay vì đẩy lẻ. Lưu ý đừng có quá tự tin mà cách xa đồng đội vì Gnar không quá cứng cáp bằng các tướng đỡ đòn khác. Hãy cân bằng nộ để giao tranh hợp lí nhất bằng cách tấn công lính. Giữ nộ ở khoảng 70-80 là hiệu quả nhất bởi chỉ cần vài đòn đánh thường hoặc tung kĩ năng, cột nộ sẽ đầy.

2. Vào giao tranh

Chúng tôi xin lưu ý một điều mà các game thủ chơi Gnar hay mắc sai lầm: “Gnar không phải tướng có thể mở giao tranh và không phù hợp với lối chơi lao vào”. Gnar không hiệu quả khi tách quá xa với đồng đội vì Gnar thiên về hướng quấy rối giao tranh để đồng đội đằng sau có thể gây sát thương. Hãy cố gắng ép góc xạ thủ và pháp sư đối phương càng lâu càng tốt. Khi còn ít máu, cố gắng hết sức để rút khỏi giao tranh để đồng đội dọn bãi chiến trường còn lại.

Quan sát kĩ càng các địa hình bên cạnh để sử dụng chiêu cuối GNAR! chuẩn xác. Chiêu cuối mang lại rất nhiều sát thương và thời gian làm choáng rất lớn nên sự đột biến chính là đây. Lưu ý rằng: Đừng vào quá sâu đội hình đối phương để rồi rút ra không kịp. Dù thấp máu, hãy luôn rình rập ném kĩ năng từ xa để đối phương phải chú ý tới mình.

Picture 9

Ép góc là điều quan trọng nhất với Gnar trong giao tranh.

Thưởng thức pha chiêu cuối tuyệt vời Gnar ở rank thách đấu Hàn Quốc:

III. Cách Tăng Kĩ Năng, Bảng Bổ Trợ, Ngọc Bổ Trợ, Phép Bổ Trợ, Cách Lên Đồ

1. Cách Tăng Kĩ Năng

Picture 1

2. Bảng Bổ Trợ

Picture 2

Bảng 21-9-0 được cho là phù hợp nhất với Gnar.

3. Ngọc Bổ Trợ

Picture 3

Đỏ: Sát thương vật lí, Vàng: Máu và giáp cộng thẳng, Xanh: Kháng Phép, Tím: Tốc độ đánh.

4. Phép Bổ Trợ

Picture 4

Dịch Chuyển và Tốc Biến hợp với xu thế đường trên hiện tại.

5. Cách Lên Đồ

Picture 5

Người Hàn chỉ ra rằng: Cách lên đồ trên là hiệu quả nhất. Tuyệt đối không lên Gươm Vô Danh vì tốn quá nhiều tiền mà hiệu quả không cao bằng cách đồ thủ tại thời điểm đó. Gnar cần sự cứng cáp để trụ lại trong giao tranh thay vì có nhiều sát thương nhưng luôn lo ngại về cái chết cận kề mình. Nếu đối đầu với các tướng phép, Kiếm Răng Cưa là lựa chọn không tồi.

IV. Một số lưu ý khi chơi GNAR

1. Nhặt Boomerang

Để cho quỹ đạo bay về của Boomerang không bị ”lung tung”, hãy nhớ mẹo nhỏ này: Boomerang sẽ quay về dựa theo hướng di chuyển của Gnar, hướng di chuyển ở đây được tính từ khi chiếc Boomerang giảm tốc độ bay và bắt đầu quay ngược trở lại. Trong khoảnh khắc này, nó sẽ ”định vị” Gnar rồi sau đó quay về theo một hướng nhất định. Vậy nên bạn hãy dừng lại khoảng 0.25s trong khoảng thời gian Boomerang quay về để nó định vị cho chính xác, tránh các tình huống nó bay một cách ”vô tổ chức”.

Picture 7

2. Sử dụng Nhảy (E) hợp lí

Nhún Nhảy (E) của Gnar ngoài việc có thể bật lên lính (bao gồm đồng minh và kẻ thù), đồng đội, đối phương thì còn có thể sử dụng lên một số vật thể xác định như: Hoàng Kì Demacia của Jarvan IV, Tường Băng của Anivia, Tibber (Gấu) của Annie, Bẫy của Caitlyn, Thùng Rượu của Gragas, Súng của Heimerdinger, Cổng Tăng Tốc của Jayce, Lựu Đạn Ma Hỏa của Jinx, Chồi Non của Maokai, Cầu của Orianna, Hộp Hề của Shaco, Bi của Syndra, Nấm của Teemo, Lồng đèn của Thresh, Cột băng của Trundle, rìa Bẻ Cong Không Gian của Veigar, Ma của Yorick, Phân bào của Zac, Bóng của Zed, Bom của Ziggs, Cây của Zyra.

Ngoài ra, người chơi nên tận dụng chiêu Nhảy (E) khi chuyển dạng từ Tí Nị sang Khổng Lồ. Khi màn hình báo động Gnar chỉ cần một kĩ năng nữa sẽ chuyển dạng, người chơi sử dụng Nhảy lên mục tiêu có thể biến thành Khổng Lồ và nhảy được hai bước thay vì một bước như thông thường.

Picture 6

V. Lời kết

Gnar là tướng tương đối mạnh ở phiên bản hiện tại. Các game thủ thiên về hướng đánh team 5vs5 nên luyện tập vị tướng này để có thể tỏa sáng nhất trong giao tranh. Vì Gnar không phải tướng khuynh hướng theo sát thương nên lối chơi không hợp gu với các game thủ quá hổ báo khi chơi Liên Minh Huyền Thoại.

Về khoản phối hợp, Gnar hợp nhất với đội hình chống lao vào trong giao tranh. Khi đối phương ào vào, Gnar có thể tích nộ bằng đòn đánh thường và kĩ năng để sử dụng chiêu cuối cùng khả năng quấy rối hiệu quả. Nếu Master được vị tướng này, đồng đội sẽ vô cùng tin tưởng vào bạn trong giao tranh tổng. Chúc các bạn thành công với vị tướng Gnar – Mắt Xích Thượng Cổ.

>> Bug/hack hoành hành trong LMHT và DOTA 2: Chuyện gì đang xảy ra?