DOTA 2: Dự đoán 3 anh tài sẽ được IceFrog để mắt đến trong 6.87

zhimzhim  - Theo Trí Thức Trẻ | 04/04/2016 02:43 PM

Đây đều là những Hero hiếm khi được lựa chọn ở phiên bản DOTA 2 hiện tại, và đương nhiên chúng cần sớm được nhận đợt buff tới từ IceFrog.

Elder Titan

Sau khi lỗi “stomp di chuyển” được vá lại, sức mạnh của Elder Titan gần như biến mất. Vị tướng này dần bị bỏ quên theo năm tháng, cho dù từ sau phiên bản DOTA 2 6.82 đến nay chỉ có buff và buff.

Nếu nhìn vào đấu trường pub, Elder Titan không hẳn là vị tướng vế phật. Tỉ lệ thắng ở khoảng 52.5% là không hề tệ tí nào. Ở những mốc MMR cao hơn, vị tướng này cũng rất ổn với tỉ lệ thắng 50% ở 4-5000 MMR và 47.7% ở 5000+. Thậm chí tại các mốc MMR thấp, dùng Elder Titan là bạn sẽ chắc thắng. Tuy vậy, tỉ lệ được chọn của vị tướng này luôn luôn ở mức “lẹt đẹt”.

Trên lí thuyết sức mạnh Elder Titan quả thật tuyệt vời, nhưng khi bạn sử dụng anh chàng to con này, bạn nhận ra Elder Titan vẫn có quá nhiều điểm yếu.

Thứ nhất, để phát huy tác dụng, Elder Titan sẽ phải dựa vào sự hoàn hảo của cả đội trong combat tổng – khi tất cả các skill của bốn người còn lại đều kết hợp nhuần nhuyễn với skill của vị tướng này. Nếu không, Elder Titan sẽ yếu hẳn đi so với những tướng offlane khác.

http://img09.deviantart.net/156f/i/2014/198/d/c/dota_2_elder_titan_by_frost0016-d7r5vcy.jpg
http://img09.deviantart.net/156f/i/2014/198/d/c/dota_2_elder_titan_by_frost0016-d7r5vcy.jpg

Thứ hai, do bộ skill gần như “sinh ra chỉ để” combat, nếu không đi đánh nhau thì Elder Titan sẽ trở nên vô dụng. So với Enigma/Tidehunter, Elder Titan đi lane hay rừng đều kém, yếu hơn vào khoảng early game cũng như kém độc lập hơn và đòi hỏi rất nhiều giúp đỡ từ đồng đội.

Phantom Assassin

Phantom Assassin luôn là nỗi khiếp sợ trong đấu trường Publuc. Tuy nhiên, trong thế giới các game thủ chuyên nghiệp, lâu lâu ta mới bắt gặp vị tướng này tại một trận vòng loại hay ở những giải nhỏ hơn.

Trong các trận đấu ở mốc MMR cao, tỉ lệ thắng của “cô nàng sát thủ” này đều có xu hướng sút giảm, trung bình chỉ còn 45.9% là một con số không hề ấn tượng. Do PA thời điểm bây giờ thực sự yếu hay do người chơi không biết sử dụng vị tướng đặc biệt này? Câu trả lời là phương án đầu tiên.

Để hiểu rõ hơn, hãy xem lại các con số trong bộ skill của PA (ở level 16+):

Stifling Dagger là một skill làm chậm đối thủ với lượng dam là 214. Cooldown ngắn, mana cũng nhỏ, phù hợp một hero ít mana như PA. Early game, dùng skill này để farm từ xa hay rỉa máu đối phương khá tốt, nhưng nó không phải là nguồn dam đáng tin cậy.

Blur là kỹ năng ‘né’ (evasion) 50%. Nếu may mắn, người chơi PA có thể nhảy thẳng vào mặt bất cứ kẻ thù nào, do lượng EHP (Effective hit point – lượng máu hiệu quả, là lượng máu thật sự đã tính thêm giáp của một tướng) của PA sẽ tăng 100% nhờ skill này.

