Lịch sử DotA Trung Quốc - Phần 4

PV  - Theo TTVN / Trí Thức Trẻ | 28/02/2013 05:00 PM

Tìm hiều về một thế lực DotA Thế Giới.

2011 – Một DotA Trung Quốc mới

Những gì chia rẽ lâu sẽ hợp nhất
Những gì hợp nhất lâu sẽ chia rẽ.

Phân tách bộ tam hùng

Sau một năm của sự ổn định và thăng hạng liên tục trong “đẳng cấp”, bối cảnh đấu trường DotA Trung Quốc có thể đã gặp phải một trận động đất. Những “đế chế” cũ như EHome, LGD, và Nirvana.cn phải trải qua những thay đổi lớn về nhân sự, trong khi sự xuất hiện của các “cường quốc” mới như DK, CCM và Tyloo đã khiến cho tình hình trở nên hỗn loạn hơn. Giờ đây khó có thể xác định được đâu là Team mạnh nhất của Trung Quốc bởi thực lực đã được đẩy về ngang nhau.

Lịch sử DotA Trung Quốc - Phần 4 1
Team CCM.

Tấn công tổng lực (FaceRush)

Facerush đầu tiên là một phong cách chống lại chiến thuật 4-1 - đặt hy vọng vào những carry ở LateGame. Sự ra đời đó có thể bởi 2 yếu tố chính. Một là sự tìm ra và sử dụng các Hero có thể kiểm soát Lane tốt, chống lại Tri-lane. Đương nhiên, thứ hai là những Carrier của chiến thuật này sẽ phát huy tốt sức mạnh ở MidGame trong các pha combat tổng, tuy về Late sẽ yếu hơn các Hard Carrier truyền thống (xét về Solo) nhưng chúng vẫn có đủ sức mạnh để chống lại (xét về tổng thể combat).

Lịch sử DotA Trung Quốc - Phần 4 2
Những Hero có khả năng chống lại Tri-lane.

Những Hero mà “trưởng thành” càng nhanh thì việc Push sẽ càng hiệu quả, cũng như có khả năng lao vào chiến đấu “giáp lá cà” chống lại những Carrier LateGame bằng những lợi thế có được ở MidGame (hay nói một cách khác là lấy sự vượt trội về tiền, item để bù đắp).

Những thay đổi về Town Portal và BuyBacks (Thời gian TP sẽ lâu hơn nếu cùng bay về 1 vị trí, chỉnh sửa không còn BB liên tục được nữa) cũng là yếu tố rất quan trọng trong những sự thay đổi của chiến thuật DotA. Từ đó chiến thuật con rùa với những “tấm vé” TP và BuyBacks để mua thêm thời gian Farm cho các Carrier LateGame đã không còn.

Carrier LateGame giờ đây không phải lúc nào cũng nhận được sự đảm bảo để free-farm, việc tấn công liên tục của Facerush tại MidGame có thể dẫn đến việc trận đấu kết thúc chóng vánh mà các Hero kia chưa kịp “lớn”. Phong cách Late Game 4-1 đã từng là hình mẫu của DotA Trung Quốc đã nhanh chóng đi qua thời cực thình.

Do đó, dù muốn dù không, Facerush đã đẩy các trận đấu quay trở lại với các pha Combat tổng hoành tráng, diễn ra liên tục. DotA một lần nữa lại trở nên vô cùng cuốn hút, sự hồi hộp qua từng diễn biến của trận đấu, và từ phong cách này cũng nổi lên sự xuất hiện của Seaking và Hao, một cặp Carrier mới toanh với những dấu hiệu “tàn phá” MidGame.

ECL 2011

ECL 2011 là giải đấu đầu tiên định hướng một phong cách kết thúc trận đấu chóng vánh. Giải cũng là nơi mà Lone Druid - một nhân tố được sử dụng trong đội hình All Push chỉ vài tháng trước, và bây giờ là một Carry LateGame. Một số trận của thời đại này có thể chỉ diễn ra trong vòng 25 phút thi đấu.

Tại đây, MidGame có thể là thời điểm xác định kết cục trận đấu, những pha Combat tổng từ sớm sẽ quyết định tất cả. Các game đấu vẫn là cuộc chạy đua với thời gian, khi mà đội sử dụng Facerush sẽ cố gắng lấy lợi thế càng nhanh càng tốt, còn những đội định hướng LateGame cũng cố gắng đẩy nhanh tốc độ Farm của mình. Bối cảnh DotA trong lúc này đã tương phản hoàn toàn khi chiến thuật Push đã chiến thắng nhiều hơn và trận đấu chỉ kéo dài 35 phút thay vì 65 phút như ở vài tháng trước đây.

Trận chung kết giữa LGD vs. CCM với hàng loạt các pha Team Fight không ngừng sẽ chứng minh điều này, “điệu Van” chậm đã trở nên chớp nhoáng:

Game 1.

Game 2.