Wraith King
Từng có một thời gian, trào lưu sử dụng Wraith King support nở rộ trên khắp các giải đấu. Mặc dù là một hero melee và không có khả năng harass đối thủ, nhưng đổi lại, một Wraith King support cũng mang lại khá nhiều lợi thế cho team mình.
Đầu tiên là với Vampiric Aura – nay còn được hỗ trợ thêm chức năng bật tắt, vị tướng này gần như giúp cho đồng đội có luôn một item Vladimir miễn phí, khi mà skill này có thể hỗ trợ tới 30% khả năng hút máu cho các đồng minh.
Vốn nổi danh là hero một nút, nhưng kể từ khi có thay đổi này ở phiên bản 6.86, Wraith King đã thoát khỏi kiếp một nút tuy thật sự thì không có nhiều thay đổi, ngoại trừ việc bật tắt Vampiric Aura có thể giúp hero này kiểm soát lane dễ dàng hơn ở thời điểm đầu game.
Ở vị trí support, hầu hết tất cả người chơi đều ưu tiên cộng max cho mình kỹ năng Wraithfire Blast, skill có khả năng stun và gây damage duy nhất từ xa của Wraith King. Tầm sử dụng của kỹ năng này khá xa, tuy thời gian làm choáng cũng như lượng damage gây ra không nhiều cho lắm.
Tất nhiên, cộng thêm cả những nhát chém tay crit cực thốn từ Mortal Strike thì lượng nuke damage của Wraith King sẽ tăng lên đáng kể. Chưa kể, đây là hero khá mạnh, kể cả khi không có nhiều đồ. Chỉ cần một Blink Dagger cùng những pha crit thần thánh, Wraith King hoàn toàn có thể tiễn biệt bất cứ một hero máu giấy nào của đối thủ lên bảng đếm số.
Chơi như một support, Reincarnation sẽ giúp Wraith King trở thành một tanker hạng nặng của team, khi hắn có free một lần Aegis, cùng với đó là slow tới 75% đối thủ xung quanh phạm vi đó trong 5 giây. Đây cũng là skill thương hiệu, và khiến đối thủ ức chế nhất, khi hắn vừa có thể là một tanker, vừa có thể nuke damage dù chỉ bằng những nhát chém tay của mình.
Tuy nhiên, với lượng mana eo hẹp, người chơi Wraith King cần hết sức cân nhắc để đong đếm việc sử dụng skill, tránh trường hợp không đủ mana hồi sinh để rồi lên bảng trong tức tưởi.
Naga Siren
Naga vốn từ lâu đã nổi tiếng là một hard carry cực mạnh, thậm chí còn gần như là mạnh nhất ở giai đoạn late game, mặc dù đây không phải là vị tướng giỏi trong các tình huống solo 1-1.
Chấp nhận chơi Naga ở vị trí hard carry, đồng nghĩa với việc đội hình của bạn phải thi đấu chấp người trong quãng thời gian đầu trận đấu, trước khi Naga Siren hoàn thành cho mình Radiance. Thế nên, trào lưu sử dụng Naga support đã xuất hiện, và cũng phát huy khá nhiều hiệu quả.
Đầu tiên, với lượng stats đầu game ổn định, cùng lượng armor cao, Naga Siren không ngán bất kỳ hero nào, đặc biệt là trong những tình huống tranh rune. Chơi support với Naga Siren, Ensare – kỹ năng quăng lưới là thứ mà bạn bắt buộc phải học và sử dụng nhiều nhất. Giữ chân tới 5 giây từ xa, skill này tỏ ra khá khó chịu dù không phải là một disable hạng nặng.
Mirror Image cũng giúp Naga có thể farm nhanh hơn đôi chút mỗi khi được tạo khoảng trống, hay có thể scout map hoặc dắt creep của đối thủ. Trong khi Rip Tide, ngoài việc farm cũng khá hữu dụng trong các tình huống combat, dù rằng để gây damage từ kỹ năng này, Naga Siren bắt buộc phải áp sát đối thủ.
Nhưng trên tất cả, chính Song of the Siren, skill ultimate hạng nặng trong DOTA 2 mới là thương hiệu chính giúp Naga Siren có một chỗ đứng vững chắc ở vị trí support. Đây là kỹ năng có thể giúp đồng đội set up combat, giữ chân đối thủ cũng như để cả team rút chạy.
Nhất cử lưỡng tiện, thế nên những combo huyền thoại với Naga – Darkseer – Magnus – Invoker luôn bắt đầu với Song of the Siren. Tuy nhiên hãy thật khôn khéo khi sử dụng, trừ khi bạn muốn bóp đồng đội.
Chaos Knight
Đây là vị tướng khá mới lạ, nhưng cũng đầy sáng tạo ở vị trí support. Chaos Knight thường hiếm khi được sử dụng, trừ khi bạn có IO và muốn tái lập bộ đôi huyền thoại. Dù vốn được biết như một hard carry, nhưng ít người nhận ra Chaos Knight cũng có thể thi đấu ở vị trí support như một hero mở combat hạng nặng.
Ở 3 level đầu tiên, hãy cộng đều cả 3 kỹ năng, crit của Chaos Knight là kỹ năng cho lượng damage cộng thêm khủng nhất trong DOTA 2, dù xác suất xảy ra cũng hạn chế, tuy nhiên đừng vì thế mà bỏ qua skill này, biết đâu may mắn có thể giúp bạn trong những tình huống ngặt nghèo.
Chỉ cần 1 điểm Chaos Bolt để giữ chân, hãy cố gắng cộng max Reality Rift, khi đây là kỹ năng không tiêu tốn nhiều mana, đồng thời có skill hồi tương đối ngắn khi bạn đã max. Tầm sử dụng của kỹ năng này ở level max lên tới 700 range, và khó có thể trốn chạy. Ngoài ra, lượng mana đầu game của hero này cũng hạn hẹp, vì thế nên ưu tiên Reality Rift chỉ với 50 mana, thay vì 140 cho mỗi lần sử dụng Chao Bolts.
Khả năng tank tốt, cùng những hiệu ứng cũng như có thể giữ chân đối thủ, Chaos Knight hoàn toàn có thể quẩy mạnh mẽ ngay từ những level đầu tiên. Khi đã có những item cơ bản như Drum, khả năng push của hero này cũng được phát huy mạnh mẽ. Dù chơi ở vị trí support, lượng sát thương tay không dồi dào, nhưng đổi lại, tính cơ động của Chaos Knight lại được phát huy rõ rệt.