Giải đấu CS:GO lớn học hỏi được những gì từ The International 5?

HakieS  - Theo Trí Thức Trẻ | 06/08/2015 0:00 AM

Nên có những điều mới mẻ hơn ở các năm sắp tới nhằm thu hút cộng đồng game thủ đến với CS:GO nhiều hơn.

Mặc dù dần dần trở nên phổ biến hơn trong cộng đồng game thủ từ năm 2012 nhưng CS:GO vẫn đang phải núp dưới cái bóng quá lớn của DOTA 2, một bộ môn eSports được cả Valve cũng như thế giới đặt vào rất nhiều tâm huyết. Và có vài yếu tố đã tạo dựng thương hiệu DOTA 2 nổi tiếng như bây giờ mà Valve có thể áp dụng đem lại sức sống mới cho CS:GO.

So sánh CS:GO với Dota 2 cũng giống như so sánh hai bộ môn tennis và bóng đá vậy. Cho dù có nói đi nào đi chăng nữa thì fan của hai bộ môn riêng biệt này cũng sẽ cho rằng bộ môn thể thao kia nhàm chán, tẻ nhạt hơn bộ môn mà họ ưa thích nhưng có một điều chắc chắn là không khí diễn ra xung quanh của hai bộ môn là vô cùng khác biệt. Và tôi tin có những thứ mà khi Valve áp dụng vào giải đấu thường niên của Dota 2 cũng sẽ có thể áp dụng với CS:GO, mang đến những giải thưởng lớn hơn, quy mô rộng hơn và sự cổ vũ nhiệt tình hơn của các fan hâm mộ.

Trong khi các team Dota 2 phần nhiều sống dựa trên phần thường từ giải đấu The International mà Valve tổ chức hàng năm với tổng giải thưởng tăng vô cùng cao theo từng năm thì CS:GO lại khác rất khác biệt.

Các giải đấu của CS:GO chưa từng có quy mô lớn như hệ thống The International của Dota 2 mà bị cắt xẻ thành rất nhiều những giải đấu nhỏ như Starseries, CEVO, Faceit, … và lớn nhất có lẽ là hệ thống giải của ESL.

Chính vì việc cắt xẻ thành những giải đấu chỉ mang quy mô vừa và nhỏ như thế kia là một trong những cản trở lớn đem CS:GO đến gần hơn với cộng đồng game thủ. Thay vì các game thủ Dota 2 họ có thể nghỉ đến cả tháng trời để tập luyện, tìm ra những chiến thuật mới hay những con bài tủ của mình thì CS:GO lại tổ chức giải liên tục và liên tục và cứ thế stress tăng lên và xảy ra những bất đồng dẫn đến tan rã.

Một minh chứng rõ rệt nhất là đội EnVyUs của CS:GO khi họ liên tục phải thi đấu ở những giải đấu LAN cũng như Online và kết quả là những bất đồng không đáng có đã xảy ra và đội hình bị xáo trộn ngay trước thềm giải đấu ESL One Cologne 2015. Một điều nữa là trong khi những nhà vô địch CS:GO rất ít bị nhận ra khi xuất hiện ở ngoài phố thì những nhà vô địch Dota 2 thì không chỉ được các fan hò hét theo mà còn đóng cả quảng cáo xe ô tô?

Với tất cả những điều trên, có lẽ Valve cũng như hệ thống giải đấu lớn nhất của CS:GO là ESL nên có những điều mới mẻ hơn ở các năm sắp tới nhằm thu hút cộng đồng game thủ đến với CS:GO nhiều hơn.

Vòng loại kiểu Wildcard

Cho những ai chưa rõ, hệ thống vòng loại Wildcard của Dota 2 là một giải đấu offline với sự tham gia của bốn đội xếp vị trí thứ 2 của bốn khu vực US, EU, China và SEA và họ sẽ phải thi đấu để dành được hai vị trí còn lại tham dự giải đấu The International. Các fan Dota ở khu vực Châu Mỹ có lẽ sẽ buồn khi mà giải đấu The International năm nay chỉ có duy nhất một đội lọt được vào vòng cuối cùng nhưng đó là một chuyện quá bình thường khi những đội còn lại không thể vượt qua các đội đến từ những khu vực khác.

