Sau đây là một vài những từ lóng mà những bạn quan tâm tới
DOTA 2 chuyên nghiệp chắc hẳn sẽ thường xuyên gặp phải:
Puppey Pause và 1-800-Merlini
Trước khi có “Puppey Pause”, việc sử dụng chức năng Pause nhằm tìm một phương án xử lí tốt đẹp cho một combat đã có dấu hiệu bị các đội game chuyên nghiệp lạm dụng, và series về DOTA 2 của Merlini đã đưa vấn đề này ra thảo luận. Anh lấy ví dụ về tình huống trong trận đấu giữa Na`Vi và mtw. Trong đó khi mtw push mid, Puppey đã pause ngay trước khi Lion(XBOCT) bên phía Na`Vi bị stun và thực tế là nhờ đó, Na`Vi đã thắng một combat quan trọng. Mặc dù không thể khẳng định được điều gì, nhưng
video và sự cay cú của Puppey trên Twitter khiến sự việc được bàn tán khá nhiều trong một thời gian.
Ngay sau đó, Valve đã điều chỉnh lại hệ thống pause trong các trận đấu chuyên nghiệp khi các game thủ không thể di chuyển camera cũng như vào shop khi trận đấu đang bị tạm dừng. Và bây giờ, mỗi khi một trận đấu bị tạm dừng, người xem lại liên tưởng tới Puppey và thay vì sử dụng từ Tactical Pause (Tạm dừng chiến thuật) thì các fan hâm mộ lại đem Puppey ra làm trò đùa với “Puppey Pause”. Trong khi đó, việc Merlini bắt quả tang Puppey cũng khiến tên anh gắn liền với “1-800-Merlini” (Số điện thoại gọi cảnh sát của Mĩ, ý nói anh giống như là cảnh sát của DOTA 2).
322 Solo
Việc game thủ Solo của RoX.KIS “t
hả độ” tại giải StarLadder mới đây là một trong những vết đen đáng quên của
DOTA 2 cũng như eSport nói chung. Kết quả của hành động này, Solo bị đuổi khỏi team và cấm thi đấu suốt đời tại giải StarLadder. RoX.KIS cũng như các thành viên khác của đội cũng suýt nữa bị cấm thi đấu trong thời gian dài, tuy nhiên sau đó án phạt đã được giảm nhẹ khi đội này loại Solo ra khỏi danh sách thành viên, và thay thế bằng Sharfik.
RoX.KIS từng là một đội game giàu tiềm năng.
Điều dở khóc dở cười trong vụ việc này, số tiền mà Solo thắng được chỉ là 322 USD. Và trong cộng đồng DOTA 2, thuật ngữ 322 hiện tại được dùng để chỉ những hành động tiêu cực/bán độ khi thi đấu.
Bài học đắt giá cho bất kì game thủ chuyên nghiệp nào.
PGG Black Hole
Những ai đã từng theo dõi
DOTA 2 chuyên nghiệp thời gian khá lâu chắc hẳn sẽ biết tới PGG. Đã từng là một game thủ xuất sắc, nhưng sự nghiệp của PGG cứ tuột dốc dần tỉ lệ với lượng vodka mà anh uống vào. Tại giải TI 2012, một giải đấu mà PGG cùng với M5 đã thực sự trở thành trò cười với người hâm mộ khi chơi rất tệ và bị các đội khác “hành không thương tiếc”. Enigma trong tay anh thực sự là một bài học xương máu cho những người chơi khác khi thường xuyên sử dụng
Black Hole vào không khí.
Tương tự với PGG Black Hole nhưng ở cấp độ nhẹ hơn là Dendi RP (Dendi với ultimate Reverse Polarity của Magnus) hay Lodasphere (Loda và ultimate của Faceless Void).