Cộng đồng DOTA 2: Cần “Vun Đắp” hơn là “Đạp Đổ”

Lâm Nguyễn  - Theo Trí Thức Trẻ | 04/04/2015 0:00 AM

Sau những biến cố trong thời gian gần đây, cộng đồng DOTA 2 Việt Nam đã nhận không ít bài học để đoàn kết gắn bó trong tương lai.

Cần “Vun Đắp” hơn là “Đạp Đổ”, chắc các bạn cũng hiểu sơ qua ý nghĩa của câu trên. Biết bao nhiêu sự kiện đã qua, cộng đồng DOTA 2 phải hứng chịu những tổn thất nặng nề về “Tình Chiến Hữu” từ các game thủ nghiệp dư cho tới game thủ chuyên nghiệp. Bắt đầu từ đó, những mâu thuẫn xảy ra giữa các game thủ trong Group và những thành viên trong một đội tuyển.

Chúng ta có thể lấy một số vị dụ tiêu biểu như game thủ Anh Hoang và gần đây nhất là team đại diện Việt Nam Aces Gaming. Tại sao chúng ta không thể gây dựng cộng đồng lành mạnh thay vì nội bộ mất đoàn kết ? Dẫu cộng đồng DOTA 2 không phải nhỏ nhưng vẫn phải chịu nhiều sự chèn ép đến các tựa game khác, cụ thể là Liên Minh Huyền Thoại.

I. Nhìn lại những "Phốt" trong quá khứ

Trong quá khứ, Imba Gaming cũng phải nhận một cú sốc rất lớn để rồi tan rã. Ông chủ của team Imba Gaming phải bó tay trước sức ép của cộng đồng và các báo điện tử. Dù là một người có tâm huyết và niềm đam mê, anh cuối cùng vẫn bất lực để mỗi thành viên tìm miền đất hứa cho riêng mình

Tiếp đến là vụ game thủ Anh Hoang phải chịu sự hắt hủi đến từ cộng đồng game thủ Việt. Với trình độ ổn cùng niềm đam mê cháy bỏng, Anh Hoang muốn phát triển sự nghiệp tại Việt Nam. Chỉ tiếc, Anh Hoang nhận quá nhiều sự tiêu cực đến từ cộng đồng DOTA 2. Họ thường xuyên chửi bới, cho rằng anh hữu danh vô thực và đá anh ra khỏi Group. Một kết cục cay đắng cho game thủ nặng lòng với nền DOTA 2 chuyên nghiệp.

Picture 1

Anh Hoàng và niềm đam mê.

Gần đây nhất là vụ Aces Gaming. Chắc các bạn cũng đã nắm rõ cả rồi. Nguyên nhân sâu sa chính là do cộng đồng ném đá đội tuyển đại diện cho Việt Nam này.

II. Địa vị của game thủ Việt Nam ở nước ngoài ở đâu?

Dù là cộng đồng tạm ổn về văn hóa nhưng khi chơi ở máy chủ nước ngoài, các game thủ Việt Nam bị coi thường khá nhiều. Một số “Con sâu làm rầu nồi canh” mang quốc tịch Việt Nam trên vai sử dụng ngôn từ rất “khó đỡ” mỗi khi chịu thiệt thòi về cứ điều gì đó trong ván đấu. Một điều nữa, các game thủ Việt thường không giữ được tâm trạng ổn định cần thiết. Họ thường cáu gắt, chửi tục điên cuồng và gây ảnh hưởng tới xung quanh dù bình thường những người chơi này hoàn toàn hiền lành, thoải mái. Bắt đầu từ đây, họ “Góp ý” đồng đội một cách rất tiêu cực, nặng hơn nữa là chửi tục, “Blame” đồng đội. Do đó, ác cảm về game thủ Việt Nam bắt đầu từ đây.

Picture 2

Game thủ Việt Nam mất “Chất” rất nhiều.

