Heroes of the Storm là một MOBA/ARTS/LMG mà không nhận được quá nhiều sự ủng hộ từ các fans, điều này cũng đúng thôi bởi sự hiện diện của người đàn anh DOTA. HotS và DOTA thường bị so sánh với nhau giống như Hearthstone và Magic: The Gathering. Những nếu đã chơi thử, chắc bạn sẽ thấy mỗi liên hệ giữa HotS và DOTA giống với Super Smash Bros và Street Fighter 2 hơn – chỉ hơi khác là trong HotS, bạn sẽ dễ chọn nhân vật hơn bởi đó đều là những nhân vật nổi tiếng và được yêu thích. Ngoài ra, để có level cao chỉ có một cách duy nhất đó là tự mình cố gắng.
Mặc dù Aeon of Strife cũng là sản phẩm của Blizzard, Heroes of the Storm lại có sức cạnh tranh với DOTA 2 hơn. Và vì vậy, nhà phát hành đã phải mang đến những điểm khác biệt cho HotS. Trong game sẽ không còn last hit nữa, cả đội sẽ lên cấp cùng nhau. Một người chơi dù kém cũng phải góp sức mình để lên cấp cùng đồng đội.
Không còn hệ thống shop và items nữa. Thay vào đó, mỗi nhân vật sẽ có một hệ thống talent riêng với phần chú giải rõ ràng. Heroes of the Storm ngoài những điểm cuốn hút như DOTA 2 của Valve còn có những đặc điểm khác. Từ những ấn tượng đầu tiên, cũng là những ấn tượng duy nhất mà người chơi có được, HotS là một game lý tưởng với những người đã từng bị thu hút bởi DOTA 2.
HotS có những hero quen thuộc như Kerrigan hay Thrall.
Chris Sigaty, giám đốc sản xuất của Heroes of the Storm, cho biết mọi yếu tố trong trò chơi đều đã được xem xét và thống nhất. Đặc biệt, Blizzard muốn giảm thiểu sự ức chế khi chơi game “Trước hết, chúng tôi đang cố giảm những yếu tố dễ gây bức xúc, khiến người chơi khó chịu vì những đồng đội chưa hiểu rõ về game. Thay vào đó, chúng tôi chú trọng hơn về phần phối hợp giữa các thành viên trong nhóm, khi mà mỗi người đều đóng góp vào chiến thắng chung của nhóm. Ngoài ra, chúng tôi đang cố giảm thời gian một trận đấu xuống 25 phút. Vì một trận đấu dài từ 45 phút trở lên thường khiến người chơi dễ mất bình tĩnh hơn.”
Tất nhiên trong một trận đấu ai cũng phải góp công, góp sức, tuy nhiên, sẽ có những nhân vật ảnh hưởng nhiều đến trận đấu hơn những nhân vật khác. Stitches từ World of Warcraft và một goblin nào đó tên Gazlowe có vẻ như không là gì so với những hero với lí lịch khủng mà Blizzard đã chọn. Thrall đang được phát triển, còn Griftah thì vẫn đang nằm trong vòng xem xét.
Nhân vật có vẻ nhận được nhiều ưu ái nhất hiện nay là Arthas (Lich King). Mặc dù không còn mạnh như trong Northrend nữa, bù vào đó, Arthas có những skill hoàn toàn hợp với tạo hình mới của mình. Giờ đấy, Arthas trở thành một cỗ máy chiến đấu vừa có thể tank, vừa có thể gây sát thương lớn. Chỉ một mình anh ta cũng đủ mạnh bằng một đội quân minion.
Arthas – Lich King.
Ngoài ra, sử dụng hệ thống talent có thể giúp Arthas cân bằng sức chịu đựng và lực sát thương, đồng thời phát triển một trong hai kĩ năng: triệu tập rồng Sindragosa hoặc một binh đoàn zombie dọn đường hộ anh ta.
Arthas dù không có Scourge thì vẫn triệu tập được một binh đoàn zombie.
Kerrigan, một cái tên quen thuộc khác, là một assassin (sát thủ). Skill Ravage của Kerigan không còn cần thời gian chờ và sẽ khôi phục một nửa lượng mana nếu gây ra đòn chí mạng, biến Queen of Blades trở thành cái máy cắt sẵn sàng chém mọi đối thủ. Không chỉ thế, Kerrigan còn có thể kéo đối thủ lại gần rồi triệu tập những tay sai của Zerg.
