Trận chung kết The International 4 vừa rồi của DOTA 2 đã được kênh truyền hình thể thao nổi tiếng ESPN chiếu trên kênh ESPN 2 tại Mỹ. Đây là một bước tiến lớn cho DOTA 2 nói riêng và eSports nói chung. Việc được chiếu trên hệ thống kênh truyền hình chứng tỏ được sự chú ý của công chúng cho một giải đấu với quỹ giải thưởng gần 11 triệu đô, mà trong đó phần lớn là được đóng góp bởi chính cộng đồng.
ESPN – kênh truyền hình chiếu trận chung kết TI 4.
Thế nhưng, liệu DOTA 2 hay bất cứ một môn thể thao điện tử nào khác có cần phải lên sóng truyền hình để có được “sự công nhận” từ phía công chúng?
Theo tôi, DOTA 2 hay bất cứ một môn thể thao điện tử nào đều không cần truyền hình để tồn tại.
Hãy nhìn lại cộng đồng quan tâm đến thể thao điện tử, đó hẳn là thế hệ những thanh thiếu niên từ 15, đôi mươi hay có những trường hợp trên 30 tuổi. Và nếu như có hơn 1.5 triệu người xem trận chung kết TI 4 online, thì con số đó quả là quá xa xỉ nếu tính trên hệ thống truyền hình. Một lý do quá đơn giản là đối tượng thường xuyên xem TV và xem TV như một hình thức cung cấp thông tin chính hằng ngày thường không phải thuộc độ tuổi hứng thú với thể thao điện tử. Tại sao lại vất vả đem eSport lên TV khi phần lớn cộng đồng chơi DOTA 2 hay thể thao điện tử đang dần dần mất đi thói quen xem TV hằng ngày?
Key Arena – Khoảnh khắc Newbee đăng quang vô địch tại TI 4.
Hãy thử nhẩm tính xem, một ngày bạn xem TV được bao nhiêu lâu và nếu cần xem một trận DOTA 2 lớn, bạn sẽ chọn giải pháp xem trên TV hay xem trực tiếp trên máy tính? Đặc biệt vào thời đại ngày nay khi chỉ cần một cổng HDMI là người dùng có thể dễ dàng nối trực tiếp máy tính sang TV để thưởng thức với màn hình lớn và những tiện ích mà chỉ máy tính mới làm được.
So sánh với những chương trình thể thao khác phổ biến hơn, một kênh truyền hình thể thao như ESPN chắc chắn sẽ không dành quá nhiều thời lượng để chiếu toàn bộ các trận đấu trong một giải thể thao điện tử. Vậy, giải pháp để có thể tận hưởng thể thao điện tử trên TV là bằng cách có một kênh riêng chỉ chiếu thể thao điện tử. Nhưng nghĩ lại thì giải pháp này hoàn toàn không giải quyết được gì và dường như chẳng phục vụ cho nhóm người nào cả.
Những người chơi từ trước thì chắc chắn sẽ chọn giải pháp xem bằng máy tính, những người không biết gì về trò chơi thì khó có thể giữ chân họ tại một kênh chỉ toàn chiếu thể thao điện tử được. Rõ ràng, thể thao điện tử đã xây dựng một hình thức xem lý tưởng và phù hợp nhất cho mình bằng các hình thức streaming trên mạng, chứ không phải trên TV.
Những người không biết đến trò chơi có những bình luận khá tiêu cực về việc DOTA 2 được phát sóng trên ESPN.
Và nói rằng thể thao điện tử sẽ nhận được “sự công nhận” hay có thể sánh ngang với các môn thể thao khác bằng việc lên sóng truyền là hoàn toàn sai lầm. Streaming (việc xem online qua các kênh như ingame, các website streaming như Twitch,...) hiện vẫn đang là cách tốt nhất và hiệu quả nhất để tận hưởng những giải đấu thể thao điện tử.
Xu thế chuyển dịch từ TV sang máy tính đã diễn ra trong nhiều năm nay. Khác với thể thao điện tử, thể thao truyền thống không có một công ty nào nắm quyền làm chủ để giải quyết vấn đề kinh tế. Thực tế, eSport nếu không có TV vẫn hoàn toàn có thể sống khỏe và phát triển tốt. Nhưng với thể thao truyền thống, không có TV và những bản hợp đồng tài trợ quảng cáo mà được stream thì liệu chúng có thể tồn tại?
>> Trung Quốc sẽ xuất hiện team Liên Minh Huyền Thoại chuyên nghiệp toàn nữ