Nếu như bạn theo dõi cộng đồng CS:GO thì bạn sẽ nhận ra rằng không có một vòng loại của một giải đấu nào mà không bị phàn nàn rằng khu vực A hay khu vực B không xứng đáng có đến hai đội tuyển đi thẳng vào vòng trong hay là không nên “thiên vị” Châu Âu khi có đến 4 đội tuyển đi thẳng vào vòng đấu cuối cùng của hệ thống giải đấu đó.

Tôi không phàn nàn gì nếu như một đội tier-2 của EU đánh bại đội tier-2 của Châu Mỹ (và đương nhiên là cả Châu Á cũng vậy) nhưng có gì đó không công bằng khi không cho họ cơ hội được chạm trán nhau ? Nếu như một đội vô danh mới được thành lập như Team eBettle vượt qua rất nhiều những đối thủ mạnh ở vòng loại Châu Âu thì tại sao những team như Liquid của Châu Mỹ hay Skyred của Việt Nam lại không có được những cơ hội như thế ?

Sự xuất hiện của Châu Á ở những giải đấu CS:GO là quá ít, sẽ hợp lý hơn nếu như Châu Âu có 3 vé tham dự giải đấu, Châu Mỹ có 2 và Châu Á có 2. Tấm vé cuối cùng tham dự giải đấu sẽ thi đấu với hình thức vòng loại wildcard giống như cái cách mà The International đã làm. Tấm vé vớt này rất có thể sẽ đem lại những chú “ngựa ô” cho giải đấu hay những tài năng mới nổi của một team nào đó và điều này sẽ làm cho cộng đồng game thủ của các khu vực khác nhau sẽ cảm thấy hào hứng hơn khi xem giải đấu của CS:GO.

Những đoạn video clip về game thủ

Mỗi năm The International lại được làm tốt hơn những năm cũ và họ đều có những đoạn video hay là những clip phỏng vấn những team hay những game thủ xuất sắc của team đó. Trong khi những bình luận viên đưa ra những nhận định, khả năng hay kiểu thi đấu của game thủ đó thì ngay sau đó sẽ có những clip phỏng vấn riêng game thủ mà họ vừa nhắc đến hay chỉ đơn giản là một đoạn video highlight của anh chàng đó.

Việc phỏng vấn game thủ sẽ đem lại cho người xem cũng như fan hâm mộ một cái nhìn có chiều sâu hơn về idol của mình như tính cách, động lực thi đấu hay đơn giản là một sự liên kết giữa các thành viên trong đội. Ví dụ như Dendi của Na`Vi, những đoạn video highlight hay một đoạn phỏng vấn ngắn cũng có thể làm cho một người xem như tôi hiểu hơn phần nào về anh. The International làm tốt hơn rất nhiều so với CS:GO trong khâu chuẩn bị cũng như mang lại cho người xem cái nhìn đầu tiên và rõ ràng hơn về những game thủ chuẩn bị thi đấu sau đó.

Thật sự mà nói thì tôi thấy những game thủ CS có cuộc sống thú vị hơn so với những game thủ Dota 2, có thể họ không thân thiện khi lên thi đấu nhưng bạn có thể đọc twitter, facebook hay là những đoạn clip mà các fan đã quay lại và up lên youtube.

Ví dụ như anh chàng Jarosław “pasha” Jarząbkowski của team CS:GO Virtus.Pro, nếu như xem anh chàng này thi đấu ở những giải đấu lớn thì khuôn mặt duy nhất mà bạn có thể thấy đó là nghiêm túc, còn nếu xem những clip hay hình ảnh như pasha đang bế con và chơi game hay những clip “tấu hài” cùng với những người bạn trong CS:GO thì không ai nghĩ là những game thủ CS:GO lạnh lùng như thế.

Một trong những đội thành công nhất trong cộng đồng CS:GO khi phát triển về mảng truyền thông cũng như đưa các thành viên của đội mình gần hơn với fan hâm mộ đó là Fnatic.

Bỏ qua những “vết dơ” như Dreamhack Winter Boost hay những hình ảnh không fair-play của các thành viên thì fnatic đang làm rất tốt công việc của mình. Mới đây họ còn cho ra mắt video phỏng vấn một trong những game thủ ổn định nhất của team đó là Olof "olofmeister" Kajbjer và các fan có thể cảm thấy thân thiện cũng như hiểu được Olof mức độ sâu hơn những gì mà anh chỉ thể hiện trên game.