Kerrigan – Queen of Blades.
Mỗi nhân vật đều có những điểm mạnh, yếu riêng. Ví dụ như Nova (Starcraft Ghost) có thể hoàn toàn không bị phát hiện khi rời chiến đấu, nhưng chiêu tấn công tầm xa nổi bật nhất lại có thể dễ dàng bị ngắt nếu có nhân vật khác đi vào đường bắn. Vì vậy nếu chọn chơi Nova, bạn cần hành động như một sát thủ bắn tỉa: chờ đợi và tìm vị trí tốt – ít nhất là cho đến khi bạn unlock khả năng bắn theo quỹ đạo.
Nova.
Cho đến nay, nhân vật đòi hỏi nhiều kĩ năng nhất là Abathur, người mới dưới tay Zerg. Tuy chỉ có một đòn tấn công duy nhất là “jazz hands” (bàn tay jazz), nhưng Abathur lại có những khả năng khác như nhảy đến một vị trí bất kì trên bản đồ và có thể vừa tấn công, vừa phòng thủ, bảo vệ cho người chơi khác trong lúc họ đang cần lên cấp hoặc nhặt vàng.
Abathur.
Dù mới chỉ có bản thử nghiệm, tương tác game đã thỏa mãn được người chơi. Bởi dù sao đây cũng là một game của Blizzard, nên hầu hết mọi yếu tố đều mang tính giải trí. Mỗi nhân vật đều có một thú cưỡi, nên nếu bạn muốn thấy Arthas cưỡi một con “ngựa con” màu pastel thì cũng được thôi. Diablo có thể biến thành người khổng lồ murloc.
Còn Elite Tauren Chieftain thì trông như một rocker với đòn Mosh Pit khiến tất cả minion nhảy múa quanh anh ta. Đây là một phần lú do để nhà phát hành gọi thế giới trong HotS là Nexus, một không gian ở giữa các thế giới, nơi câu trả lời cho mọi nghịch lý là: “Bởi đây là Nexus”. Việc đưa những yếu tố hài hước vào game đã từng được áp dụng nhiều lần nhưng đều thất bại như trong Dota 2 hay World of Warcraft.
Không ai biết người đã đưa ra ý tưởng về Heroes of the Storm là ai và có vẻ như các nhân viên của Blizzard cũng không được nói ra Sigaty, một trong số những nhân viên ấy, từng nói rằng: “Chúng tôi đang cố gắng biến Heroes of the Storm trở thành một game đáng chơi chứ không không cố lôi kéo người chơi bằng cách so sánh nó với các game hiện hành khác.” Tại Blizzcon, có người đã dùng cụm từ “AoS” và cho rằng đó là khởi điểm của HotS. Tuy nhiên, tôi lại nghĩ “HotS có mục đích, chiến thuật và chiều sâu riêng và chỉ những người đã chơi và tìm hiểu mới thấy được. Hệ thống talent và các chiến trường đặc thù có thể bắt nguồn từ AoS, nhưng đã được thay đổi và phát triển để phù hợp hơn”.
Phong cách đồ họa kết hợp từ những game trước đó của Blizzard: nét sáng sủa trong Starcraft, mạnh mẽ trong Wảcraft, và cả từ Diablo….
Điểm đặc biệt của những chiến trường này là người chơi phải hoàn thành những mục tiêu riêng chứ không chỉ đơn thuần là hỗn chiến. Trong đó, có bản đồ mà bạn phải chiến đấu với các xương khô dưới lòng đất, hay phải ganh đua để biến một đồng đội thành Kỵ sĩ Rồng, hoặc một tên cướp biển ma sẽ nã đại bác vào nhóm đối thủ nếu bạn mang đến cho hắn một vài dubloon. Trên các bản đồ Blizzcon còn có các lễ vật của Vua Quạ mà sẽ xuất hiện ngẫu nhiên. Nếu có được một trong các lễ vật, bạn có thể “curse” nhóm đối thủ: phá bỏ hàng phòng ngự hoặc vô hiệu hóa minion của nhóm đối phương. Đây là một kiểu thúc đẩy người chơi, để họ không cảm thấy nhàm chán trong những trận đấu.
Dragon Knight.
Tuy nhiên có một thực tế là khi trò chơi có thêm nhiều yếu tố khác, sẽ bất lợi hơn đối với e-sport và các cuộc đấu chuyên nghiệp. Bởi nếu đã quen với các yêu tố được thêm vào, người chơi sẽ dễ chán các bản đồ cũ chỉ tập trung vào việc phá nhà. Liệu những bản đồ mới có thật sự mang lại hiệu quả?
