Mini Guide DOTA 2: Bloodseeker - Kẻ khát máu

PV  - Theo TTVN / Trí Thức Trẻ | 18/03/2014 0:00 AM

Chúng ta hãy cùng tìm hiểu cách thức để biến Bloodseeker thành một con quái vật thực sự trong DOTA 2.

Bloodseeker là hero DOTA 2 theo hướng ganker - carry - jungle. Với bộ skill đuổi bắt, silence và tăng damage, nếu không bị thọt từ quá sớm thì Bloodseeker hoàn toàn có thể khiến cả team đối phương phải "sống trong sợ hãi".

Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn cách chơi Bloodseeker theo hướng "Jungling Bloodseeker Carry". (Bài viết tham khảo thông tin tại dotafire.com)

Thông tin cơ bản

Mini Guide DOTA 2: Bloodseeker - Kẻ khát máu 1

Hero skill

Mini Guide DOTA 2: Bloodseeker - Kẻ khát máu 2
Bloodrage

Sử dụng lên một unit chỉ định, giúp unit đó tăng damage nhưng không thể sử dụng phép và đồng thời phải hứng chịu một lượng damage theo thời gian.

- Tầm sử dụng: 600
- Thời gian hiệu ứng: 6/7/8/9s
- Damage tăng thêm: 30%/60%/90%/120%
- Damage hứng chịu theo giây: 20
- Mana tiêu hao: 80
- Thời gian hồi chiêu: 12/10/8/6s

Bloodrage là một con dao hai lưỡi khi có thể khiến đối phương, đồng đội hoặc chính bản thân mình không thể sử dụng phép trong thời gian dài. Hãy sử dụng skill này lên bản thân mình nếu bạn muốn loại bỏ hoàn toàn trạng thái slow hay những buff xấu đang phải hứng chịu.

Có thể dùng nó để deny chính bản thân hoặc đồng đội (trong trường hợp chắc chắn phải chết mà không muốn đối phương ăn mạng). Hãy cân nhắc sử dụng skill này lên hero đối phương trừ khi chúng đang có lượng máu thấp và không thể regen.

Mini Guide DOTA 2: Bloodseeker - Kẻ khát máu 3

Trong các trường hợp đối đầu, có thể sử dụng Bloodrage lên chính bản thân để tăng damage. Tuyệt đối không spam skill này lên hero địch bởi dù chúng có bị mất máu nhưng bạn sẽ bị thiếu hụt mana nghiêm trọng đồng thời đối phương cũng được tăng damage không ít. Skill này chỉ nên tăng 1 điểm vào thời gian đầu.

Mini Guide DOTA 2: Bloodseeker - Kẻ khát máu 4
Blood Bath (skill bị động)

Bloodseeker sẽ được hồi máu mỗi khi giết hoặc deny một unit bất kì. Lượng máu được hồi sẽ dựa trên % máu tối đa của unit bị tiêu diệt. Nếu một hero đối phương bị tiêu diệt trong bán kính 325 đối với Bloodseeker mà anh ta không phải là người ra tay thì vẫn được hưởng nguyên hiệu ứng hồi máu này.

- Lượng máu hồi khi tiêu diệt, deny Hero: 10%/20%/30%/40% lượng máu tối đa
- Lượng máu hồi khi tiêu diệt, deny creep: 10%/15%/20%/25% lượng máu tối đa

Một skill tuyệt vời và tất nhiên, với build đi rừng thì bắt buộc phải max Blood Bath đầu tiên.

Mini Guide DOTA 2: Bloodseeker - Kẻ khát máu 5
Thirst (skill bị động)

Cho phép Bloodseeker tầm nhìn của hero đối phương nếu chúng đang còn ít máu. Tăng thêm một lượng lớn tốc độ di chuyển và damage nếu Thirst được kích hoạt.

- Phạm vi: Toàn bản đồ
- % máu kích hoạt: 50
- True Sight: 10/15/20/25
- Tăng tốc độ di chuyển: 7/14/21/28%
- Tăng damage: 5/15/25/35
- Hiệu ứng này không có tác dụng trên bóng của Hero.

