DOTA 2: Cách sống sót ở những lane khó

PV  - Theo TTVN / Trí Thức Trẻ | 12/01/2014 0:00 AM

Bài viết tổng hợp ý kiến của cộng đồng DOTA 2 từ các trang thông tin và thể hiện nhận định riêng của tác giả.

Với bất kỳ một game DOTA 2 nào, giai đoạn đi lane luôn giữ vai trò quyết định với những diễn biến sau đó và tâm lý của team. Tuy nhiên, không phải lúc nào chúng ta cũng may mắn được vào một lane suôn sẻ, có thể là do… pick trễ nên bị tống sang offlane, hay khi team bạn cần một người “dũng cảm” để đi offlane. Sau đây, là một số chia sẻ và kinh nghiệm để bạn có thể kiểm soát được những tình huống lane khó, hoặc ít nhất là giảm thiểu thiệt hại cho bạn và đồng đội.

Thực tế, hầu hết những trường hợp lane của bạn quá khó là do sự pick không hợp lý hay phân chia role không đồng đều của team bạn (đặc biệt là đối với những người thích random). Và trong trường hợp đó, những hero không còn chốn nương thân sẽ bị đuổi sang offlane và thường kết thúc trong những lần chết liên tục với những đội hình try hard. Khi rơi vào một tình huống bi thương với trọng trách nặng nề mà team gửi gắm cho bạn ở vị trí tử thần đó, sau đây là những mẹo/ lựa chọn mà bạn nên cân nhắc để có một early game tốt nhất có thể.

Đừng tăng độ khó cho game ngay từ đầu

Cần phải nhắc lại, ở  DOTA 2 không hề có một quy tắc thần kỳ nào để chia lane hay phân chia vai trò của mỗi heroes. Những heroes carry không hẳn phải farm ở lane safe, ganker không hẳn bắt buộc phải đi mid, rất nhiều jungler hoàn toàn sống tốt ở lane và thậm chí những solo mid có thể làm support. 

DOTA 2: Cách sống sót ở những lane khó 1

Hãy nhìn ví dụ sau ở  lane, người đồng đội đáng thương Razor lẽ ra sẽ ăn hành dài với cặp đôi Silencer và Weaver ở dưới bot. Với một người chơi Prophet, có lẽ sự lựa chọn đầu tiên của đa số mọi người là chui vào rừng, farm đến khi cảm thấy đủ, và bước ra với hi vọng có thể gánh được một game với Weaver free farm, snowball khắp map vì Razor cực kì thọt? 

Thay vào đó, hãy sáng tạo một chút, có thể Prophet sẽ farm được nhiều hơn khi chui vào rừng, nhưng điều đó sẽ là không đủ để bù lại một Razor không item và một carrier đối phương quá xanh. Trong trường hợp này, với việc Prophet quyết định xuống bot đi cùng Razor, và nâng điểm với hơi hướng support lane (Sprout) đã giúp Razor kiểm soát được lane, hạn chế Weaver và thậm chí còn giết ngược lại được Silencer đối phương.

Hãy luôn đánh giá trước tình huống mà team bạn sẽ gặp phải ngay trước khi game đấu bắt đầu. Nếu bạn có cơ hội và khả năng biến một lane yếu thành mạnh, hãy thử. Còn nếu bạn là người chơi Razor xấu số kia thì sao? Hãy đọc tiếp.

Gọi sự trợ giúp từ người thân

DOTA 2: Cách sống sót ở những lane khó 2

DOTA 2: Cách sống sót ở những lane khó 3
Cơ hội nào cho Kunkka trước Phantom Lancer + KOTL?

Nếu bạn kẹt ở một lane tử thần mà không cách chi bạn có thể đi được, đừng đi một mình. Tuy kinh tế ở đầu game là vấn đề khá nhạy cảm và tế nhị, nhưng đừng ngần ngại gọi sự trợ giúp từ đồng đội ở những lane dễ thở hơn, 135 gold cho một early game không phải là cái giá quá đắt.

