Mặt tối của manga Nhật Bản mà không phải ai cũng biết

ChubyWTF  - Theo Trí Thức Trẻ | 17/07/2015 12:19 PM

Manga, Video-game, Một căn phòng bừa bãi, Sự cô lập... đó là nhưng gì ngắn gọn nhất bạn có thể miêu tả về Hikikomori.

https://armchairjapanophile.files.wordpress.com/2014/09/hikikomori.jpg?w=596&h=463

Hàng triệu thanh niên Nhật Bản hiện đang phải đối mặt với một vấn nạn vô cùng đáng sợ có tên gọi "Hikikomore". Để cho bạn đọc dễ hiểu thì Manga, Video-game, một căn phòng bừa bãi, sự cô lập, xa rời đời sống xã hội thường ngày... đó là nhưng gì ngắn gọn nhất bạn có thể miêu tả về Hikikomori.

Trong tiếng Anh, N.E.E.T (Not in Education, Employment, or Training) là từ thường dùng để chỉ những người sống ăn bám, không tham gia học tập, làm việc hoặc tập huấn cho bất cứ chương trình hay tổ chức nào. Ban đầu, NEET là từ xuất phát ở Vương quốc Anh, nhưng ở những quốc gia như Hàn Quốc, Đài Loan hay Nhật Bản, mọi người cũng đã quen và sử dụng từ này để chỉ những kẻ ăn bám trong xã hội.

Tuy nhiên, tại Nhật Bản, Hikikomori lại không đơn thuần là một danh từ để bêu xấu hay chỉ trích. Hikikomori là một căn bệnh hay một biến thể của chứng trầm cảm đang ảnh hưởng đến gần 1 triệu người tại đất nước mặt trời mọc. Một điểm tương đồng giữa những người mắc hội chứng Hikikomori vs những NEET là họ đều không có việc làm, không trong giai đoạn tập huấn và cũng không tham gia bất kỳ khóa học hay trường học nào.

Nhưng không chỉ dừng lại ở đó, điều đáng lo ngại là những Hikikomori còn tự tách mình ra khỏi cuộc sống xã hội, bạn bè, thậm chí là cả gia đình, người thân. Trong một số trường hợp, những người này còn tuyệt nhiên đóng kín cuộc sống của bản thân với thế giới xung quanh trong hàng năm trời, trong những trường hợp tệ nhất của hội chứng Hikikomori, người bệnh có thể biệt lập với cuộc sống xung quanh tới 30 năm. Nguyên nhân chủ yếu gây ra hội chứng này là những người mắc phải (đa phần là nam giới) đã quyết định rời bỏ xã hội này khi họ vấp ngã trong cuộc sống và khiến họ cảm thấy chán nản, bế tắc.

Sufferers of Hikikomori have such severe social withdrawal they isolate themselves in their bedroom

Manga, Video-game, một căn phòng bừa bãi, sự cô lập, xa rời đời sống xã hội thường ngày... đó là nhưng gì ngắn gọn nhất bạn có thể miêu tả về Hikikomori.

Pictured is the subject of French documentary Hikikomori, A Deafening Silence - available online

Hikikomori là một căn bệnh hay một biến thể của chứng trầm cảm đang ảnh hưởng đến gần 1 triệu người tại đất nước mặt trời mọc.

The social and health crisis plaguing almost one million Japanese people, and affecting the countrys economy

Tuy nhiên, không phải vì những người mắc hội chứng Hikikomori muốn biệt lập hoàn toàn với cuộc sống bên ngoài mà xã hội có thể bỏ rơi họ. Hiện nay, có không ít những chuyên gia ở Nhật phải đang cố gắng để nghiên cứu về hội chứng này và ngăn chặn nó thâm nhập vào thế hệ tiếp theo của Nhật Bản. Một lẽ tất yếu, hội chứng Hikikomori bắt đầu ở một người bệnh chỉ khi họ gặp những rào cản, khó khăn trong cuộc sống hoặc những trắc trở, khó khăn đã khiến họ rơi vào trạng thái tuyệt vọng, lúc này, khi tách biệt bản thân với cả xã hội, không ai khác ngoài chính những Hikikomori là những người đang phải chịu đựng nhiều nhất.

