Mini Guide DOTA 2: Queen of Pain - Nữ hoàng của sự đau đớn

Kandy K  - Theo Trí Thức Trẻ | 29/01/2015 06:34 PM

Queen of Pain là một vị nữ tướng có bộ skill gây sát thương phép diện rộng, đủ sức tiêu diệt ngay lập tức những mục tiêu còn ít máu. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu cách chơi của Queen of Pain thông qua bài hướng dẫn Guide DOTA 2 sau đây.

Trong DOTA 2, Queen of Pain là một trong những vị tướng Intelligence hiếm hoi giữ nguyên được sức mạnh của mình tại thời điểm late game nhờ bộ kĩ năng gây sát thương phép trên diện rộng, khả năng di chuyển cực kì linh hoạt để có thể thoải mái tham gia combat và push trụ.

Hãy cùng tìm hiểu lối chơi của vị tướng này thông qua bài hướng dẫn Guide DOTA 2 dưới đây.

1, Thông tin chỉ số

Strength: 16 (+2.1/level)
Agility: 18 (+2.0/level)
Intelligence: 24 (+2.5/level)
Lượng máu gốc (Level 1/25): 454/1594
Mana: 312/1352
Sát thương: 49-57 / 129-137
Tầm đánh: 550
Armor: 1.52/11.04
Tốc độ di chuyển: 300

Đánh giá: Queen of Pain có lượng chỉ số khởi điểm của Strength và Agility khá thấp nhưng lượng tăng theo level lại không tệ một chút nào. Điều này khiến cho Queen of Pain khá mỏng manh ở giai đoạn đầu game, nhưng nếu có item đầy đủ và kéo dãn trận đấu về late game, cô nàng này sẽ có thể phát huy sức mạnh tốt hơn.

2, Thông tin kĩ năng

Shadow Strike

Shadow Strike

Queen of Pain ném một lưỡi dao độc về phía mục tiêu, khiến hắn bị làm chậm và phải chịu sát thương ban đầu, sau đó, cứ mỗi 3s hắn sẽ phải chịu sát thương 1 lần cho tới khi hiệu ứng của skill kết thúc. Hiệu ứng làm chậm sẽ bị giảm dần mỗi giây sau khi tác dụng

Tầm sử dụng: 450/475/500/525
Sát thương ban đầu: 50/75/100/125
Sát thương mỗi 3s: 30/40/50/60
Tỉ lệ làm chậm: 20/30/40/50%
Thời gian tác dụng: 15s

Thời gian hồi: 16/12/8/4s
Mana tiêu tốn: 110

Đánh giá: Đây là kĩ năng gây khá nhiều sát thương và cho khả năng làm chậm để truy đuổi các mục tiêu khi đi gank của Queen of Pain. Tuy nhiên nhược điểm của skill là gây sát thương theo giây, do đó mục tiêu sẽ có thể sống sót và "cắn trả" lại chúng ta trên đường trốn chạy. Do đó không nên tăng max kĩ năng này ngay từ đầu mà chỉ nên lấy từ 1-2 điểm.

 

Blink

Blink

 

Queen of Pain ngay lập tức dịch chuyển tới vị trí chỉ định. Thời gian hồi của kĩ năng sẽ giảm dần mỗi hi level của kĩ năng được tăng thêm.

Tầm dịch chuyển tối đa: 1300

Thời gian hồi: 15/12/9/6s
Mana tiêu tốn: 60

Đánh giá: Đây là kĩ năng cho khả năng di chuyển cực kì link hoạt để Queen of Pain có thể thoải mái dùng Scream of Pain và Sonic Wave. Ngoài ra, khi về late game, Queen of Pain cũng rất khó bị giết nhờ kĩ năng này.

 

 

Scream of Pain

Scream of Pain

 

Queen of Pain hét lên một tiếng, gây sát thương lên tất cả kẻ địch xung quanh cô ta.

Tầm ảnh hưởng: 475
Sát thương: 85/165/225/300

Thời gian hồi: 7s
Mana tiêu tốn: 110/120/130/140

Đánh giá: Sát thương của kĩ năng khá lớn và có thời gian hồi nhanh, do đó bạn có thể dùng kĩ năng này để đi farm cũng như gây sát thương lên tướng địch trong các pha đi gank.