Nghe thì thực sự kinh khủng nhưng lại không hề hữu dụng. Bản thân PA chỉ có lượng HP vốn rất nhỏ và lượng stat Strength cũng tăng rất ít theo các cấp level. Nếu không biết tính toán thời điểm tấn công hợp lý, việc chết ngược là cực kỳ dễ xảy ra.

Cuối cùng, ultimate Coup de Grace sẽ tăng 52.5% lượng damage tổng. Mỗi chém được tăng tới 52.5% sức mạnh là điều không hề yếu, chỉ có điều so sánh skill này với những skill tăng dam khác thì không vượt trội.

God’s Strength của Sven hữu dụng hơn trong việc dồn sát thuơgn tổng lên đầu một đối thủ duy nhất, bởi nó không phải là một skill ‘ăn may’ lúc có lúc không. Tương tự, Juggernaunt có crits luôn giữ vững ở 35%. Medusa và Luna cũng có thể tăng damage 300% và 172%. Cuối cùng, Daedalus sẽ luôn tăng 36% tổng sát thương. Khả năng tăng damage của PA không phải là duy nhất hay mạnh nhất game.

Tuy ta không thể so sánh trực tiếp từng tướng với nhau do mỗi vị tướng của DOTA 2 đều có sự độc đáo riêng, dễ dàng thấy được cô gái bóng ma này không mạnh bẳng các carry khác, đặc biệt khi khả năng sống sót trong combat dễ dàng bị Monkey King Bar làm tệ liệt.

PA cũng cần có sự khởi đầu thật tốt, nếu không farm được thì sẽ rất khó để combat trong những thời điểm quan trọng. Tại thời điểm này, Gyrocopter, Juggernaunt hay Luna đều là những lựa chọn tốt hơn so với PA bởi họ có early game tốt hơn, farm nhanh hơn và đi late tốt hơn.

Lifestealer

http://riki.dotabuff.net/c/558a1fb51f0614f3c64d818aa096e6d50ba5ce92/687474703a2f2f692e696d6775722e636f6d2f33353371547a472e6a7067

Lifestealer là vị tướng có tỉ lệ thắng khá ổn định với 49% trong các mốc MMR trung bình. Trong đấu trường public vị tướng này không quá mạnh cũng như quá yếu. Nhưng còn trong giới chuyên nghiệp, Lifestealer đã mất đi vị thế của mình một cách hoàn toàn sau TI3.

Với việc ngày càng nhiều skill xuyên Spell Immunity (kháng phép hoàn toàn) sức mạnh của Lifestealer càng giảm đi. Nhưng đây không là lí do duy nhất trả lời cho việc im hơi lặng bóng của vị tướng này, mà còn bởi vì Lifestealer không hợp với meta hiện tại.

Vị tướng này không thể farm nhanh bằng skill, khả năng di chuyển cũng hạn chế khiến việc đi farm các mỏ quái rừng hay di chuyển ra lane rất chậm chạp. Lifestealer thường tỏ ra yếu thế trong thời điểm đầu game, không có kỹ năng nào gây sát thương đáng kể. Skill vô hiệu hóa duy nhất thì bị nerf mạnh đến mức kiệt quệ.

Lifestealer cũng không phải carry tốt nhất vào cuối game. Vị tướng thường bị “dắt mũi” một cách dễ dàng, gần như không thể đuổi theo mục tiêu và khả năng gây sát thương dễ bị kìm hãm bởi nhiều lí do khác nhau.

Đối đầu với tướng “trâu chó” sở hữu HP dồi dào thì Lifestealer rất mạnh, nhưng trong hầu hết các trường hợp khác thì Naix lại rất yếu. Cuối cùng vẫn là khả năng di chuyển yếu kém bắt Lifestealer phải lên đồ tăng tốc chạy, thay vì tập trung vào đồ tăng DPS.

Mid game Lifestealer là mạnh nhất, thậm chí là hoàn hảo nếu đi cùng một tướng có khả năng gank tốt để kiểm soát bản đồ. Tuy nhiên, việc Lifestealer đòi hòi có tướng khác để ‘chui vào’ khi đi gank làm hạn chế các lựa chọn khi ban/pick, cũng như đòi hỏi phải gank thành công liên tục.