DOTA 2 Trung Quốc đang gặp nguy hiểm?

PV  - Theo TTVN / Trí Thức Trẻ | 15/01/2014 02:31 PM

Bài viết tổng hợp ý kiến của cộng đồng DOTA 2 từ các trang thông tin và thể hiện nhận định riêng của tác giả.

DOTA 2 Trung Quốc đang gặp nguy hiểm? 1

Hiện nay, có lẽ sẽ là khá công bằng khi nói các team DOTA 2 của Trung Quốc đang nhỉnh hơn hẳn so với phần còn lại của thế giới. Tại các giải đấu mang tính quốc tế gần đây, Trung Quốc luôn luôn thể hiện mình là đối thủ đáng gờm, với vị trí thứ 2 của DK tại MLG Columbus, ngôi vô địch của VG tại EMS One Fall Season Finals, và chiến thắng của LGD.cn ở Las Vegas trong khuôn khổ giải D2L vừa qua. 

Tuy nhiên, nền DOTA 2 của Trung Quốc sẽ như thế nào trong vòng một, hay tương lai tới, khi các lão làng quyết định nghỉ hưu sau nhiều năm chinh chiến?

Để trả lời câu hỏi đó và cũng như nhận xét toàn diện tình hình DOTA 2 Trung Quốc, chúng ta hãy lướt qua những ý sau.

The Association of Chinese eSports

Hiệp hội thể thao điện tử Trung Quốc (ACE), là đơn vị đã từng nhận nhiều chỉ trích, và cũng chính là người đã “phục hưng” lại nền DOTA 2 của đất nước họ trong nửa năm gần đây. Những kết quả ấn tượng kể trên của DK, hay VG và LGD.cn chắc chắn không chỉ đến từ đợt xáo trộn nhân sự hậu TI 3, mà còn nhờ những sự thay đổi của ACE.

DOTA 2 Trung Quốc đang gặp nguy hiểm? 2
ACE đã làm tốt vai trò của họ trong thời gian gần đây.

Đơn cử như DK, trước chuyến du đấu MLG của họ, DK đã góp mặt tại 56 trận đấu chính thức tính từ tháng 8/2013. 56 cũng chính là số trận đấu mà DK tham gia tính từ tháng 1/2013 cho đến hết The International 3. Dễ dàng nhận thấy, đây là một sự cải thiện rõ rệt, và lịch thi đấu cọ sát dày đặc như thế chắc chắn sẽ không thể nếu không có giải World E-sports Professional Classic (WPC), một giải đấu do ACE tổ chức đã chiếm gần ½ số trận đấu của DK trong thời gian đó. 

Nếu DK, và cũng như là các team Trung Quốc khác không có những giải đấu thường xuyên như thế để cọ sát, liệu họ đã có thể có những chiến thắng thuyết phục như vậy không?

Chưa kể, bản patch 6.79 đã đem tới sự xáo trộn hầu như là ở tất cả các mặt quan trọng của chiến thuật cũ. Thật may mắn là với giải WPC, với thể thức thi đấu vòng tròn, những trận đấu bớt đi tính quyết định của nó và các đội chơi đã dám thử nghiệm những chiến thuật hay hero mới. Không thể không nhắc tới một giải đấu online là D2L. Cũng với thể thức round-robin và thi đấu online, các team đều cởi mở hơn và có những trận đấu mạnh dạn nhằm khám phá những điều mới trong lối chơi và chiến thuật, góp phần định hình nhanh chóng cho metagame của 6.79.

Thể thức của các giải đấu

Thể thức thi đấu hiện nay ở các giải đấu của Trung Quốc đang là một vấn đề khá đau đầu. Đơn cử như giải DOTA 2 Super League, một giải đấu với tổng giải thưởng lên đến 1 triệu NDT (~$164,000). Mặc dù với giải thưởng hấp dẫn như vậy, giải đấu vẫn mang lại cảm giác tiếc nuối cho người hâm mộ với số trận đấu quá ít ỏi trong vòng 2 tháng (chỉ từ 4-7 buổi đấu cho mỗi đội). Giá như một giải đấu với số tiền thưởng “khủng” như thế này có thêm vòng loại online, với thể thức round-robin thì sẽ vô cùng mãn nhãn cho người hâm mộ.

DOTA 2 Trung Quốc đang gặp nguy hiểm? 3
DOTA 2 Super League, giải đấu với mức tiền thưởng siêu cấp 1 triệu NDT.

Nhìn chung ở những giải đấu khác của Trung Quốc, đều nhận thấy sự thiếu hụt số lượng trận đấu ở thể thức thi đấu. Những nhà tổ chức ở Trung Quốc nên áp dụng nhiều hơn những vòng loại online, nhằm tăng cơ hội cọ sát cho những team amateur và cả chuyên nghiệp. Và, ngoài giải WPC với sự có mặt của 2 team bán chuyên là Hearts cũng như Adidas, những giải đấu khác với các tay to hàng khủng hoàn toàn không phải là môi trường để nuôi dưỡng những tài năng trẻ. Những giải đấu cho đối tượng này cũng cần được quan tâm hơn nếu DOTA 2 Trung Quốc muốn vững bền trong thời gian tới.

