Có lẽ, chúng ta đã không mấy xa lạ với cuộc đối đầu truyền kiếp giữa Blizzard và hiệp hội thể thao điện tử Hàn Quốc KeSPA từ trước tới nay. Bắt đầu từ vấn đề bản quyền của tựa game StarCraft: Brood War, 2 tổ chức này nhanh chóng có những xung đột khá mãnh liệt khi KeSPA liên tục gây ra những trở ngại cho Blizzard phổ cập StarCraft II tại xứ sở Kim Chi.
Tuy nhiên, mới đây, có vẻ như cuối cùng KeSPA cũng đã phải nhượng bộ trước một trong những nhà sản xuất game có uy tín nhất thế giới này khi quyết định một số yêu cầu từ phía Blizzard. Cụ thể, từ này, KeSPA cùng 2 đài truyền hình OGN và MBC sẽ trả cho Blizzard những khoản tiền đều đặn hàng tháng như là tiền bản quyền cho việc phát sóng trực tiếp những trận đấu StarCraft: Brood War.
Đây có thể coi là một hành động khá mềm từ phía KeSPA bởi ngay từ khi cuộc chiến giữa 2 ông lớn này bắt đầu từ năm 2008, cả 2 đã từng công kích lẫn nhau một cách khá tệ hại khi liên tiếp sử dụng những chiêu bài "dìm hàng".
Như chúng ta đã biết, event thu hút được sự quan tâm của nhiều gamer nhất vào thời điểm hiện tại chính là giải đấu RoR World Championships do diễn đàn AoE khu vực Âu Mỹ tổ chức. Tại đây các game thủ tham gia sẽ thi đấu ở thể loại cung R Assyrian theo thể thức Châu Âu, chia cặp đánh loại trực tiếp đến khi tìm ra người chiến thắng cuối cùng, tất cả các trận đấu đều là đánh online.
Theo dự kiến ban đầu, giải đấu sẽ là nơi tập trung tinh hoa của tất cả các nền AoE phát triển nhất thế giới hiện nay và đương nhiên nó không thể thiếu được hai cái tên quen thuộc là Việt Nam và Trung Quốc. Mặc dù các game thủ Trung Quốc được đánh giá cao hơn hẳn so với phần còn lại thế nhưng với việc thi đấu theo thể thức mới lạ (phiên bản 1.0a, không có bug ruộng và bản đồ sáng) nên giới chuyên môn đã đánh giá thực lực của các bên tham gia không chênh lệch quá nhiều và bất ngờ là điều hoàn toàn có thể xảy ra.
Tại giải đấu lần này sẽ áp dụng luật thi đấu của người châu Âu.
Việt Nam ra quân lần này với bộ 3 game thủ Tutj, Dinosaur và Blood. 2 cái tên đầu tiên đều được đánh gia cực cao về khả năng cầm R Assyrian còn Blood tuy không đánh R tốt bằng nhưng lại là người có khả năng thích nghi cực nhanh với các thể loại setting khác nhau. Trung Quốc cũng cử 2 đại diện là Chiến Tướng và Bianxin, đây được coi là rào cản lớn nhất mà các game thủ Việt phải vượt qua nếu muốn giành vị trí cao nhất của giải đấu bởi lẽ ai cũng hiểu Chiến Tướng kinh dị thế nào trong thể loại R Assyrian.
Tuy nhiên, một điều đáng tiếc đã diễn ra, do một vài mâu thuẫn không thể giải quyết, cả 2 game thủ Trung Quốc đều đã quyết định xin rút khỏi giải, đây thực sự là một tổn thất quá lớn tới chất lượng cũng như danh tiếng của giải đấu vốn đang có sức hút rất lớn này.
Vòng chung kết tháng 4 ASUS ROG diễn ra với sự góp mặt của 12 đội xếp hạng cao nhất ở các tuần thi đấu trước đó. Sau ngày thi đấu thứ nhất, bốn cái tên sáng giá lọt vào vòng bán kết không nằm ngoài dự đoán đó là: D3, SiOL, WAG và DiVo.
WAG đã xuất sắc vượt qua được những cái tên có tiếng trong làng DotA Việt Nam như D3, SiOL và cả DiVo để giành chiếc vé thứ hai tham dự vòng chung kết năm của ASUS ROG vào tháng 7 tại ASUS EXPO. Điều đáng chú ý là SiOL, đại diện duy nhất đến từ phía Nam ở vòng bán kết đã phải ngậm ngùi ra về sau 2 trận thua trước DiVo và trận chung kết là cuộc nội chiến DotA Hà Nội giữa 2 đối thủ không hề xa lạ nhau: DiVo vs WAG. D3 sau khi vượt qua được vòng bảng nhờ yếu tố phụ, time-rating, đã tỏ ra yếu thế hơn hẳn và đánh chấp nhận vị trí thứ 4 chung cuộc.
Đội WaG đăng quang ngôi vô địch tháng 4.
Trong những tuần tiếp theo, giải đấu ASUS ROG Championship sẽ tiếp tục tìm ra thêm những gương mặt tiêu biểu nữa để hội tụ tại vòng chung kết năm tại ASUS EXPO