Braum
Là một vị tướng mới xuất hiện trong thế giới Liên Minh Huyền Thoại, thế nhưng Braum đã nhanh chóng khẳng định được vị thế của mình và trở thành tướng hỗ trợ cực mạnh ở khu vực đường dưới.
Ở những thời điểm đầu, người chơi Braum thường chọn cách đánh cầm chừng (điểm chung của tất cả các tướng hỗ trợ dạng đỡ đòn), thi thoảng cấu rỉa máu đối phương bằng chiêu Q (Tuyết Tê Tái). Nếu chẳng may tướng Xạ thủ của mình lên cao bị dính khống chế của đối phương hay đơn giản là trao đổi chiêu thức thì hãy dùng chiêu W lướt tới họ và đỡ đòn bằng chiêu E.
Ở giai đoạn đầu Braum sẽ gặp tương đối khó khăn khi đi đường, nhưng chỉ cần đạt cấp 6 và có được một số trang bị căn bản, vị tướng này sẽ trở thành hung thần trong cả giao tranh lẻ lẫn giao tranh tổng. Điểm mạnh của Braum là quá trâu và lại có khả năng làm choáng đối phương khủng khiếp với nội tại Đánh Ngất Ngư. Braum hợp nhất là đi với Lucian, bạn sẽ chẳng lo thua bất kì bộ đôi nào khác trong kèo đấu 2 vs 2 đường dưới.
Các game thủ chuyên nghiệp khi đánh Braum thường để bảng bổ trợ (0-30-0) thay vì (0-9-21) như các vị tướng hỗ trợ tay ngắn khác.
Corki
Đây là một Xạ thủ kì lạ nhất nhì trong Liên Minh Huyền Thoại. Tưởng chừng như sau khi Riot Games giảm sức mạnh của Tam Hợp Kiếm, Corki sẽ lui vào quên lãng để nhường chỗ cho các Xạ thủ mạnh khác. Nhưng điều ngược lại đã xảy ra, khi mà những Lucian, Tristana, Twitch… đang làm mưa làm gió thì Corki lại xuất hiện và trở thành đối trọng đáng gờm.
Điểm mạnh của Corki là khả năng đi đường cũng như dồn sát thương cực tốt. Gần như Tristana hay Twitch không có cách nào để đi hòa đường được với Corki khi liên tục bị cấu rỉa bởi chiêu Q Bom Phốt-Pho. Còn nếu muốn lao lên khô máu, chẳng ai dồn sát thương lại được với Corki cả.
Điểm yếu của vị tướng này có lẽ là ở tầm đánh ngắn, Corki cần phải tiếp cận mục tiêu để tối đa lượng sát thương.
Fiddlesticks
Có lẽ không cần nói nhiều về vị tướng này, Fiddlesticks đã trở nên quá quen thuộc với hầu hết các game thủ Liên Minh Huyền Thoại. Fiddlesticks có thể đi rừng hoặc đi hỗ trợ (thi thoảng cũng được cho ra đường giữa nhưng hiệu quả không cao).
Nếu đánh hỗ trợ, bạn cần tăng tối đa kỹ năng E Cơn Gió Đen để rỉa máu, tiếp đến là kỹ năng Q Khiếp Hãi để khống chế đối phương. Hãy cố gắng kiếm soát mắt ở bụi để đảm bảo đối phương không có tầm nhìn, tung chiêu cuối bất ngờ để mở giao tranh 2 vs 2 đường dưới.
Khi đi rừng, cần tăng nhiều điểm vào kỹ năng Hút Máu và kỹ năng Cơn Gió Đen, nó sẽ đảm bảo cho bạn khả năng farm tốt, ít tốn bình máu. Ở giai đoạn đầu, Fiddlesticks tạo ra rất nhiều sự khó chịu cho đối phương. Thế nhưng Fiddlesticks rất ngán những vị tướng dạng “ăn thịt” ở thời điểm đầu như Leesin, Jarvan, Kha’zix...
GangPlank
Một vị tướng ít khi xuất hiện trong đấu trường Liên Minh Huyền Thoại chuyên nghiệp. Với GangPlank, có lẽ vị trí đường trên hoặc được giữa là hợp nhất. Nhưng khi đi đường trên anh lại không đủ cứng cáp cũng như sự cơ động để đánh, còn đi đường giữa thì dường như Gangplank sẽ gặp vô vàn khó khăn với việc “tay ngắn”.
