- Theo Trí Thức Trẻ | 11/01/2016 08:35 PM
Nguyên tắc chung khi cộng bảng bổ trợ mới
Về cơ bản, chúng ta không thể cộng cả 30 điểm vào cùng một bảng được nữa. Trong cùng một bảng (Cuồng Bạo, Khéo Léo, hoặc Kiên Định), chúng ta chỉ có một số điểm cho mỗi hàng (5 điểm cho hàng 1, 3, 5; 1 điểm cho hàng 2, 4, 6). Và bởi vì chúng ta thường cũng không cộng quá chi li như: chính xác 2% tốc độ đánh, chính xác 1.2% tăng sát thương kỹ năng nên về cơ bản chỉ cần chọn 1 trong số những điểm bổ trợ trong cùng một hàng.
Cũng chính vì thế, Riot cho phép chúng ta đi chuyển thoải mái các điểm trên cùng một hàng mà không cần xóa những điểm ở dưới, cũng như chỉ cần nhấp chuột một lần là cộng đủ 5 điểm vào một điểm bổ trợ nếu điểm đó chưa được cộng.
Tuy nhiên cũng có một vài ngoại lệ với nguyên tắc chỉ cộng một trong số các điểm cùng hàng ví dụ như Corki và Kog’maw là hai xạ thủ có lượng sát thương phép tương đối lớn so với những đồng nghiệp xạ thủ khác, và vì vậy bạn có thể chia bớt 2 hay 3 điểm ở hàng 5 bảng Cuồng Bạo sang điểm bổ trợ cộng Xuyên kháng phép.
Cũng vì nguyên tắc trên, chúng ta chỉ có thể cộng tối đa 18 điểm vào cùng một bảng trong bảng bổ trợ, và còn lại 12; cũng có nghĩa là chúng ta chỉ có thể có một điểm then chốt ở hàng 6. Hãy tưởng tượng rằng cứ 2 hàng là 1 “tầng” của bảng bổ trợ, bao gồm 6 điểm để cộng (bởi vì nếu cộng 5 điểm rồi cộng 1 điểm còn lại sang chỗ khác thì sẽ rất không hiệu quả). Theo quy luật này, thay vì có 30 điểm nhiều và rắc rối, chúng ta được chọn 5 “tầng” trong số 9 “tầng” trong bảng bổ trợ, đơn giản dễ hiểu hơn nhiều. Với 5 “tầng” đó, chúng ta có thể chọn cách cộng 3-2-0 hoặc 3-1-1 đều được.
Ngoài ra, chọn bảng bổ trợ theo hệ thống chia “tầng” như vậy cũng sẽ cho game thủ thấy chính xác những điểm đi liền nhau và những thay đổi khi thay đổi bảng bổ trợ. Ví dụ: Nếu bạn chọn Ý Chỉ Thần Sấm thay vì Lửa Tử Thần, game thủ cũng sẽ phải đánh đổi 7% xuyên giáp/kháng phép lấy một lượng xuyên kháng cố định hoặc 5% giảm thời gian hồi chiêu.
Cách cộng bảng bổ trợ đã rõ, giờ chúng ta sẽ đi vào từng bảng một. Mỗi bảng bổ trợ dưới đây có thêm miêu tả mục đích/lý do sử dụng của từng điểm một, và nếu game thủ trả lời “Có” cho câu hỏi nào, hãy cộng vào điểm đó.
Cuồng Bạo
Những điểm cần lưu ý:
Nộ: 5% tốc độ đánh không phải là nhiều cho dù là đầu hay cuối trận, nhưng đối với người đi rừng thiên về đánh thường, Nộ cộng với Tàn Bạo là hai điểm bổ trợ rất quan trọng, bởi vì những lượt đi rừng đầu tiên rất cần sát-thương-theo-thời gian (damage-per-second hay DPS).
Ma Thuật: Những kỹ năng được coi là đòn đánh thường (Đàm Phán của Gangplank, Phát Bắn Thần Bí của Ezreal, hay Bão Kiếm của Yasuo) sẽ vẫn được hưởng 2% sát thương tăng thêm của điểm bổ trợ này.
Gươm Hai Lưỡi: Về cơ bản, điểm bổ trợ này có hiệu ứng là “tất cả mọi người đều chết nhanh hơn”. Vì vậy, nếu bạn có thể theo được lối chơi chớp nhoáng như vậy; hoặc có thể giảm được lượng sát thương nhận về, Gươm Hai Lưỡi là lựa chọn tăng sát thương hợp lý.
Thợ Săn Tiền Thưởng: Mỗi lần bạn tham gia hạ gục một tướng địch, bạn sẽ nhận được thêm 1% tổng sát thương gây ra. Mỗi tướng địch chỉ có thể cho bạn lượng sát thương thêm này một lần, vì vậy, tối đa điểm bổ trợ này cho bạn 5% sát thương (tương đối nhiều). Lý tưởng nhất là bạn có thể lấy đủ 5% càng sớm càng tốt, ví dụ bạn đảo đường nhiều hoặc đi rừng thường xuyên gank.