Game thủ thì cũng là con người, họ cũng có những sở trường hay biệt tài riêng và chỉ những video như trên mới có thể giúp các fan phần nào hiểu sâu hơn về các game thủ. Tôi hy vọng ở giải đấu ESL One Cologne năm nay hoặc có thể là sang năm thì ESL cùng với Valve sẽ có những bước đệm như này và tôi tin chính những bước đệm như này đem CS:GO gần lại hơn với cộng đồng game thủ thế giới.

Quỹ giải do game thủ đóng góp

18 triệu USD là tổng giải thưởng của The International năm nay và với 18 triệu USD này cũng có thể là quỹ của các giải CS:GO trong vòng 24 năm tới đây nếu một năm CS:GO có 3 giải đấu lớn với tổng giải thưởng là 250.000$. Một sự đối nghịch vô cùng lớn giữa Dota 2 và CS:GO mà các bạn có thể dễ dàng nhận ra ở điều tôi vừa nói ở trên.

Những người ngoài nhìn vào họ sẽ nghĩ CS:GO không hề phổ biến và không mang lại lợi nhuận gì nhưng nếu nhìn kỹ hơn thì bạn sẽ thấy rằng CS:GO là một trong những tựa game đem lại lợi nhuận vô cùng lớn cho Valve và ngang ngửa với Dota 2 khi những streamer, nhà tài trợ và cả game thủ chuyên nghiệp đều có cho mình những món đồ có giá trị lớn và nó đều có thể quy được ra tiền mặt. Vậy tại sao Valve không áp dụng quỹ giải đóng góp cho CS:GO như Dota 2 ?

Một thành viên trên Reddit đã làm một phép tính nho nhỏ về số lượng skin vũ khí trong game CS:GO bán được trong 6 tháng cuối năm 2014 và số liệu thống kê ra là 11 triệu USD, thật khó tin nhưng đó là sự thật.

Vậy chúng ta cũng làm một phép tính đơn giản nếu như Valve bỏ ra 15% số tiền nhận được từ mỗi lần mua bán trên Market của Steam cộng với đóng góp 5, 10 hay 15$ từ phía game thủ cho giải đấu thường niên lớn nhất năm của CS:GO thì sẽ ra sao nhỉ ? Tôi dám khẳng định là sẽ khó có thể thua kém The International của Dota 2.

Những tuần nghỉ ngơi dài hạn

Với một giải đấu tổ chức quy mô lớn, chất lượng cùng với sự ủng hộ từ nhiều phía thì chắc chắn rằng lịch thi đấu của các game thủ CS:GO sẽ nhẹ nhàng hơn bây giờ rất nhiều và chúng ta có thể mơ đến một thời gian nghỉ dài đến 2 tuần giống như các đội Dota 2 trước giải đấu The International.

Hãy nhìn cái cách mà các giải đấu CS:GO thường làm, vòng bảng họ thi đấu BO1 và vào đến vòng loại thi đấu BO3 và chỉ diễn ra trong vòng có 2 – 3 ngày thi đấu liên tục, chính vì việc nhiều giải đấu nhỏ lẻ và các trận đấu ngắn như này vừa làm cho game thủ cảm thấy mệt, vừa làm cho họ cảm thấy không “phê”.

Và cũng có thể có thời điểm này họ mất phong độ, lúc khác lại trở về với chính mình thì tại sao lại không nới rộng thời gian thi đấu một giải đấu lên đến 1 – 2 tuần ? Những team thi đấu sẽ có thời gian nghỉ dài hơn, bàn bạc chiến thuật cũng như thoải mái hơn thay vì việc “chạy sô” từ giải này đến giải khác cứ liên tục, liên tục như trước. Và ở nơi tổ chức giải, họ sẽ cảm nhận được cái không khí của giải đấu dễ dàng hơn so với những giải đấu mà khán giả còn chưa cảm thấy hào hứng đã kết thúc.

The Summit là một giải đấu hay cả về chuyên môn lẫn phong cách

Cho dù tổ chức như nào đi chăng nữa thì những giải đấu lớn luôn đem lại lợi ích không chỉ cho ban tổ chức mà cả người chơi lẫn khán giả đều cảm thấy hứng thú hơn. Bản thân tôi hy vọng những điều mà tôi nói trên đây sẽ được áp dụng cũng như đem lại sức sống mới cho CS:GO trong những năm tới và đặc biệt là những giải đấu lớn như ESL One Cologne hay ESL Katowice.