 

 

Sonic Wave

Sonic Wave

 

Queen of Pain tạo ra một đợt sóng âm lan tỏa ra phía trước, gây sát thương lên tất cả kẻ địch trên đường đi của sóng âm. Sóng âm có dạng hình nón và lam tỏa theo hướng chỉ định.

Tầm sử dụng: 700
Tầm ảnh hưởng ban đầu: 100
Tầm di chuyển: 900
Tầm ảnh hưởng khi kết thúc: 450
Sát thương: 290/390/490 (325/450/575 nếu có Aghanim's Scepter)

Thời gian hồi: 135s (40s nếu có Aghanim's Scepter)
Mana tiêu tốn: 250/360/500

Đánh giá: Tuy không có hiệu ứng choáng hay chậm gì cả nhưng lượng sát thương lớn gây ra trên diện rộng khiến cho Sonic Wave cũng trở nên vô cùng nguy hiểm. Khi đã có Aghanim's Scepter, thời gian hồi của kĩ năng này là rất ngắn, do đó bạn có thể thoải mái dùng chúng để ăn các đám creep lớn nếu cần.

 

3, Hướng dẫn tăng kĩ năng

Bạn nên tăng tối đa vào kĩ năng Scream of Pain trước để dễ dàng farm và dồn sát thương tức thời hơn. Shadow Strike và Blink nên được tăng một điểm lúc đầu và tăng tối đa khi về late game (bạn nên tăng Blink tối đa trước Shadow Strike để di chuyển link hoạt hơn).

Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo cách tăng đều cả hai Shadow Strike và Scream of Pain sau khi tăng một điểm Blink. Tuy nhiên, cách tăng này sẽ khiến độ cơ động của Queen of Pain bị giảm xuống nhưng bù lại khả năng dồn sát thương và đi gank ở mid game sẽ cải thiện hơn đôi chút.

4, Hướng dẫn mua item

Ở giai đoạn đầu game, bạn có thể lên cho mình những item tăng chỉ số như Maltle of Intelligence, Circlet cùng những item hồi máu, mana.

Ở giai đoạn đầu game, bạn có thể lên cho mình những item tăng chỉ số như Maltle of Intelligence, Circlet cùng những item hồi máu, mana.

 

Ở giai đoạn giữa game, bạn nên mua Bottle để đi check rune thường xuyên, ngoài ra hãy cố gắng lên cho mình Aghanim's Scepter thật nhanh.

Ở giai đoạn giữa game, bạn nên mua Bottle để đi check rune thường xuyên, ngoài ra hãy cố gắng lên cho mình Aghanim's Scepter thật nhanh.

 

Vào late game, hãy tùy tình hình để lên item cho phù hợp, các item của hero intelligence như Scythe of Vyse, Shiva's Guard, Linken's Sphere, Orchid Malevolence... Nếu team địch có nhiều kĩ năng khống chế thì hãy lên cả Black King Bar.

Vào late game, hãy tùy tình hình để lên item cho phù hợp, các item của hero intelligence như Scythe of Vyse, Shiva's Guard, Linken's Sphere, Orchid Malevolence... Nếu team địch có nhiều kĩ năng khống chế thì hãy lên cả Black King Bar.

 

5, Một số lưu ý khi chơi Queen of Pain

- Bạn không nên quá phung phí mana khi đi mid ở giai đoạn đầu game và quá lạm dụng Scream of Pain. Hãy sử dụng combo Blink, Shadow Strike và Scream of Pain, sau đó dùng các đòn đánh tay để tiếp tục cấu máu mục tiêu khi hắn bỏ chạy.

- Hãy cố gắng đi farm nhiều nhất có thể khi kĩ năng Blink của bạn đã đạt level tối đa. Với sự cơ động của mình, bạn sẽ dễ dàng dọn dẹp creep, push trụ và rút lui an toàn.

- Khi đi đẩy trụ, hãy cầm theo Town Portal Scroll để bay về giúp đồng đội nếu cần.

- Khi lao vào combat, hãy lao vào sau để tránh bị dồn sát thương từ đầu. Hãy nhắm vào các mục tiêu ít máu để kết thúc hoặc khiến chúng còn ít máu mà phải bỏ chạy khỏi combat.

 

>> Mini Guide DOTA 2: Faceless Void - Quái nhân vô diện