Mini guide DOTA 2: Tide Hunter - Thợ săn biển cả

PV  - Theo TTVN / Trí Thức Trẻ | 31/05/2014 0:00 AM

Hãy cùng tìm hiểu về cách chơi Tide Hunter, một hero có khả năng "đì lane" cũng như mở combat khá tốt trong giai đoạn đầu trận đấu.

Tide Hunter là một strength hero có khả năng combat khá tốt, thường được sử dụng như những nhân tố giúp cả team "lật kèo" khi rơi vào tình thế bất lợi trong combat nhưng vẫn không được xuất hiện phổ biến trong các giải đấu DOTA 2 chuyên nghiệp. Bởi nếu xét rõ ra thì Tide Hunter chưa thực sự phù hợp hẳn với một vai trò nhất định trong meta ngày nay. Để Tide Hunter đi farm safe lên thì chắc chắn không ổn, để Tide Hunter đi mid cũng có thể nhưng thực sự có nhiều hero khác đi mid-lane sẽ hiệu quả hơn hẳn như Dragon Knight, Storm Spirit, Invoker...

Mini guide DOTA 2: Tide Hunter - Thợ săn biển cả 1

Để Tide Hunter đi off-lane cũng chỉ gọi là tạm chấp nhận bởi dù Tide Hunter là hero strength, có lượng máu khá "trâu" tại thời điểm đầu nhưng anh chàng không có kĩ năng chạy trốn cũng như kĩ năng để farm creep ở một cách an toàn, do đó sẽ rất dễ chết nếu bị roam gank. Nếu để Tide Hunter vào vị trí support cũng không thực sự ổn bởi Tide cần phải farm lấy một hai Items giúp cải thiện khả năng regen mana và sau đó  spam kĩ năng Gush còn nếu không thì Tide sẽ chỉ là một gánh nặng và khó lòng bảo kê cho carrier bên ta farm trong giai đoạn đầu. Thêm vào đó, việc quá phụ thuộc vào Ultimate trong giai đoạn late game cũng khiến Tide Hunter trở nên ít được ưa chuộng hơn hẳn các support khác như Shadow Demon, Rashta...

Mini guide DOTA 2: Tide Hunter - Thợ săn biển cả 2

Với những đặc điểm trên, cũng không quá khó hiểu khi thấy Tide Hunter ít được pick trong các game thi đấu competitive nhưng điều này không có là nghĩa gã quái vật biển này bị thất sủng trong các trận đấu không chuyên bình thường. Hôm nay, hãy cùng GameK tìm hiểu về cách chơi của Tide Hunter, một Hero khá mạnh nhưng lại bị "ghẻ lạnh" trong môi trường competitive này.

1, Thông tin kĩ năng


Mini guide DOTA 2: Tide Hunter - Thợ săn biển cả 3
Gush 

Tide Hunter phụt ra một tia nước về phía đối thủ khiến hắn bị làm chậm và bị giảm giáp trong 4 giây.

Tầm sử dụng: 700 range
Thời gian làm chậm/trừ giáp: 4s
Số giáp bị trừ: 2/3/4/5
Tốc độ bị làm chậm: 40%
Sát thương: 110/160/210/260

Thời gian hồi kĩ năng: 12s
Mana cần: 120


Mini guide DOTA 2: Tide Hunter - Thợ săn biển cả 4
Kraken Shell

Tạo ra một lớp giáp dày giúp Tide Hunter giảm lượng sát thương vật lý nhận vào đồng thời sẽ giải những buff bất lợi khi lượng sát thương mà Tide Hunter nhận vào đạt đến một giới hạn nhất định.

Giảm sát thương vật lý nhận vào: 10/20/30/40
Giới hạn sát thương để giải buff: 600/550/500/450


Mini guide DOTA 2: Tide Hunter - Thợ săn biển cả 5
Anchor Smash

Tide Hunter vung mỏ neo của mình, gây sát thương và giảm sát thương vật lý của những kẻ địch xung quanh.

Tầm tác dụng: 400 range
Thời gian giảm sát thương: 6s
Lượng sát thương giảm: 60%
Sát thương gây ra: 75/125/175/225

 Mana cần: 30/40/50/60


Mini guide DOTA 2: Tide Hunter - Thợ săn biển cả 6
Ravage

Tide Hunter đập mạnh xuống đất, tạo ra những xúc tu quái vật tung ra mọi hướng làm choáng và gây sát thương lên kẻ địch trên diện rộng.

Bán kính tác dụng: 1025 Range
Thời gian làm choáng: 2.02/2.32/2.77s
Sát thương gây ra: 200/325/450

Thời gian hồi kĩ năng: 150s
Mana cần: 150/225/325

2, Hướng tăng điểm

Mini guide DOTA 2: Tide Hunter - Thợ săn biển cả 7
Tăng max Gush và Anchor Smash để tối đa hóa lượng damage gây ra giai đoạn đầu.

Đối với Tide Hunter, hướng đi cơ bản nhất vẫn là tăng tối đa vào Gush để thêm sát thương và tăng khả năng trừ giáp của kĩ năng này. Khi đi lane, với tầm sử dụng lên tới 700 range, Tide Hunter sẽ có thể harass đối phương từ một khoảng cách an toàn mà không sợ bị đánh trả. Kĩ năng cần tăng tiếp theo là Anchor Smash để có thể gây thêm sát thương trên diện rộng trong combat.

