Cùng nhìn lại sự thay đổi chiến thuật của DOTA 2 qua những kì TI

Sơn Nguyễn  - Theo PLXH | 27/08/2014 05:11 PM

Metagame trong DOTA 2 liên tục thay đổi và ngày càng trở nên hấp dẫn cũng như khó lường hơn.

Một trong những điều tuyệt vời nhất ở DOTA 2 là về mặt chiến thuật. Qua thời gian, các đội DOTA 2 càng ngày càng nắm bắt và hiểu DOTA 2 hơn, và thể hiện kiến thức cũng như cách nhìn DOTA 2 của họ bằng việc lựa chọn chiến thuật để thành công. Với mỗi kì The International, là một metagame, một cách chơi thường xuyên được các đội lựa chọn để chiến thắng. Hãy cùng nhìn lại metagame đã thay đổi như thế nào qua 4 kì The International nhé.

Cùng nhìn lại sự thay đổi chiến thuật của DOTA 2 qua những kì TI

The International 2011 - TI1

Tại kì The International đầu tiên, hầu hết các cặp mắt theo dõi đều hướng về những tay chơi carry. Antimage và Spectre thi nhau thống trị bản đồ cùng với Weaver và Sven cũng thường xuyên được pick. Metagame của TI 1 rất đơn giản, tập trung vào carry chủ lực. Nhiệm vụ của cả team không gì khác hơn giết được carry đối phương, trong khi bảo vệ carry phía mình. Kết quả của game đấu phụ thuộc phần lớn vào lượng đồ chênh lệch của carry 2 bên, và vì thế những hero tạo khoảng trống, giữ nhịp độ trận đấu cho carry là rất quan trọng.

Trong số đó không thể không nhắc đến Vengeful Spirit hay Earthshaker, những supporter có khả năng phối hợp để giết carry đối phương từ khoảng cách xa. Hay một offlane Beastmaster đáng tin tưởng trong việc cung cấp tầm nhìn để bảo vệ carry. Nhà vô địch TI 1 – Na’Vi, đã liên tục lựa chọn Chen để tạo khoảng trống bằng việc push trụ đã lên ngôi xứng đáng. Tuy nhiên, DOTA 2 tại TI 1 chỉ có khoảng 40 heroes và điều đó làm hạn chế rất nhiều khả năng chiến thuật của các đội.

Cũng đáng nói thêm rằng trong khi Na’Vi có được beta key để làm quen DOTA 2 sớm hơn những đội khác, thì rất nhiều đội DOTA có tiếng lúc đó gặp vấn đề về visa hay thậm chí là họ nghĩ giải đấu này chỉ là một trò lừa đảo và không tham gia.

Cùng nhìn lại sự thay đổi chiến thuật của DOTA 2 qua những kì TI

Na’Vi lên ngôi vô địch tại The International 1.

The International 2012 - TI2

Tại TI 2, metagame đã thay đổi và nhịp độ trận đấu trở nên nhanh hơn. Những top picks tiêu biểu như Leshrac và Venomancer thể hiện điều đó. Các đội chơi hướng đến lối chơi push và combat tổng với những pick như Broodmother (chủ yếu là các đội Trung Quốc chọn), Invoker hay Queen of Pain. Leshrac với stun và Diabolic Edict (skill này tại TI 2 không có cast time nên khá mạnh) cùng Venomancer với Gale đã thể hiện sức mạnh của mình trong việc defend cũng như push trụ.

Dark Seer và Nature Prophet cũng thi nhau tranh giành vị trí Offlane trong khi Tidehunter hay Naga là những combo AoE mà nhiều đội hướng tới. Không thể không nhắc đến Rubick – hero thường xuyên có mặt tại rất nhiều trận với rất nhiều vị trí (thậm chí Dendi đã cầm Rubick farm safe lane khi đối đầu với một trip lane offensive của đối phương). Ở vị trí carry thì những carry có khả năng sống sót cao như Morphling hay Lone Druid rất được trọng dụng, chưa kể đến những Lycan hay Naga bị ban ở hầu hết các game.

Cùng nhìn lại sự thay đổi chiến thuật của DOTA 2 qua những kì TI

They storm up the river, patience from Zhou waiting in the wake, Na’Vi is about to be caught...

Khoảng khác đáng nhớ tại TI 2 với phần thể hiện của Na’Vi cũng như bình luận xuất thần của Tobi.

The International 2013 - TI3

The International 3 đến trong sự chuẩn bị kĩ lưỡng hơn của các đội. Metagame của TI 3 nếu tóm tắt lại chỉ có thể nói bằng 2 chữ, “Rat DOTA”. “Rat DOTA” dùng để chỉ chiến thuật push lẻ (lén) trụ mọi lúc có thể. Alliance đã tỏ ra quá hoàn hảo với “Rat DOTA” của mình và đã lên ngôi hoàn toàn xứng đáng. Nhưng cũng cần nói thêm, “Rat DOTA” không phải chiến thuật chính xuyên suốt của TI 3.