Thiếu hụt các tài năng mới

Tại thời điểm The International 2, không ai biết đến những tên tuổi như AdmiralBulldog, s4 của Alliance hay thậm chí là EnternalEnvy. Ngay sau đó, AdmiralBulldog cùng s4 đã dắt túi ngay 2 chức vô địch DreamHacks, 2 giải Star Ladder Star Series, chức vô địch của giải G-1 Champions League và đặc biệt, chức vô địch The International 3. Ai có thể ngờ, họ chính là nhà vô địch của những giải đấu trên trong khi không ai biết đến họ từ một năm rưỡi trước?

DOTA 2 Trung Quốc đang gặp nguy hiểm? 4
Liệu mấy ai biết hết những player này ở thời điểm 1 năm rưỡi trước?

Việc khám phá những tài năng như thế ở Trung Quốc đang thế nào?

Chắc chắn, một số cái tên bạn đang nghĩ đến là cặp đôi supporter đang làm khuynh đảo thế giới của VG, Chao “Fenrir” Lu và Linsen “fy” Xu, hay carrier mới của LGD, Wang “Rabbit” Zhang. Nhưng, đó chỉ mới là vài ba cái tên trong suốt 2 năm nay.
Trở lại thời kì DotA còn thịnh hành, còn nhớ Wu “2009” Sheng, người nắm giữ 3 chức vô địch G- League winner và SMM Grand National DotA Tournament champion, đã giúp phong trào DotA ở Trung Quốc phát triển đến như thế nào, với việc tạo điều kiện cho những tài năng trẻ được tỏa sáng tại môi trường cạnh tranh nhất. 

Rất nhiều player hàng đầu hiện nay như Gong “ZSMJ” Jian, Jiang “YYF” Cen hay thậm chí là Liu “Sylar” Jiajun đều được phát hiện theo cách này. Hay một trường hợp khác là Xu “BurNIng” Zhilei, một thành viên của team DotA huyền thoại EHOME tại thời kì đỉnh cao của họ năm 2010. Có lẽ chúng ta sẽ không thể có được một B-God như hôm nay, nếu không nhờ Zou “820” Yitian và Tang "71" Wenyi đã dũng cảm quyết định mời tài năng được xem là mới này tại thời điểm đó làm carry cho team mặc dù rất nhiều chỉ trích từ phía người hâm mộ.

Thời kì đó, các đội không ngại cho những nhân tố mới cơ hội để thử sức. Có thể, nhân tố đó sẽ bùng nổ và phát triển tốt, nhưng có lúc lại không như vậy. Còn ngày nay, những top team tại Trung Quốc luôn có xu hướng từ chối những nhân tố mới đó và thích kí hợp đồng với những player đã có một bề dày thành tích hơn. Ví dụ như Team DK, ngay sau những rắc rối nội bộ, đã lập tức kí hợp đồng với 2 ngôi sao Đông Nam Á, Daryl “iceiceice” Koh Pei Xiang và Chai “Mushi” Yee Fung. Sự lựa chọn của DK hoàn toàn không sai cho đến lúc này, nhưng, việc làm vậy có phải sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến sự tự phát triển của nền Dota Trung Quốc?

DOTA 2 Trung Quốc đang gặp nguy hiểm? 5
Burning, một tài năng được phát hiện đúng.

Ai sẽ thay thế khi những lão làng như Burning nghỉ hưu? Team DK sẽ làm gì? Có thể, họ sẽ dùng tiền để mua lại một player khác có tên tuổi không kém từ một đội khác, và đội đó lại phải tìm kiếm một player khác để lấp vào chỗ trống nói trên. Có hai sự lựa chọn cho một đội khi tìm kiếm thành viên mới trong trường hợp này:

- Tìm kiếm một người chơi dạng đỉnh cao ở một vùng khác biết nói tiếng Trung Quốc.

- Trao cơ hội cho những tài năng mới nổi.

Tình huống trên đã xảy ra với RisingStars, khi Liu “Sylar” Jiajun đã rời team để đầu quân cho Vici Gaming. Ngay lập tức RisingStars đã liên lạc với một player Đông Nam Á khác là Galvin “Meracle” Kang Jian Wen.

Với ngày càng nhiều hơn những trường hợp có thể sẽ “rửa tay gác kiếm” trong tương lai gần, ai sẽ là người thay thế những player này? Liệu những team sẽ tiếp tục tìm kiếm những player ở các khu vực khác thay vì trao cơ hội cho những player trẻ và tiềm năng, sẵn sàng nỗ lực cho các danh hiệu? Vấn đề này cần được giải quyết ngay, trước khi nền móng Dota Trung Quốc bắt đầu sụp đổ theo chân những lão làng.

Kết

ACE đã gúp phần không nhỏ trong những chiến thắng của DK, LGD hay VG trên đấu trường quốc tế tính đến thời điểm hiện tại. Có thể là còn quá sớm để nói, nhưng nếu ACE tiếp tục thể hiện như thế này, The International 4 sẽ là nơi mà người Trung Quốc mạnh hơn ai hết.

Cũng rất may là trong vấn đề đào tạo trẻ cũng đã được ACE quan tâm, và những giải đấu inhouse vẫn đang được tổ chức đều đặn (CDED và những mô hình “Academy” đang được các team như TongFu, Speed Gaming triển khai). Hi vọng trong tương lai, các team sẽ tìm đến với nguồn nhân lực tiềm năng này đầu tiên để bổ sung cho nguồn lực của họ.

Tham khảo: 2p