Làm sao để "sống sót" qua cơn "điên" trong DOTA 2?

Chidotoji  - Theo Trí Thức Trẻ | 22/01/2016 05:10 PM

DOTA 2, nhìn chung là một nơi mà khi ức chế tăng cao, việc giận dữ và chửi bới đồng đội xảy ra như cơm bữa.

Cạnh tranh luôn là nguyên nhân chính dẫn tới căng thẳng, đặc biệt là khi bạn đang thua, nó hoàn toàn có thể trở thành một cơn giận khủng khiếp, kéo theo một loạt các hành vi tiêu cực. DOTA 2, nhìn chung là một nơi mà khi ức chế tăng cao, việc giận dữ và chửi bới đồng đội xảy ra như cơm bữa.

Là một game MOBA, DOTA 2 dựa trên sự tương tác của từng thành viên. Mỗi người có một vai trò khác biệt nhưng lại liên quan trực tiếp tới nhau trong một mối quan hệ tổng thể. Khi mà trận đấu đã qua 20 phút, bạn chết 6 lần và chỉ có một Boots of Speed, có lẽ chả cần ai phải nói bạn cũng tự nhận ra rằng mình đang có một game đấu hết sức tệ hại.

Nhưng chỉ cần một trong 4 người còn lại buông những lời chỉ trích cổ điển như: “This CM…” hay “Putang ina” thì dường như không gì có thể cản lại một cuộc “phím chiến” với đầy những ngôn từ lăng mạ tục tĩu. Tuy nhiên có rất nhiều cách để giảm thiểu ảnh hưởng xấu của việc “chửi bới” đến game đấu hay những người đồng đội còn lại.

1. Không nên chửi bới, trách móc lỗi lầm của đồng đội

Trong tâm lý học, khái niệm “locus of control” dùm để đề cập tới những sự kiện, sự việc xung quanh mà bạn tin bạn có thể xử lý. Chừng nào bạn còn nghĩ rằng mọi thứ trong tầm kiểm soát, cơ hội dẫn đến cuộc “phím chiến” là rất bé. Tuy nhiên, chỉ cần nhen nhói một suy nghĩ nhỏ nhất về trách nhiệm thuộc về người khác, hòa bình sẽ ngay lập tức sụp đổ.

Đôi khi người chơi thường quên mất DOTA 2 là một thế giới, nơi thành công của tập thể đều cần sự góp sức của cá nhân. Bạn hoàn toàn không thể kêu gọi team smoke gank Riki đang farm rừng mà không có người cầm Gem.

Trong team không cần nhiều hơn 1 người chơi tức giận. Việc chỉ trích một Faceless Void khi anh ta Chronosphere hụt không giúp hiện tại thay đổi mà chỉ làm xấu đi tương lai. Thay vào đó, hãy từ từ khuyên giải, động viên và bạn sẽ nhận ra anh ta đang nỗ lực hoàn thành vai trò trong team, không chỉ vì 25 MMR mà còn để thể hiện lòng biết ơn với một người xa lạ tốt bụng.

Lý thuyết là vậy. Trên thực tế, việc bỏ ra vài giây nhục mạ người khác sẽ đem đến những hậu quả trực tiếp và gần như ngay lập tức tới bản thân.

Ở mức độ nhẹ nhất, việc lãng phí thời gian tương đương 1 stun 5s của Mirana sẽ khiến bạn không thể bắt kịp nhịp độ, diễn biến trận đấu. Nặng hơn một chút, bạn có thể miss vài con creep, một vài mạng hay không kịp bật fortify cho tower. Khủng khiếp nhất có lẽ là việc không kịp trở tay khi đối phương “hỏi thăm”, feed một mạng quan trọng, giúp team bạn ăn được trụ, cướp Roshan hay rơi cả Divine Rapier.

2. Dập tắt nguy cơ từ trong trứng nước

Hãy cố gắng bằng mọi cách giải quyết các mâu thuẫn từ khi nhỏ nhất, tránh tình trạng phát sinh, bùng nổ.

Trong một tựa game đồng đội như DOTA 2, giao tiếp chính là chìa khóa thành công. Tích cực thông báo cho đồng đội diễn biến trận đấu cũng như ý định của bản thân không chỉ làm bầu không khí thoải mái, khiến đồng đội cảm giác như được tôn trọng mà còn tránh được các hiểu lầm ngớ ngẩn như: “GG noob team why 2 mekansm?” hay “I stun first idiot”.


Chat wheel, một công cụ rất hữu ích để giao tiếp.

Chat wheel, một công cụ rất hữu ích để giao tiếp.

Chat Wheel, cải tiến vượt bậc của DOTA 2, đã đưa giao tiếp trong game lên tầm cao mới khi chỉ cần chưa đến 0.5s, người chơi có thể truyền tài những thông tin quan trọng cho cả team biết mà không cần phải “cào bàn phím”, thậm chí còn nhanh hơn Voice chat.

Một cách khác để có trận đấu chất lượng là check thông tin những người sắp chơi cùng mình. Ngay khi kết thúc màn hình loading screen, hãy disconnect và thực hiện thao tác sau:

Shift Tab -> View Players -> Recent Games


Màn hình hiển thị những người chơi cùng mình gần đây.

Màn hình hiển thị những người chơi cùng mình gần đây.

Bằng cách này, ta có thể kiểm tra thông tin của 9 người chơi còn lại, check “hồ sơ” nhanh chóng trong 2p và quyết định xem có “reconnect” để chơi tiếp hay không.

3. Thoải mái chửi, nhưng đừng để đồng đội biết được điều đó

Trong một lần phỏng vấn tại The Summit 4, Fear – một player lão làng DOTA 2 thế giới, và cũng chính là người đã giúp Arteezy kiềm chế căn bệnh "Baby Rage" từng chia sẻ: “Tôi tức giận như bao người khác. Có điều tôi hét vào màn hình, thay vì vào mặt đồng đội”


“Cứ thoải mái mà chửi, đừng để team nghe thấy là được” – Fear 2015.

“Cứ thoải mái mà chửi, đừng để team nghe thấy là được” – Fear 2015.