Có thể nói, trọng tâm của metagame này là ở việc các đội đã biết cách “đì” hoàn toàn offlane của đối phương, đảm bảo lượng farm cho carry chính của mình. Sau đó, sử dụng lợi thế đó để gây áp lực và chiếm ưu thế trong các combat midgame. Tại meta này, Visage hoàn toàn thống trị với khả năng đi lane, deal damage trong combat và sự trâu bò của mình. Các đội cũng hướng đến những carry có khả năng đánh nhau sớm hơn như Weaver, Alchemist, Lifestealer. Bằng cách này, các đội muốn đảm bảo khả năng combat của mình khi chiếm được lợi thế lúc đầu game.

Tuy Dark Seer và Nature’s Prophet vẫn là những top heroes, các đội cũng lần lượt thêm vào chiến thuật của mình những Timbersaw hay Batrider (hầu hết là bị ban). Mid lane là cuộc chiến quen thuộc giữa Puck và Dragon Knight, với first blood thuộc về đội có support roam mid trước.

Chính metagame mà dường như vị trí offlane hoàn toàn bị shutdown này đã khiến patch 6.79 buff một cách đáng kể cho các offlaner như hiện nay. Alliance là đội đã làm chủ “Rat DOTA”, nhưng “Rat DOTA” của Alliance không chỉ có push lén, mà đó còn là sự kết hợp giữa việc farm rừng một cách hiệu quả, các chiến thuật xoay quanh Roshan và buy back. Với việc hoàn thiện sự hiệu quả trong lối chơi đến từng chi tiết nhỏ, thêm một chút “rat” và một chút may mắn, Alliance đã lên ngôi tại TI 3.

$1 million Dream Coil của S4.

$1 million Dream Coil của S4.

The International 2014 - TI4

Cuối cùng cũng đến TI 4, với metagame mà một trận đấu 40 phút được xem là lâu. Thay vì farm, các đội nhanh chóng chủ động push trụ hoặc roam gank để lấy lợi thể ban đầu. Thay vì những carry thường thấy ở các kì The International trước, Razor và Doom lên ngôi vì khả năng counter những carry khác. Còn nhớ tại TI 3, đám đông đã phấn khích thế nào khi Na’Vi last pick Skywrath Mage, thì nay Skywrath Mage hoàn toàn trở thành top pick nhờ khả năng nuke cực mạnh ngay từ đầu game để kết hợp với các hero khác.

Shadow Shaman cũng trở thành một pick cực mạnh nhờ vào ultimate để hạ gục các tower ngay tại các level đầu. Bản patch hậu TI 3 đã mở ra một thời kì mới cho các offlaner với những cái tên xa lạ tại các giải đấu trước đó như Tidehunter, Doom hay thậm chí là Faceless Void.

Metagame xoay quanh combat, và câu hỏi được đặt ra là “khi nào, và ai tham gia”. Nhớ lại game đấu giữa DK và VG, trận đấu có first blood trễ nhất và tại ngay trong base của DK khi VG push liên tục tất cả trụ ngoài và tiến vào nhà của DK. Các đội chỉ có 2 lựa chọn, một là tắm máu của nhau với những combat liên tục và hai là né tránh combat, chấp nhận đổi trụ để có lợi thế hơn về tiền. Lycan trở thành nỗi khiếp sợ của mọi người không chỉ với khả năng dọn sạch 1 rax sau mỗi combat thắng lợi mà còn vì khả năng push các trụ ngoài nhanh để lấy lợi thế về tiền cho team.

Trong bốn năm, chúng ta đã trải qua những metagame mà nhiệm vụ duy nhất là bảo vệ carry, cho đến những game mà đội nào thắng combat đầu tiên, sẽ gần như thắng cả game. Chúng ta cũng thấy những trận đấu mà offlaner dường như không tồn tại và hoàn toàn bị shutdown, cho đến những game mà offlaner là người giàu nhất team.

“Everything can work.” BigDaddy (Fnatic) – 2014.

“Everything can work.” BigDaddy (Fnatic) – 2014.

Kết

Tuy nhiên, những metagame tại các kì The International không phải là tất cả. Chúng ta vẫn chưa tính đến những giai đoạn giữa các kì TI, giai đoạn mà các chiến thuật được hoàn thiện. Có thể kể đến những combo Magnus + Sven trước khi Cleave và Daedalus bị nerf, hay thời đại của KotL và Nyx, Elder Titan, hay sự bá đạo của Invoker EQ 2 Force Spirits + Necronomicon khi thống trị mọi trận đấu.

Có một điều chắc chắn, là chiến thuật của DOTA 2 sẽ luôn luôn phát triển và ngày càng cân bằng. Với hơn 108 heroes như hiện tại và còn rất nhiều chưa được thêm vào ingame hay Captain Mode, thật khó để có thể dự đoán metagame sẽ như thế nào trong vòng 1 tháng tới, chứ đừng nói là tại TI 5, hay các kì TI sau này.

>> MOBA game nào sẽ ‘bật được’ DOTA 2 và Liên Minh Huyền Thoại?