Ở ví dụ trên, đối đầu với cặp bài trùng KOTL và Phantom Lancer, Kunkka không thể làm gì ngoài việc núp trụ. Nhưng với sự trợ giúp của Leshrac, tạo điều kiện cho Kunkka last hit và deny, kiểm soát được phần nào Phantom Cancer. Trong trường hợp này, việc Leshrac di chuyển xuống giúp Kunkka – người cần giúp đỡ nhiều hơn carry đang farm bình yên trên top, là một quyết định đã giúp game đấu dễ hơn rất nhiều.

Nhưng, đời không như là mơ, đôi khi gọi khản cả cổ mà vẫn không ai (chịu) xuống giúp bạn, không còn cách nào khác bạn phải tự lực cánh sinh bằng cách:

Lùi lại

Đây là bước đòi hỏi sự kiên nhẫn và cái đầu lạnh từ phía người chơi. Bạn phải đánh giá, việc lên cao last hit có đáng không? Trở lại ví dụ trước, KOTL và Phantom Lancer hoàn toàn có thể giết gọn Kunkka bất cứ khi nào Kunkka có ý định last hit, vì vậy, tại sao phải cố gắng last hit? Việc mạo hiểm cạnh tranh ở khu vực creep có thể khiến bạn chết và biếu không cho hero đối phương gold và kinh nghiệm. 

Trong khi bạn chết, họ lại hoàn toàn có thể điều khiển lane để creep trở về sát trụ hơn. Nhưng, nếu bạn không chiến đấu và nằm vùng chờ thời, họ vẫn sẽ điều khiển lane được, nhưng đó là tất cả, vẫn còn đỡ hơn là bạn feed cho họ thêm 1 mạng, phải không? 

DOTA 2: Cách sống sót ở những lane khó 4
Bạn nên tìm kiếm thêm những hide spot đặc biệt thế này để hít exp mà không lo bị phát hiện.

Việc nằm vùng chờ thời có thể kéo dài từ vài chục giây cho đến vài phút có thể rất mệt mỏi và chán nản, nhưng đó là quyết định đúng nhất trong tình thế này. Kể cả khi bạn lên last hit, đối phương chắc cũng sẽ lấy được nhiều last hit hơn bạn, và kèm theo quà khuyến mãi là cái chết của bạn nữa. Và cuộc chiến cân não này sẽ kết thúc khi supporter của đối phương chán và quyết định roam ở những lane khác hay farm rừng, đó là thời cơ của bạn tỏa sáng.

Chắc chắn, những trận thua sớm ở DOTA 2 là kết quả của việc một lane nào đó hoàn toàn mất kiểm soát và đối phương tận dụng động lực đó để đè nát team bạn. Nhưng, phần lớn động lực đó là do những mạng mà họ có được ở giai đoạn đầu game. Free farm, đáng sợ đấy, nhưng luôn có một mức giới hạn về lượng gold họ có thể kiếm được, và lượng chênh lệch do cái chết của bạn tạo ra, mới chính là nguyên nhân khiên họ có thể vượt lên những lane khác của team bạn. 

Nên nhớ, với một game trừng phạt khá nặng ở mỗi lần chết như DOTA 2 (mất gold, thọt level, mất thời gian di chuyển lên lại để chết tiếp) thì thà không làm được gì, còn hơn là để chết. Nhưng, để cho đỡ buồn chán thì ngoài việc afk ở góc tối nào đó trong tình huống này, vẫn còn thứ bạn có thể làm.