Bác sĩ Takahiro Kato, khi còn là sinh viên, đã từng lâm vào tình cảnh đó, và có lẽ hơn ai hết, ông là người hiểu rõ, cảm thông nhất đối với những người trẻ tuổi đang mắc phải hội chứng Hikikomori.

One of the few hikikomori experts in Japan, Dr Takahiro Kato, suffered from the condition as a student and is now working to prevent it from having a widespread affect on the next generation

Bác sĩ Takahiro Kato, người rất am hiểu về hội chứng Hikikomori.

Theo bác sĩ Takahiro Kato, những người mắc phải hội chứng này là những người trẻ tuổi, họ có tương lai rộng mở phía trước, do đó, hội chứng Hikikomori không chỉ ảnh hưởng đến bản thân người bệnh, mà còn khiến cho cả xã hội lẫn nền kinh tế Nhật Bản có khả năng trở nên trì trệ.

Cuộc sống hàng ngày của một Hikikomori vô cùng đơn giản, họ chìm trong giấc ngủ ngày, và khi đêm xuống, cuộc sống của họ lại tiếp tục khép kín trong những bức tường với màn hình máy tính và nhưng cuốn manga. Vậy làm cách nào để họ sống qua ngày?

Về bản chất, rất khó có thể tìm được một người mắc hội chứng Hikikomori sinh trưởng trong một gia đình nghèo khó. Những Hikikomori thường là những đứa con trai của những gia đình từ tầng lớp trung lưu trở lên, và họ có thể sống hết ngày này qua ngày khác nhờ sự viện trợ những yếu phẩm cần thiết cho cuộc sống như đồ ăn, thức uống, tiền hóa đơn hàng tháng từ gia đình.

Tuy nhiên, cũng do sinh trưởng từ những gia đình thuộc tầng lớp trung lưu trở lên, những Hikikomori thường chịu khá nhiều áp lực từ gia đình trong những vấn đề như học vấn, nghề nghiệp, gia đình…những áp lực này cũng chính là nguyên nhân lớn đẩy họ vào cuộc sống biệt lập khi vấp ngã hay không đạt được những chỉ tiêu mà gia đình từng đặt cho.

Yuto Onishi, 18, from Tokyo had not left his bedroom for almost three years before he sought treatment

Yuto Onishi, 18 tuổi, tới từ Tokyo đã 3 năm không rời khỏi phòng ngủ của mình.

Theo bác sĩ Kato, để đưa người bệnh trở lại với cuộc sống bình thường, liệu pháp trị liệu cần phải hướng tới không chỉ bệnh nhân mà còn cả người thân của Hikikomori.

Bác sĩ Kato đang cùng với những chuyên gia tại Đại học Kyushu tiến hành nghiên cứu cả về mặt xã hội học lẫn tâm sinh lý của những Hikikomori nhằm đưa ra liệu pháp điều trị hiệu quả nhất.

Hikikomori and counsellors at Dr. Saito Tamakis clinic at the Sofukai Sasaki Hospital near Tokyo

Ông chia sẻ: “Hầu hết các nghiên cứu trước đây đều chỉ tập trung ở khía cạnh tâm lý học, tuy nhiên hội chứng Hikikomori không đơn thuần chỉ là một chứng bệnh về thần kinh. Liệu pháp chủ yếu mà chúng tôi đang thực hiện là liệu pháp tâm lý, đặc biệt là liệu pháp điều trị về tâm lý theo nhóm vì những những Hikikomori không hào hứng với việc giao tiếp với người khác nên họ sẽ cần có những trải nghiệm về giao tiếp theo nhóm.

Không chỉ có vậy, những gì chúng tôi sẽ làm không chỉ là chuẩn đoán về bệnh, tôi và những cộng sự của mình còn hi vọng có thể dự đoán được cả về những tác hại của hội chứng Hikikomori”.