Trong các game đấu public hay thậm chí cả các trận đấu competitive, Bristleback được coi như một sự lựa chọn khá hữu ích cho vị trí Solo-Offlane nhờ khả năng chống chịu tốt, xông pha và gây sát thương khá lớn trong combat cùng khả năng farm rất khó cản phá. Tuy nhiên, với meta game thay đổi trong mùa giải The International vừa qua, có vẻ như việc Bristleback bị "thất sủng" trong DOTA 2 thời gian tới là điều khá dễ hiểu.
Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về lối chơi của Bristleback trong đấu trường DOTA 2.
1, Thông tin kĩ năng
Viscous Nasal Goo
Bristleback xì mũi vào đối thủ khiến hắn bị trừ giáp và giảm tốc độ di chuyển. Hiệu ứng trừ giáp và giảm tốc độ di chuyển có thể được cộng dồn qua những lần sử dụng Viscous Nasal Goo sau đó.
Tầm sử dụng: 600
Thời gian tồn tại: 5s
Lượng giáp bị trừ mỗi stack: 1/1/2/2
Tốc độ di chuyển bị trừ: 20% + 3%/6%/9%/12% mỗi điểm stack
Thời gian hồi: 1.5s
Mana tiêu tốn: 30
Quill Spray
Bristleback phóng gai về phía đối thủ và gây sát thương cộng dồn sau mỗi lần phóng gai.
Tầm sử dụng: 625
Thời gian stack: 14s
Sát thương cơ bản: 20/40/60/80
Sát thương thêm mỗi stack: 30
Sát thương tối đa: 400
Thời gian hồi: 3s
Mana tiêu tốn: 35
Bristleback
Bristleback dùng lớp gai sau lưng của mình để đỡ sát thương, khi sát thương đỡ bởi lớp gai đạt ngưỡng 250 damage thì Bristleback sẽ tung ra một lần kĩ năng Quill Spray.
Sát thương giảm sau lưng: 16%/24%/32%/40%
Sát thương giảm bên hông: 8%/12%/16%/20%
Warpath
Bristleback được tăng sát thương cho các đòn đánh thường và tăng tốc độ di chuyển sau mỗi lần sử dụng kĩ năng
Thời gian tồn tại stack: 14
Sát thương thêm mỗi stack: 20/25/30
Tốc độ di chuyển thêm mỗi stack: 2%/4%/5%
Lượng stack tối đa: 5/6/7
2, Hướng tăng kĩ năng
Đối với Bristleback, bạn nên tăng tối đa kĩ năng Sqill Spray trước để có thể gây sát thương lớn nhất khi xông pha và combat. Sau đó ưu tiên tăng điểm vào kĩ năng Bristleback để tăng sức chống chịu cho bản thân. Kĩ năng Viscous Nasal Goo chỉ nên tăng một điểm thời gian đầu và tăng tối đa vào late game.
3, Hướng mua đồ
Khởi đầu game, bạn nên mua Stout Shield để tăng sức chống chịu trong thời gian đầu khi đi Offlane.
Giày Power Tread là một sự lựa chọn khá phù hợp cho Bristleback. Nếu team có một support nào đó lên Arcane Boots giúp bạn hồi mana thì Bristleback có thể lên Mekansm bởi lượng máu hồi được bởi Mekansm cũng nhiều bằng lượng máu cộng thêm khi lên Vanguard, chưa kể đến việc Mekansm còn hồi máu cho cả team. Còn lại, hướng lên đồ cơ bản của Bristleback vẫn là Vanguard.
Về late game, bạn nên lên cho mình các item giúp tăng khả năng tank như Heart of Tarasque, Shiva's Guard, Pipe of Insight, Heaven's Halberd hay Sange&Yasha. Nếu đối phương có nhiều hero gây kĩ năng choáng hay thậm chí là có Doom thì bạn có thể cân nhắc lên Black King Bar hoặc Linken's Sphere.
4, Một số lưu ý khi chơi Bristleback
- Khi đi off-lane ban đầu, Bristleback có thể chơi theo xu hướng hiếu chiến, hãy sử dụng skill Squill Spray để vừa farm vừa harass địch. Kết hợp với các supporter đảo lên gank của team ta, bạn cũng có thể xông vào trụ để diệt địch khi đã cứng cáp hơn ở các level sau.
- Trước khi lên Vanguard hoặc Mekansm, bạn nên lên cho mình Magic Wand hoặc Ring of Basilius để hồi mana.
- Khi vào combat, hãy tìm cách tiêu diệt những mục tiêu ít máu nhất, spam kĩ năng Squill Spray và Viscous Nasal Goo liên tục để lấy lượng sát thương cộng thêm từ Ultimate lớn nhất.
- Bạn nên nhờ supporter team ta stack bãi creep Ancient để sau đó vào đây farm, hoặc bạn có thể chờ đúng thời điểm thì vào stack creep (nếu ở bên Dire).
- Nên tập phản xạ điều khiển Bristleback quay lưng lại mỗi khi đối phương tung skill vào bạn để giảm một lượng lớn sát thương nhận vào.