Cách đánh của GangPlank có lẽ là farm hòa và cấu rỉa đối phương mỗi khi có thể với chiêu Q Đàm Phán. Chiêu W giúp vị tướng này hồi máu khá tốt đồng thời loại bỏ các trạng thái khống chế. Chiêu E Hào Khí Dâng Cao giúp tăng sát thương vật lý cùng tốc độ di chuyện, phù hợp trong các tình huống trao đổi chiêu thức. Chiêu R Mưa Đại Bác là kỹ năng có thể dùng toàn bản đồ nhưng hiệu quả mang lại không cao. Có lẽ Riot Games sẽ phải chỉnh sửa nhiều nếu muốn GangPlank xuất hiện trong các trận đấu chuyên nghiệp.
Garen
“Bức tường” là 2 từ hợp nhất để miêu tả về Garen, một trong những vị tướng trâu nhất trong Liên Minh Huyền Thoại. Ở gian đoạn đầu, Garen có thể trao đổi chiêu thức với đối phương tốt với combo Q lao tới chém, E xoay và tăng giáp với W. Kể cả khi bạn bị lỗ máu hơn cũng không sao, chỉ cần lùi lại một chút để không dính sát thương từ tướng địch nữa, bạn sẽ được hồi máu nhanh chóng với nội tại Bền Bỉ.
Thế nhưng điểm yếu của Garen chính là không tạo được ảnh hưởng trong giao tranh. Nếu lên đồ công, Garen sẽ rất mềm yếu, nhưng chỉ lên đồ thủ thì vị tướng này không khác nào “cục thịt di dộng”, đến một ngưỡng nào đó, đối phương sẽ bỏ qua luôn Garen để tấn công các vị trí cần thiết hơn. Nhưng dù sao, trong các trận đấu thường, Garen vẫn có thể tỏa sáng với những combo giết người trong nháy mắt.
Hecarim
Có lẽ vị tướng này sinh ra là để đi rừng, Hecarim có khả năng farm tốt với chiêu Q Càn Quét và chiêu W Nhiếp Hồn Trận. Thế nhưng vũ khí làm nên tên tuổi của Hecarim chính là bộ combo khủng khiếp Vó Ngựa Hủy Diệt (E) và chiêu cuối Bóng Ma Kị Sĩ.
Kết hợp 2 kỹ năng này, Hecarim sẽ có khả năng tiếp cận và khống chế mục tiêu với tốc độ khủng khiếp, khiến đối phương không kịp trở tay cho dù đã kiểm soát tầm nhìn đầy đủ.
Tuy nhiên, Hecarim chỉ mạnh trong những tình huống gank lẻ, còn nếu đánh solo trong rừng hoặc vào giao tranh tổng thì vị tướng này không tạo được nhiều sự khác biệt. Việc dùng chiêu cuối trúng nhiều thành viên team địch là điều không tưởng, và ngoài kỹ năng đó ra, Hecarim hầu như không thể làm gì khác.
Lissandra
Một pháp sư đường giữa cực mạnh trong thế giới Liên Minh Huyền Thoại, bộ kĩ năng của Lissandra thiên về khống chế, làm chậm và cấu rỉa máu đối phương. Khác với các pháp sư đường giữa thông thường, Lissandra không hề ngán các vị tướng lao vào hoặc các sát thủ như Zed, Kha’zix.
Ngoài khả năng tiếp cận, chạy trốn tới từ chiêu E (Con Đường Băng Giá), Lissandra có thể khống chế đối phương bằng chiêu cuối Hầm Mộ Hàn Băng hoặc tự dùng lên mình như một “Đồng Hồ Cát” đặc biệt.
Malzahar
Tiếp tục là một pháp sư đường giữa hùng mạnh khác, Malzahar thi thoảng vẫn được các đội game chuyên nghiệp sử dụng và hiệu quả cũng rất khả quan.
Điểm mạnh của Malzahar là khả năng đi đường mạnh, cấu rỉa máu tốt và hầu như không thua khi solo. Tuy nhiên, Malzahar lại không hề có kỹ năng dạng tiếp cận hay chạy trốn nào, thậm chí kỹ năng tăng tốc cũng không có Vậy nên vị tướng này rất phụ thuộc vào phép bổ trợ Tốc Biến, và có lẽ đó cũng chính là lý do khiến Malzahar ít được lựa chọn
Hai vị tướng xoay tua miễn phí cuối cùng trong tuần này là Nami và Vayne, bộ đôi Xạ thủ - Hỗ trợ từng làm mưa làm gió trong đấu trường chuyên nghiệp. Giờ đây Vayne đã không còn được lựa chọn nhiều bởi tầm đánh quá ngắn cũng như việc gặp khó trong giai đoạn đi đường, còn Nami thì vẫn là sự lựa chọn hàng đầu của tất cả các team Liên Minh Huyền Thoại trên thế giới cho vị trí hỗ trợ.
>> SamSung Blue: Dải ngân hà của Liên Minh Huyền Thoại