Sigaty từng thừa nhận: ”Tôi cũng không biết nữa. Tôi chưa từng nghĩ đến điều đó. Starcraft cũng được liên hệ với Blizzard và vẫn thành công, vì vậy tôi không nghĩ đó là một vấn đề. Theo xu hướng thì hầu như nhóm nào ban đầu cũng chỉ chơi cho vui. Tôi không nghĩ là tự nhiên bạn sẽ nói rằng 'Chúng ta sẽ tạo nên thế hệ eSport tiếp theo'. Chúng ra đã từng có Starcraft 2 nhưng tôi không nghĩ bạn có thể vào một cộng đồng game rồi nói mình sẽ tạo nên thế hệ esport tiếp theo. Nếu bạn thật sự chỉ chú tâm vào các giải đấu thì bạn đã quên mất mục đích giải trí ban đầu của một game. Chúng tôi hoàn toàn có khả năng đưa HotS thành một eSport, nhưng liệu nó có thành công không mới là vấn đề”.
Sigaty: “Còn một điều đặc biệt nữa là Nexus sẽ trở thành một câu thần chú, mở ra một thế giới nơi bạn có thể làm mọi điều bạn muốn. Hiện tại, những bản đồ đã phát hành đều có đồ họa mang hướng siêu thực, mà kể cả một team Starcraft cũng phải than thở về việc thiếu mana. Yếu tố này sẽ được giữ nguyên, tuy nhiên, những map sẽ phát hành trong tương lai sẽ giống vơi Starcraft hơn và hướng đến những góc tối của Thánh địa. HotS chắc chắn sẽ theo hướng khoa học viễn tưởng, những hero sẽ được chọn từ các game khác, và thậm chí là hoàn toàn mới” - Sigaty còn xác nhận Blizzard sẽ đưa The Lost Vikings vào HotS. Hero Blackthorne còn đang được xem xét và có thể những chiếc ô tô trong Rock n’ Roll Racing sẽ được đưa vào game để làm thú cưỡi.
Trong tương lai, HotS sẽ có công cụ tạo bản đồ để dễ quản lý hơn. Như vậy, công cụ quản lý sẽ vượt xa trong bản demo DOTA của Blizzard vào năm 2011, dù vẫn được thiết kế bởi công nghệ và đội ngũ cũ.
“Chúng tôi thích những công cụ hỗ trợ và quản lý ổn nhất có lẽ là trong Starcraft 2. Đó là nền tảng, động cơ Galaxy, mà áp dụng trong cả Starcraft và Heroes of the Storm. Chúng tôi định sẽ đưa công cụ đó vào cộng đồng game, chỉ chưa xác định được bao giờ thôi. Mong là có thể làm được khi HotS ra bản chính thức. Chúng tôi không biết có làm kịp không nhưng chắc chắn sẽ đưa nó đến với mọi người”.
Sau đây là thông báo về bản open beta. Bản closed beta sẽ ra mắt vào 13/1 năm 2015, và bạn có thể đăng kí ngay bây giờ. Heroes of the Storm tất nhiên sẽ là một game hoàn toàn miễn phí. Mặc dù Blizzard chưa có thông báo về vấn đề tiền tệ trong game, nhưng trước hết có thể chắc rằng bạn có thể kiếm vàng để mua những gì mình muốn. Và tất nhiên là mua được cả hero nữa, không tính các skin. Nếu Hearthstone đã thành công trên phương diện này, Blizzard chắc hẳn có thể khiến người chơi thử nghiệm những điều mới.
Liệu Blizzard có thành công trong việc mang những người chơi từ DOTA 2, từ LOL, Smite, Infinite Crisis, Heroes of Newerth và rất nhiều game khác đến với Heroes of the Storm? Đây là một câu hỏi khó, nhưng có vẻ Blizzard không quá lo lắng về nó. “Chúng tôi không định lôi kéo người chơi từ các game khác bằng môt yếu tố nhất định nào. Mọi người vẫn đang cố thủ ở những game đó và còn quá nhiều thời gian. Bằng việc chú trọng vào mục đích giải trí, tôi tin họ sẽ thử chơi Heroes of the Storm rồi rủ cả bạn bè cùng chơi nữa”.
>> Tìm hiểu về các công trình cơ bản trong Heroes of the Storm