Lý giải phong độ đáng thất vọng của DOTA 2 Trung Quốc trong thời gian gần đây

zhimzhim  - Theo Trí Thức Trẻ | 23/03/2016 12:08 PM

Đối với tất cả người hâm mộ DOTA 2 Trung Quốc, giải đấu Shanghai Major là một thất bại vô cùng cay đắng. Câu hỏi được đặt ra: điều gì đã khiến các đội Trung Quốc xuống dốc thảm hại tại Major lần này?

Ngày 3 tháng 3 năm 2016 là ngày đen tối nhất trong lịch sử DOTA 2 Trung Quốc. Không có bất kì đội Trung Quốc nào tham dự Shanghai Major lọt vào top 8. Đối với tất cả người hâm mộ Trung Quốc đến xem giải đấu này, đây là một thất bại vừa cay đắng vừa nhục nhã. Câu hỏi được đặt ra là: điều gì đã khiến các đội Trung Quốc xuống dốc thảm hại tại Major lần này?

Thất bại chiến thuật tại Thượng Hải

Nhìn lại thất bại của các đội Trung Quốc ở Shanghai Major dưới góc nhìn chiến thuật, hiển nhiên là họ có hero pool nhỏ hơn rất nhiều và thiếu hiểu biết về bản patch hiện tại. Kết quả là, họ phải dành lượt ban của họ cho những hero như Enigma và Chen của Puppey hay Earth Spirit của Jerax.

CDEC Gaming cũng gặp vấn đề tương tự ở vòng chung kết TI5 khi họ phải ban đi Techies của Evil Geniuses vì họ chẳng hề có kinh nghiệm đối đầu với Techies. Vài năm trở lại đây, các đội tuyển đến từ Trung Quốc hầu như không có sự sáng tạo trong khâu draft. Ngay cả khi Alliance gần như chỉ dùng Io để chiến thắng TI3, các đội Trung Quốc vẫn không công nhận sức mạnh của hero này.

Sau khi TI5 kết thúc tới giờ, các đội Trung Quốc gần như chỉ sao chép lại các pick trong meta của các đội phương Tây đã tạo ra. Ví dụ như thường xuyên dùng Outworld Devourer sau 6.86. Duy chỉ có EHOME là ngoại lệ khi họ đã tạo ra lối chơi mang đậm dấu ấn của bản thân, xoay quanh hero pool hạn chế nhưng hợp meta của Old Eleven.

Vì vậy, hầu như tất cả các đội Trung Quốc luôn luôn đi sau các team phương Tây một bậc về khâu draft. Ngoài ra, hero pool của các đội Trung Quốc cũng rất hạn chế. Họ rất hay sử dụng Morphling nhưng đáng tiếc là lối đánh bị động như vậy không hợp với meta.

Tương tự, ở Shanghai Major không có đội Trung Quốc nào có khả năng chơi tốt Enchantress (Chuan là ngoại lệ) và Beastmaster, 2 trong số các hero tỏ ra rất mạnh tại Major lần này. Các đội phương Tây có thể gây uy hiếp lớn với những hero như vậy một phần là vì các đội Trung Quốc không biết cách đối phó, phần còn lại là vì chính họ cũng không biết chơi những hero đó.

Sự phân bổ player không đều

Các tổ chức gaming Trung Quốc có xu hướng cực kì bảo thủ khi thành lập đội hình. Trước TI5 chúng ta chỉ thấy nhiều nhất là 3 player nổi trội ở đấu trường phương đông. Là một trong những nơi có các trận đấu ranked khắc nghiệt nhất, Trung Quốc hoàn toàn không thiếu tài năng mới.

Thay vào đó, họ thiếu cơ hội để có mặt trong các đội hàng đầu vì các player kì cựu đáng tin tưởng hơn đối với các tổ chức. Do vậy, các player rank cao của Trung Quốc bị kẹt giữa 2 tảng đá cứng, họ khao khát chứng tỏ bản thân nhưng lại không có cách nào để thực hiện điều đó.