Phạm vi toàn bản đồ là cái gì đó quá khủng khiếp, nó có thể giúp ích cực nhiều cho các nuker team bạn, chẳng hạn như Invoker. Ưu tiên max skill này ngay sau Blood Bath.
 
Mini Guide DOTA 2: Bloodseeker - Kẻ khát máu 6
Rupture

Gây một lượng damage lên hero địch chỉ định, nếu hero đó tiếp tục di chuyển trong thời gian hiệu ứng của skill thì sẽ bị mất máu tỉ lệ với quãng đường di chuyển.

- Tầm sử dụng: 1000
- Thời gian hiệu ứng: 7/8/9s
- Damage ban đầu: 150/250/350
- Damage nhận thêm nếu di chuyển: 20%/40%/60%
- Mana tiêu hao: 150/200/250
- Thời gian hồi chiêu: 70/60/50s

Skill làm nên tên tuổi của Blood và cũng là skill khiến con mồi không thể tháo chạy. Tuy nhiên nó lại có thể bị hóa giải đơn giản với chỉ một item Town (đây là vấn đề với bất cứ người chơi cầm Bloodseeker nào). Ngoài ra đối phương cũng có thể đối phó với Rupture bằng việc lên cho mình Linken.

Cách tăng skill

Mini Guide DOTA 2: Bloodseeker - Kẻ khát máu 7

Bloodseeker là một tướng agility có thể snowball cực mạnh. Tác giả rất hứng thú khi so sánh giữa Bloodseeker và Lycanthrope (đều có thể đạt được tốc độ di chuyển khủng đồng thời gây ra một lướng lớn sát thương khi tấn công).

Như đã nói ở trên, chúng ta sẽ tìm hiểu cách chơi Bloodseeker theo hướng đi rừng. Nó có nghĩa là bạn sẽ phải ở gần trụ safe lane để dễ dàng ăn creep hơn đồng thời giảm thiểu tối đa sự quấy rối tới từ tướng địch.

Bạn cần phải nhanh chóng sở hữu một số core item trước khi bắt đầu đi gank vì hero địch hoàn toàn có thể vô hiệu hóa đợt gank của bạn chỉ với Town Portal Scroll.

Cách chơi Bloodseeker đi rừng

Hướng lên đồ
Mini Guide DOTA 2: Bloodseeker - Kẻ khát máu 8

Item khởi điểm sẽ là Stout Shield và Ring of Regen. Lượng damage block từ Stout Shield là rất tuyệt ở thời điểm đầu, nhưng chỉ ít lâu sau đó nó sẽ trở nên kém hiệu quả và bạn cần up nó lên thành Poor Man's Shield. Bạn cũng cần tăng chỉ số Agi của mình với Power Treads.

Ring of Regen cho bạn đủ lượng máu hồi, bạn sẽ không cần phải mua bình máu hoặc Tango. Ngoài ra sau này nó cũng có thể dùng để up lên item Vladmir.

Magic Stick cũng có thể là sự lựa chọn hợp lý nếu bạn phải đối đầu với những hero có khả năng spam skill như Zeus. Tuy nhiên, nếu trong trường hợp bạn xanh thì hãy bỏ qua Magic Stick để lên thẳng Vladmir.

Mini Guide DOTA 2: Bloodseeker - Kẻ khát máu 9

Force Staff (gậy đẩy) là một core item cho Bloodseeker. Dùng nó để trốn thoát, cứu đồng đội, đẩy hero đối phương vào vị trí thuận lợi để tiêu diệt hoặc đơn giản là gây thêm damage cho kẻ địch đã bị dính Rupture. Tuy nhiên, nếu bạn có thể chơi một cách cơ động và làm chủ thế trận, hãy lên Skull Basher (búa bash), khi đó hầu như chẳng có kẻ địch nào có thể chạy thoát khỏi bạn.

Ngoài ra, Blood cũng có thể lên Sange and Yasha. Nếu bạn lựa chọn món đồ này, hãy lên Yasha trước. Đây là món đồ tăng tốc độ di chuyển, tốc độ đánh và hiệu ứng làm chậm đặc biệt phù hợp với lối chơi "Gank toàn tập".