Mỗi khi chơi bất cứ tựa game gì ở nước máy chủ nước ngoài, các game thủ Việt thường rất ngại nói ra câu : “I’m Vietnamese” hoặc “ I’m Come From Vietnam” bởi họ e ngại những thứ không hay đến từ đồng đội. Cũng có thể đây là cái dớp khiến cộng đồng Game thủ Việt Nam không thể sánh bằng với thế giới.

III. Trẻ trâu khắp mọi nơi

Ở tất cả các fanpage, trẻ trâu tồn tại khắp mọi nơi. Nhiệm vụ của họ chỉ là chửi bới lung tung, kể cả các game thủ chuyên nghiệp mỗi khi họ mắc lỗi. Khi người khác nhắc nhở rằng: “Họ là game thủ chuyên nghiệp đó”, các trẻ trâu này thường lờ đi hoặc phản pháo một cách ngang ngược. Độ nguy hiểm của các phần tử này không có thước đo nào có thể sánh được. Cãi nhau với họ, các game thủ thường phải ôm bực tức cho bản thân.

Picture 7

Trẻ trâu Everywhere.

Với một số phần tử khác, họ khen ngợi mỗi khi đội tuyển họ thích hoặc “Lựa chọn” thi đấu đúng yêu cầu. Còn khi thi đấu không thành công, bất kể đội tuyển nào dù ở Việt Nam hay Thế giới, họ đều chửi, chửi ở mức không thể diễn tả bằng lời.

Ngoài ra, một số game thủ khác còn vui vẻ trước những biến cố trong làng DOTA 2 Việt Nam. Họ thường đăng những status trong “NHÓM DOTA 2” với tâm trạng vui vẻ, cười cợt trước những đau khổ của người khác. Bắt đầu từ đó, những tin đồn nhảm, trào lưu nhảm bắt đầu lên ngôi khiến toàn bộ cộng đồng nháo nhác.

Picture 4

Status của người thiếu suy nghĩ.

IV. Người khác nghĩ gì về các phần tử này

Có một số game thủ hay nhắc nhở bộ phận này cần phải chấn chỉnh những hành động và suy nghĩ trước khi bình luận hay chat bất cứ điều gì trên mạng. Tuy nhiên, số lượng người này thường rất ít bởi theo họ: “Có nói cũng bằng thừa”.

Còn lại, phần lớn các game thủ thường lơ đi mặc kệ họ nói gì. Nói quá nhiều, các game thủ này thường nhận lại sự ức chế cho riêng mình nên tội gì họ phải góp ý cho mệt. Một số người có liên quan tới sự việc cũng rất e ngại vì bộ phận phần tử xấu gây những bất lợi không nhỏ cho các tổ chức, các đội tuyển cưng của họ.

Picture 6

Câu chuyện buồn ở tất cả các khu vực.

V. Cộng đồng DOTA 2 nên làm gì?

Đoàn kết là cách tốt nhất để gắn kết cộng đồng lại. Ngoài việc chém gió, chém bão, các game thủ cũng nên thảo luận những chủ đề hot, cùng giúp đỡ nhau trong thăng tiến trình độ. Thêm vào đó, chúng ta cũng nên lập các “Pạt ty nho nhỏ” như lập team 5 thành viên có thể giao tiếp qua Mic/Phone để chinh chiến cùng các Clan của từng vùng. Từ đó, các buổi Offline tụ hợp là điểm hẹn hấp dẫn cho các game thủ DOTA 2.

Picture 8

Cần phát huy các buổi Offline DOTA 2.

Với các phần tử xấu, chúng ta tốt nhất là nên bỏ qua họ nếu họ chỉ bình luận trên các fan page. Còn ở trong Group, mọi người cùng Vote Bug màu để admin có thể loại bỏ ra khỏi nhóm càng sớm càng tốt để loại trừ những tiêu cực của cộng đồng. Để làm nên một cộng đồng tốt, chúng ta cần công sức bao người còn nếu muốn phá, họ chỉ cần một vài người là đủ.

Picture 9

Hay các giải đấu chuyên và bán chuyên.

 >> DOTA 2 và LMHT đang đè bẹp game online miễn phí