Đập Liên Hồi và Tia Chớp Xuyên Thấu là hàng điểm bổ trợ hiếm hoi mà bạn nên cân bằng giữa cả hai điểm, tùy thuộc vào tướng của bạn. Cách dễ dàng nhất để chọn đúng điểm bổ trợ ở đây là so sánh sát thương vật lý và phép thuật cuối trận của tướng bạn đang chơi rồi điều chỉnh điểm bổ trợ tương ứng. Ví dụ: Shyvana thường gây khoảng 60% sát thương phép thuật và 40% sát thương vật lý (thay đổi tùy trang bị), vì vậy bạn hãy chia 2 điểm Đập Liên Hồi và 3 điểm Tia Chớp Xuyên Thấu.
Cuồng Huyết Chiến Tướng: Có một vài kỹ năng có tương tác đặc biệt với điểm bổ trợ này, ví dụ Bắn Một Được Hai của Miss Fortune, nếu mục tiêu đầu tiên bị hạ và mục tiêu thứ hai là tướng, sẽ kích hoạt điểm bổ trợ này và cho Miss Fortune hồi máu và tốc độ đánh.
Nhiệt Huyết Chiến Đấu: Để sử dụng hiệu quả điểm bổ trợ này, bạn không chỉ cần tấn công và dùng kỹ năng liên tục để tăng cộng dồn nhanh, mà còn cần tấn công được nhiều lần sau đó để được tối đa lượng sát thương từ điểm bổ trợ này. Một cách ngắn gọn, “đánh nhanh”, “sống lâu”, và “bám dính mục tiêu” là các tiêu chí cần có.
Lửa Tử Thần: Có tỉ lệ tăng sát thương theo chỉ số rất cao (50% sát thương vật lý cộng thêm, 20% sát thương phép thuật) nhưng nếu bạn tung nhiều kỹ năng trúng trong vòng 4 giây đốt của Lửa Tử Thần thì sát thương sẽ bị “lãng phí”, vì lượng sát thương mỗi giây của Lửa Tử Thần là cố định (2 + 12.5% sát thương vật lý cộng thêm + 5% sát thương phép thuật). Vì vậy, lối chơi với Lửa Tử Thần thiên về kiểm soát và rút máu đối phương dần dần.
Khéo Léo
Những điểm cần lưu ý:
Đam Mê Cổ Ngữ: Tăng thời gian hiệu lực bùa Xanh/Đỏ và Sứ Giả Khe Nứt thêm 18 giây; bùa Baron và Rồng 5 tăng 27 giây. Các bùa có được khi Trừng Phạt các loại quái rừng khác nhau không được tăng thời gian hiệu lực. Bởi vì những bùa này bạn đều phải kiểm soát mới có được, hãy tăng khi bạn là, hoặc có đồng đội là một tướng đi rừng có thể chủ động kiểm soát rừng một cách hiệu quả.
Hành Nang Bí Mật: Bình Máu hồi thêm 30 máu và 10 năng lượng. Thuốc Tái Sử Dụng hồi thêm 12.5 máu mỗi lần sử dụng, lên đến 25 máu khi dùng hết. Thuốc Của Thợ Săn hồi thêm 6 máu và 3.5 năng lượng mỗi lần, lên đến 48 máu và 28 năng lượng khi dùng hết. Bình Thuốc Biến Dị hồi thêm 15 máu và 5 năng lượng mỗi lần, lên tới 45 máu và 15 năng lượng khi dùng hết. Có tác dụng tăng thời gian hiệu lực với các bình Dược Phẩm.
Thích Khách: Sẽ bị mất tác dụng nếu có một tướng đồng minh trong bán kính 800 xung quanh bạn (8 Teemo). Thường có hiệu quả hơn khi bạn là đấu sĩ đường trên đi đẩy lẻ, thay vì sát thủ như tên gọi.
Tàn Nhẫn: Nếu bạn hạ gục một tướng địch từ đầy máu đến chết, Tàn Nhẫn tương đương 2% sát thương tăng thêm. Nhưng nếu bạn là người kéo máu địch cho đồng đội kết liễu (ví dụ các pháp sư tầm xa), điểm bổ trợ này không hiệu quả.
Đạo Tặc: Chỉ có tác dụng với đòn đánh thường và các kỹ năng có hiệu ứng trên đòn đánh. Phân biệt cận chiến và đánh xa bằng tầm đánh thường của tướng, chứ không phải khoảng cách tấn công của đòn đánh hay kỹ năng được sử dụng.