Chịu đòn

Nghe thì có vẻ mâu thuẫn với triết lý “không để chết” ở trên, nhưng đây là cách mà bạn có thể làm để điều khiển lane lại. Hãy lại đủ gần và sử dụng những mánh khóe khêu gợi nhất có thể để dụ đối phương click attack vào bạn. Bằng cách này, aggro của creep bạn sẽ khiến chúng đuổi đánh đối phương để bảo vệ chủ nhân, và đây là lúc mà bạn lùi về, nếu có thể thì kéo theo vài con creep địch vào trụ để last hit dễ dàng hơn. Khi creep chúng ta đánh hero đối phương thì creep sẽ chết nhanh hơn, và lane đó lại được lệch thêm chút ít về phía trụ bạn. 

Có thể gọi đây là cách chơi “bán máu”, nhưng máu thì rẻ hơn tiền bạn có được từ last hit và đặc biệt quan trọng hơn là lượng kinh nghiệm quý giá đó, hơn nữa, đối phương cũng sẽ phải chịu mất máu vì creep chúng ta đánh và có thể, sẽ mất khả năng harass bạn thêm nữa.

Tiếp tế

Sau những quá trình nỗ lực “bán máu” như trên, việc regen là một nhu cầu cần thiết và cấp bách. Thật đáng tiếc là giá trị của courier đa số thường không được sử dụng hết công suất của nó. Bạn có thể tranh thủ lúc mid lane chưa cần xài gà mà mua đồ regen để đáp ứng cho nhu cầu harass và trụ lane của bạn. Thậm chí, bạn có thể mua nhiều regen hơn số slot bạn có, chỉ việc … quẳng phần dư xuống bụi cây kín đáo nào đó gần lane là được.

Việc có nhiều regen và liên tục harass sẽ khiến đối phương hết regen nhanh chóng và phải về nhà hồi máu, điều này tranh thủ cho bạn một khoảng thời gian vô cùng quý báu ở lane. Hay ít nhất, bạn cũng tạo đủ sức ép để dễ thở hơn ở lane của mình với việc đối phương ngại va chạm với bạn. Điều quan trọng hơn cả là nếu bạn có thể trụ được lane, lượng level sẽ giúp bạn có khả năng cùng một đồng đội khác đì ngược lại được lane của họ, qua đó lật được tình thế ở lane tưởng chừng như tử thần này.

Chạy

Chả ai bắt ép bạn phải ở mãi một lane mà bạn hoàn toàn vô tích sự như vậy. Có thể tận dụng việc check rune, nếu may mắn bạn có thể đảo ra mid hoặc các lane khác để giúp đồng đội có một vài mạng quan trọng ở thời điểm đầu game. 

DOTA 2: Cách sống sót ở những lane khó 5
Với khả năng gank sớm của mình, Spirit Breaker đã từng được thử khá nhiều ở vị trí offlane trước khi bị nerf.

Điều này không những áp dụng cho offlane, mà còn ở những lane khác. Nếu cảm thấy việc mình ở lại lane không giúp được gì, hãy chủ động mua smoke nếu có thể và giúp những lane khác, hoặc làm gì đó có ích hơn là afk trong rừng chờ đối thủ lộ diện. Có thể, việc di chuyển của bạn sẽ không thành công, nhưng ít ra áp lực mà bạn gây ra ở những lane khác cũng tốt hơn việc ngồi không ở một lane mà không làm được gì.

Kết:

Hãy luôn tự hỏi mình, “Mình có thể làm gì để đóng góp cho team mình nhiều nhất có thể?”. Lại một lần nữa, DOTA 2 là một game đồng đội, và nhiều người phối hợp sẽ tăng khả năng hạ gục được đối phương. Sẽ có những lúc, bạn rơi vào một lane khó, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn phải bó tay chịu trận. Với sự đa dạng về chiến thuật, cách chia role hay vị trí của từng hero trong DOTA 2, luôn luôn có gì đó mà bạn có thể làm để đóng góp cho team một cách hiệu quả nhất. 

Dù trong bài đa số đều là những kiến thức cơ bản, nhưng hi vọng các bạn có thể rút ra được điều gì đó cho bản thân và đừng quên góp ý cho mình ở phần comment nhé.

Tham khảo: dotastrategies