Liên Minh Huyền Thoại: Những điểm "bất cập" của Riot Games

Lâm Nguyễn  - Theo Trí Thức Trẻ | 20/05/2015 11:59 PM

Liên Minh Huyền Thoại
01/08/2012 NCB: Riot Games NPH:

Kể từ khi Liên Minh Huyền Thoại chính thức ra mắt, Riot Games đưa ra nhiều chính sách khá bất cập cho các game thủ trên toàn thế giới.

Riot Games – một nhà sản xuất bỗng dưng nổi như cồn sau khi phát hành tựa game Liên Minh Huyền Thoại trên thế giới. Trải qua gần 5 năm phát triển, tựa game này nhanh chóng đạt đến tầm đỉnh cao và đi vào lòng người chơi. Tuy nhiên, dù gì đi nữa, Riot vẫn có một số quy định không vừa lòng người hâm mộ. Chúng ta cùng điểm qua những bất cập trong việc cân bằng của nhà phát hành Liên Minh Huyền Thoại nhé.

cover.jpg

1. Cân bằng game theo kiểu “củ chuối”

Chắc hẳn các game thủ dù chơi Liên Minh Huyền Thoại hay các tựa game khác trên thế giới đều cảm thấy Riot cân bằng game quá “củ chuối”. Đơn giản, khi một vị tướng đang mạnh, đang hot, đang phù hợp với Meta game trên thế giới, Riot nerf chúng bằng cách giảm sức mạnh, giảm đến nỗi không còn ngóc đầu để gượng dậy. Sau một thời gian, chúng trở thành những vị tướng yếu dần đi, Riot lại buff thêm cho chúng để trở lại đấu trường công lí. Tình trạng này không còn quá xa lạ với các game thủ Liên Minh Huyền Thoại kể từ khi chính thức phát hành.

Ngoài ra, một mặt khác cũng ảnh hưởng tới việc cân bằng game chính là ra mắt tướng mới. Mỗi một vị tướng mới được ra mắt, Riot quyết định “nhân nhượng” một chút để cộng đồng game thủ Liên Minh Huyền Thoại trên toàn thế giới cảm thấy chúng hơi Over Power (OP) so với phần còn lại. Từ đó, tướng và trang phục sẽ bán chạy hơn so với mặt bằng chung.

Sau một thời gian, Riot lại nerf chúng xuống để cân bằng với Meta Game và các tướng còn lại. Vì vậy, khá nhiều người không quá ngạc nhiên với cách thức kinh doanh này của Riot. Sắp tới, Ekko đang khá bá đạo ở máy chủ thử nghiệm, hứa hẹn càn quét đấu trường công lý trong thời gian tới.

ww-winrate.jpg

Mạnh nerf, yếu buff, Riot Confirmed.

2. Công tác cộng đồng yếu

Riot có lẽ không quan tâm nhiều đền cộng đồng game thủ mấy. Nơi những người chơi Liên Minh Huyền Thoại trên thế giới bộc bạch, chia sẻ những khúc mắc, tâm tư, tình cảm cùng các mối quan hệ chủ yếu là Reddit và Twitter. Những diễn đàn, nơi hẹn hò của các game thủ Liên Minh Huyền Thoại ở quy mô bình thường và nhỏ, chủ yếu thông qua các trang Web đảm nhiệm về kĩ thuật game chủ yếu.

Một số trang web điển hình như Surrender at 20, Lol Esport,… cũng chỉ thiên về tin tức, giải đáp vấn đề lỗi game chứ không hề nắm bắt tâm lí game thủ. Nói chính xác hơn, chúng thiên về thông báo hơn là nơi trò chuyện, chém gió. Ngoài 2 giải All-star thành công, Riot chưa có thành tựu nào thêm về công tác cộng đồng trên toàn thế giới.

All_star_stage.jpg

All-star được đánh giá là bước phát triển cộng đồng tốt nhất của Riot.

So sánh một chút, Valve khá quan tâm đến những người đang gắn bó với “đứa con cưng” DOTA 2 của mình. Bằng mọi cách, mọi giá, nhà phát hành luôn luôn xem những game thủ đang suy nghĩ gì, đang mong muốn gì để đáp ứng nhu cầu của họ.

So với Liên Minh Huyền Thoại, số lượng Group, diễn đàn đông đảo hơn khá nhiều. Một mặt vì lứa tuổi trung bình chơi game tương đối cao, một phần vì cần yêu cầu về ngoại ngữ, các cộng đồng DOTA 2 hoạt động sôi nổi và có văn hóa.

purchase_compendium2.png

The Compendium mang đến cho Valve quá nhiều thứ.