Trong trường hợp gank thành công và có nhiều mạng, bạn có thể cân nhắc lên một số món đồ như Boots of Travel, BKB, Butterfly, Radiance, up búa Bash 2, Satanic, Heart of Tarrasque…

Early game

Với những món item khởi đầu như trên hãy di chuyển tới safe lane, kiếm một vài điểm kinh nghiệm, last hit/deny trong khi chờ đợi đám creep rừng nhỏ xuất hiện. Nhìn đồng hồ và lùa creep, tiêu diệt đám quái nhỏ rừng mỗi khi chúng xuất hiện.

Nếu bạn đi cùng một carry (sven chẳng hạn), hãy để anh ta solo lane và bạn chỉ cần chú tâm đến bãi creep rừng nhỏ. Trong khoảng thời gian chờ bãi rừng hồi lại, bạn có thể đi ra lane để gây áp lực giúp carry dễ thở hơn, hoặc cũng có thể kiếm vài chỉ số lính nếu cần thiết.

Mini Guide DOTA 2: Bloodseeker - Kẻ khát máu 10

Bạn không cần rune vào thời điểm này tuy nhiên bạn cũng nên để ý đến nó nếu người đi mid của bạn không lấy. Với một ganker thì mọi rune đều là hữu dụng (trừ illusion bởi nó hơi vô dụng nhưng có thể dùng nó để hỗ trợ farm).

Tuyệt đối không đi gank hoặc feed trước khi bạn đạt đủ level yêu cầu. Nếu bạn sớm bị mất 2-3 mạng, nó không có nghĩa là trận đấu đã kết thúc với bạn nhưng hậu quả của nó thì thật khó tưởng tượng. Vậy nên thời điểm này tốt nhất là ở gần đồng đội và hỗ trợ lẫn nhau.

Mid game

Với Vladmir và Skull Basher bạn có thể solo Roshan. Bạn có thể thử nhưng một lời khuyên cho bạn là nên sử dụng Smoke để tránh bị phát hiện bởi ward đối phương. Luôn giữ lượng mana đủ cho combo 2 skill, nếu cần có thể chuyển đổi Power Treads trước khi dùng skill.

Với Vladmir và Force Staff thì có lẽ mana cũng như mana regen không phải mối bận tâm lớn. Hãy tạo một sự cân bằng tốt giữa hỗ trợ team chiến đấu và farm. Luôn nhìn minimap và teleport tới khu vực team đang combat, đi gank hoặc bị gank. Tìm vị trí thật tốt để thực hiện bộ combo lên hero đối phương. Cố gắng tìm kiếm những kẻ địch còn ít máu, khi Thirst kích hoạt thì Bloodseeker sẽ trở thành một kẻ đi săn nguy hiểm.

Mini Guide DOTA 2: Bloodseeker - Kẻ khát máu 11

Late game

Bạn cần phải tạo được một sức ép đủ lớn lên team đối phương vào thời điểm này. Không nên để mất mạng (thông thường nếu gank tốt thì Bloodseeker sẽ sở hữu chỉ số ổn, và khi đó một lần mất mạng dưới tay carry của team địch thôi cũng sẽ mang lại hậu họa khôn lường).

Không nên dừng farm, hãy cố tích góp đủ tiền để buy back. Lúc này Boots of Travel sẽ là item cực kì hữu dụng. Nó khiến Bloodseeker trở nên cơ động hơn, dễ dàng tham gia combat hoặc đẩy lane.

Kết

Bloodseeker là một hero mạnh nhưng khá mỏng manh đồng thời rất phụ thuộc vào việc farm cũng như có mạng để lên được item. Hero này có thể tiêu diệt hầu hết các đối thủ trong cuộc đấu 1 vs 1 bởi lượng damage dồn trong một thời điểm lớn.

Tuy nhiên, việc sử dụng Bloodseeker cũng như một con dao hai lưỡi, hero này có thể tạo hiệu ứng snowball cực mạnh lên khắp các lane nhưng cũng sẽ phế không gượng dậy được nếu sớm thọt ở thời điểm đầu. Hãy chắc chắn rằng bạn có thể kết liễu đối phương sớm hoặc có đồng đội hỗ trợ, nếu không kẻ địch chỉ đơn giản là đứng im và tele về nhà.

(Nguồn tham khảo: dotafire.com)