Tuy nhiên, sự thành công của CDEC Gaming tại TI5 đã làm các tổ chức có một cách nhìn mới. Như LaNm đã nói trên Weibo sau khi biết được thứ hạng của CDEC tại TI5: “TI5 là một cột mốc lịch sử cho nền DOTA Trung Quốc. Sự thành công của CDEC sẽ phá tan định kiến rằng tài năng trẻ không thể thành công nếu thiếu chỉ dẫn của các lão tướng.

Đấu trường chuyên nghiệp của các player trẻ tuổi sẽ mang tới thời kì thống trị của nền DOTA Trung Quốc trong tương lai không xa, tiến lên nào CDEC!”. Sau TI5, các đội Trung Quốc bắt đầu thành lập các đội trẻ như Newbee Young, Vici Gaming Potential, iG Vitality và nhiều đội khác nhằm tái hiện lại thành công của CDEC.

Dù rằng những điều này có vẻ triển vọng trên lý thuyết, nỗ lực để đạt được chúng của các tổ chức rất hạn chế. Hầu hết các đội trẻ đó vẫn không được khán giả biết đến và họ không được mời tham dự ở nhiều giải đấu. Trận đấu cuối cùng được ghi lại của Newbee Young là 2 tháng trước ở vòng loại MDL. Vì vậy các player trẻ phải tự đấu với nhau và bay pub để luyện tập.

Ngoài sự khó khăn gặp phải bởi các player trẻ, một vấn đề cơ bản khác là sự bão hòa của các lão tướng. Như đã nói trên, các tổ chức Trung Quốc thường rất cứng nhắc trong việc sử dụng các player cũ thay vì cho các player mới cơ hội cọ xát ở môi trường đỉnh cao.

Do vậy một số player kì cựu sẽ dễ mất động lực thi đấu vì họ biết rằng vị trí của họ không thể bị thay thế. Ngoài ra, thành tựu trong quá khứ của họ cũng là lý do để các lão tướng này cho phép bản thân lười biếng. .

Đối mặt với sự phân bố độ tuổi không đều trong cộng đồng player DOTa chuyên nghiệp ở Trung Quốc, cùng với dó là các quyết định khó hiểu của các tổ chức và ông chủ của các đội, việc trình độ DOTA của Trung Quốc tụt dốc là điều khó tránh khỏi.

Tương lai nào cho nền DOTA Trung Quốc?

Với sự cải tổ đội hình lớn trước khi đóng cửa kì chuyển nhượng cho Spring Major, chắc chắn rằng các đội Trung Quốc đã bắt đầu tìm player mới cho đội hình của họ. Có tin đồn rằng Newbee sẽ thay máu hoàn toàn để kết hợp các player trẻ và các lão tướng ở trong đội hình chinh và Newbee Young.

Điều quan trọng là các player trẻ có cơ hội để thi đấu ở một cấp độ cao hơn để họ có thể hoàn thiện khả năng đưa ra quyết định và tích lũy kinh nghiệm tại các giải LAN. Vici Gaming cũng được đồn là sẽ có thêm 2 player mới trong đội hình chinh của họ - một trong số đó là Snake, một player mới và _Victoria từ CDEC.A. Nếu những tin đồn trên là thật thì các tổ chức Trung Quốc đã bắt đầu nhận ra tầm quan trọng của các tài năng trẻ và đặt bước đi đúng hướng đầu tiên.

Nếu các đội Trung Quốc có thể có thời gian để tạo ra các chiến thuật mới và mở rộng hero pool qua việc luyện tập, khoảng cách giữa họ và các đội phương tây sẽ mau chông thu hẹp. Nhưng quan trọng nhất là ngọn lửa đam mê và tinh thần vươn lên của các player. Nếu các player không thể chuyên tâm hoàn thiện bản thân, nền DOTA Trung Quốc sẽ mãi mãi không thể tiến lên được.