Những thành công về giải thưởng The International cũng là thành tựu về công tác cộng đồng của Valve. Dù không thể sánh với Riot nhưng khi biết hợp sức cộng đồng, Valve vẫn vượt trội hơn rất nhiều về tổng giải thưởng các giải đấu quốc tế.

3. Doanh thu cao nhưng keo kiệt

Ngay từ những ngày đầu tiên, khó ai có thể tin tưởng Liên Minh Huyền Thoại sẽ phát triển rực rỡ như thế này. Riêng nói về doanh thu game, khó có một tổ chức nào thành công như Riot thông qua tựa game được nhiều người yêu thích nhất kể từ trước đến nay. Trải qua bao năm phát triển, số lượng người chơi, độ phủ sóng, quy mô các giải đấu,… ngày càng phát triển và đa dạng theo thời gian. Nhờ đó, Riot thu về một khoản bội thu kể từ khi phát hành.

Tuy nhiên, không ít game thủ trên toàn thế giới cho rằng Riot quá keo kiệt trong chế độ đãi ngộ các game thủ. Các giải Liên Minh Huyền Thoại quy mô quốc tế liên tiếp được tổ chức nhưng phần thưởng không hề cao so với mức sống của các đội tuyển.

Cách đây gần 4 năm, Taipei Assasin nhận được 1 triệu đô cho đội vô địch. Năm ngoái, Samsung White cũng chỉ nhận được 1 triệu đô sau khi đánh bại phần còn lại của thế giới. Trải qua thời gian, đồng tiền mất giá, đời sống game thủ cũng rất khác nên ít nhất Riot cũng cần tăng gấp đôi tiền thưởng.

s4-lol-prize-pool.png

Phần thưởng hạn hẹp của chung kết mùa 4.

Chứng kiến phần thưởng TI toàn tầm 10 triệu đô, các game thủ Liên Minh Huyền Thoại không khỏi buồn lòng. Dù đó chỉ là tổng tiền thưởng nhưng đội đứng đầu ít nhất cũng nhận được một nửa số tiền trên.

Screenshot_11.jpg

Chỉ với một bước hợp sức cộng đồng, TI 4 có tổng tiền thưởng cao chót vót.

4. Chèn ép các khu vực Hàn Quốc

Hàn Quốc và Trung Quốc là hai cái nôi lớn nhất trong ngành công nghiệp và phát triển game. Với Hàn Quốc, họ dựa trên một nền công nghiệp game StarCraft đã có sẵn, còn với Trung Quốc, thời DOTA 1, Ehome, LGD, Nirvana cũng đã từng làm cỏ cả thế giới bằng chiến thuật nuôi rùa.

Chỉ trong một năm phát triển, dù sinh sau đẻ muộn hơn Châu Âu và Bắc Mĩ, Hàn Quốc và Trung Quốc đạt đến tầm đỉnh cao của Liên Minh Huyền Thoại. Nói về Hàn Quốc, họ chuẩn mực đến từng chi tiết: Nhân sự, kĩ năng cá nhân, môi trường luyện tập, chiến thuật, huấn luyện viên và cả chế độ, lịch sinh hoạt thuộc mảng hậu cần. Kể từ khi SKT nổi lên như vị thần, Hàn Quốc không tìm thấy đổi thủ trên đấu trường Liên Minh Huyền Thoại quốc tế.

LOL14CHMAPS_610.jpg

Samsung White từng thống trị thế giới giờ đang ở đâu?

Chính vì thế, để không bị mất khách, Riot quyết định đì bằng được Hàn Quốc và Trung Quốc để cho các đội châu Âu, Bắc Mĩ phát triển. Bằng 2 bộ luật: “Mỗi tổ chức chỉ có một đội tuyển đại diện” và “mỗi đội được sở hữu 2 thành viên ngoại quốc”, các Gosu Hàn nhanh chóng phải tìm một bến đỗ mới để tiếp tục niềm đam mê của mình.

Hàng loạt các game thủ Hàn Quốc chuyển tới Trung Quốc, Châu Âu, Bắc Mĩ, Đài Loan khiến cho khu vực này nhanh chóng không còn giữ vị trí độc tôn. Dù khá hợp lí nhưng chúng ta vẫn cảm giác “chuối chuối” thế nào ấy. Tuy nhiên, họ làm ra game, họ to họ có quyền, chúng ta chỉ biết thưởng thức giải đấu đỉnh cao mà thôi.

>> Liên Minh Huyền Thoại: Nghi vấn gamer chuyên nghiệp bị tố chậm tiền cày thuê