Mini guide DOTA 2: Tide Hunter - Thợ săn biển cả 8
Nếu đối phương có Venomancer, Rashta, Bane, Mirana... thì nên tăng 1 điểm vào Kraken Shell

Nếu như team đối phương có những hero gây sát thương độc theo giây như Venomancer hay các hero có kĩ năng khống chế, làm choáng lâu như Mirana, Rashta, Bane thì nên tăng một điểm vào Kraken Shell để lấy khả năng giải buff, tránh tình trạng bị stun, bị trói đến mức không thể tỉnh lại.

3, Hướng lên đồ

Cố gắng lên sớm

Mini guide DOTA 2: Tide Hunter - Thợ săn biển cả 9 Hoặc lựa chọn combo Mini guide DOTA 2: Tide Hunter - Thợ săn biển cả 10Mini guide DOTA 2: Tide Hunter - Thợ săn biển cả 11

Như đã nói ở trên, vai trò của Tide Hunter trong một trận thi đấu rất khó xác định, anh chàng khó có thể đi hướng thuần support ở đầu game. Do đó nếu được thì bạn nên nhờ support đồng đội mua courier, mua mắt đầu đủ trong giai đoạn đầu để bạn có thể dành tiền lên những món đồ regen mana như Arcane Boots, Soul Ring.

Mini guide DOTA 2: Tide Hunter - Thợ săn biển cả 12

Đến khi đã có được Arcane Boots hoặc Soul Ring thì item tiếp theo mà bạn nên cố gắng mua được đó là Blink Dagger.

Mini guide DOTA 2: Tide Hunter - Thợ săn biển cả 13Mini guide DOTA 2: Tide Hunter - Thợ săn biển cả 14Mini guide DOTA 2: Tide Hunter - Thợ săn biển cả 15Mini guide DOTA 2: Tide Hunter - Thợ săn biển cả 16Mini guide DOTA 2: Tide Hunter - Thợ săn biển cả 17

Sau khi đã có được Blink Dagger thì gần như bạn đã được coi là hoàn thành nhiệm vụ, nếu vẫn tiếp tục "xanh" hơn nữa, bạn có thể lên cho mình thêm các đồ tanker để sống được lâu và spam kĩ năng Anchor Smash trong combat. Những item này đối với Tide Hunter thuộc dạng có thì càng tốt mà không có thì cũng chẳng sao bởi chỉ cần bạn blink vào, sử dụng Ultimate Ravage thật chuẩn, dùng được Gush cùng Anchor Smash là đã đủ rồi.

Hướng lên Refresh Orb để sử dụng Ultimate 2 lần cũng khá hay, tuy nhiên kể cả khi đang "xanh", bạn cũng không nên lên thẳng Refresh Orb trước mà hãy lên 1-2 đồ tăng lượng mana sẵn có để tránh tình trạng sử dụng Ultimate Ravage cùng Refresh Orb xong thì không đủ mana để Ultimate một lần nữa.

4, Một số lưu ý khi chơi Tide Hunter

- Gush là một kĩ năng giúp Tide Hunter harass và gank khá tốt trong thời gian đầu game, do đó hãy cố trang bị cho mình được Arcane Boots sớm hoặc đơn giản hơn là mua Soul Ring để spam kĩ năng này liên tục. Nếu chọn hướng lên Soul Ring, bạn có thể thay thế Arcane Boots bằng Tranquil Boots để có tốc độ chạy đảo lane cũng như hồi phục máu tốt hơn.

Mini guide DOTA 2: Tide Hunter - Thợ săn biển cả 18
Lên 1 item hồi mana và cố gắng spam Gush nhiều nhất có thể.

- Một khi đã có được Arcane Boots hoặc Soul Ring, bạn nên chơi Tide Hunter theo hướng "hổ báo" hơn, roam gank liên tục để gây sức ép nhiều nhất có thể lên các lane của đối phương trong giai đoạn đầu trận đấu, tạo khoảng trống cho các carrier team ta farm thoải mái.

- Tide Hunter chỉ cần một lượng đồ tầm trung với Arcane Boots, Blink Dagger là gần như bạn đã hoàn thành nhiệm vụ của mình. Do đó ở giai đoạn giữa game, khi đã có được những món đồ giúp phục hồi mana như đã nói ở trên, bạn nên chia sẻ gánh nặng cắm và phá mắt với các hero support khác để họ thoải mái hơn và lên được một hai item cho mình.

Mini guide DOTA 2: Tide Hunter - Thợ săn biển cả 19
Cố gắng sử dụng Ravage thật hiệu quả trong combat.

- Vẫn một lưu ý mà gần như ai cũng biết nhưng không phải lúc nào cũng làm được, đó là bạn nên chủ động sử dụng ultimate của mình để mở combat, hãy cố sử dụng sao cho Ravage trúng càng nhiều mục tiêu càng tốt, ưu tiên vào các carrier đối phương.

- Thế nhưng đến giai đoạn giữa và cuối game, khi mà các carrier team đối phương đã có trang bị BKB thì bạn nên cân nhắc đôi chút về cách sử dụng Ultimate. Bởi nếu gặp một pro carrier thực sự thì họ sẽ dễ dàng bật được BKB ngay khi thấy bạn blink vào để né stun. Như vậy thì việc cố gắng để làm choáng các carrier trong giai đoạn này sẽ rất khó thành công. Do đó bạn có thể cân nhắc thay đổi tiêu chí là dùng Ravage sao cho trúng nhiều mục tiêu ít máu nhất có thể để giữ chân họ và giúp đồng đội lựa chọn mục tiêu focus dễ dàng hơn.