Chuẩn Xác: Lượng xuyên kháng của điểm bổ trợ này sẽ luôn lớn hơn Đập Liên Hồi và Tia Chớp Xuyên Thấu bên bảng Cuồng Bạo nếu mục tiêu của bạn có ít hơn 71 đến 200 giáp (dựa theo cấp độ), và 43 đến 120 kháng phép (dựa theo cấp độ). Vì thế, Chuẩn Xác có lợi hơn khi tấn công các mục tiêu yếu mềm, còn hai điểm bổ trợ kia bên bảng Cuồng Bạo sẽ mạnh hơn khi tấn công tướng đỡ đòn hay đấu sĩ.
Xung Kích Bão Tố: Một yếu điểm của điểm bổ trợ này là nó sẽ không kích hoạt nếu bạn kết thúc một vị tướng không còn đủ 30% máu tối đa; vậy nên đừng chỉ rình đánh phát cuối, hãy dồn sát thương hết mình và sớm hơn.
Phong Ngôn Chúc Phúc: Bạn sẽ không nhận được thêm giáp và kháng phép khi hồi máu hay bọc lá chắn cho chính mình, nhưng tất cả khả năng hồi máu và bọc lá chắn của bạn vẫn sẽ được tăng hiệu quả. Cộng dồn với Giáp Cổ Ngữ, tăng hiệu lực hồi máu và tạo lá chắn lên 118.8%. Ngoài ra, điểm bổ trợ này không có tác dụng lên tốc độ hồi máu tự nhiên của bạn.
Kiên Định
Những điểm cần lưu ý:
Giáp Cổ Ngữ: Cộng dồn với Phong Ngôn Chúc Phúc, cũng như tăng hiệu quả của Phục Hồi và Bền Bỉ.
Sáng Suốt: Cộng dồn với Giày Khai Sáng Ionia và Phù Phép Thời Không. Ví dụ: Tốc Biến với điểm bổ trợ Sáng Suốt và trang bị đó sẽ được giảm thời gian hồi chiêu từ 300 giây xuống 191 giây.
Nhanh Nhẹn: Những vị tướng cần bám mục tiêu, đánh thường và sử dụng kỹ năng nhiều sẽ rất cần chỉ số Kháng Hiệu Ứng và Kháng Làm Chậm, đặc biệt là những vị tướng dựa nhiều vào hút máu như Aatrox. Tuy nhiên, bạn cũng cần một độ cứng nhất định để hứng chịu những hiệu ứng khống chế, bởi chúng thường đi kèm với sát thương – nếu bạn là một xạ thủ chết trong 1.5 giây thì việc giảm thời gian trói Khóa Bóng Tối từ 3 xuống 2.7 giây chẳng có ý nghĩa gì cả.
Thần Hộ Mệnh Huyền Thoại: Ngược lại, có những vị tướng chẳng quan tâm đến việc bị khống chế. Garen bị choáng vẫn không ngừng xoay, Nautilus có thể tung chiêu làm tròn vai trước khi bị khống chế. Với những vị tướng như thế này, vị trí của họ là giữa lòng địch thủ, và càng sống lâu họ càng nguy hiểm. Điểm bổ trợ này hoàn thiện khả năng sống sót của họ.
Quyền Năng Bất Diệt: Cần lưu ý là bạn sẽ bắt đầu hút máu sau 4 giây đầu tiên nhận hay gây sát thương, thay vì ngay từ phát đánh đầu tiên lên tướng địch. Ngoài ra, không chỉ hồi cho bạn 3% máu tối đa, điểm bổ trợ này còn gây lượng sát thương phép tương đương lên mục tiêu. Chọn điểm bổ trợ then chốt này nếu bạn sống lâu trong giao tranh và có thể đánh thường.
Chiến Đấu Lão Luyện: Một điểm bổ trợ được miêu tả không chính xác lắm trong game. Hiện tại, cả quái to và lính xe sẽ cho bạn 20 máu nếu bạn tận tay tiêu diệt chúng, hoặc 10 nếu bạn ở gần đó. Nếu bạn đi rừng, bạn có thể đạt đủ con số 300 máu chỉ ở khoảng phút thứ 10 của trận đấu. Nếu bạn đi đường, bạn sẽ phải chờ đến ít nhất phút 24 mới có đủ lính xe cho bạn.
Liên Kết Sắt Đá: Điểm bổ trợ này sẽ giảm 6% sát thương lên đồng đội của ban, và bạn cũng sẽ chỉ nhận 94% của con số đó (tức 5.64%). Điểm hay của điểm bổ trợ này là sát thương này sẽ biến mất hoàn toàn nếu bạn còn dưới 5% máu, tức là, vào thời điểm đó, bạn sẽ giảm cho đồng đội của bạn 6% sát thương miễn phí luôn. Đừng chạy quá xa, bạn vẫn còn rất hữu dụng.