Chính game thủ Việt còn xấu hổ khi chơi game, bảo sao eSports nước nhà chỉ ở ao làng?

Lâm Nguyễn  - Theo Trí Thức Trẻ | 16/01/2016 04:13 PM

Không phải không có lí do mà giới game thủ nước nhà còn “Ngại ngùng” thể hiện tài năng khi chơi bất kì tựa game nào đó.

Khi cuộc sống ngày một phát triển, game được chú trọng tới nhiều hơn bởi đây được coi như một hình thức giải trí sau giờ phút học tập, làm việc căng thẳng mệt mỏi. Thêm vào đó, công cuộc hiện đại hóa đất nước đã lấy dần đi bản sắc của các trò chơi dân gian trong thập niên trước, thay vào đó là quán net mọc lên như nấm. Để rồi một ngày thể thao điện tử bắt đầu phát triển, game được coi như lĩnh vực trong kinh tế và ngày một đi lên.


Game ngày càng một mở rộng hơn.

Game ngày càng một mở rộng hơn.

Đáng tiếc thay, trong mắt không biết bao nhiêu người, thành công ở tựa lĩnh vực game lại mang “Điều tiếng xấu” bởi chẳng làm nên trò trống gì cho xã hội cả. Thậm chí, ngay cả những gamer “Chân chính” cũng lên tiếng phản bác lại thành tích của game thủ chuyên nghiệp hay người nổi tiếng trong cộng đồng game thủ. Phải chăng cách nhìn nhận về game thủ tại nước nhà quá bất công khiến Esports nước nhà không thể vượt qua cái ao làng?

Về các Streamer, game thủ chuyên nghiệp

Dẫu biết thể thao điện tử ở nước nhà còn đang phát triển, nhiều vấn nạn, bất cập, thị phi dẫn tới tuổi nghề của các Streamer, game thủ chuyên nghiệp còn ngắn nhưng nếu nhìn đi nhìn lại, họ cũng cống hiến không ít cho cộng đồng Esports nước nhà đấy chứ!!! Còn nhớ sự kiện tại chung kết thế giới mùa 2, nếu Saigon Jokers không được đi Mĩ thì liệu Liên Minh Huyền Thoại Việt Nam có phát triển đến như bây giờ hay không?


Saigon Jokers đi Mĩ làm LMHT ngày một phát triển.

Saigon Jokers đi Mĩ làm LMHT ngày một phát triển.

Nhắc tới Liên Minh Huyền Thoại, chúng ta đảo qua làng DOTA 2 một chút. Nếu ngày Caster Pew Pew không được nâng tầm lên, liệu cộng đồng DOTA 2 có lớn mạnh và có tổ chức như bây giờ?


Và Caster Pew Pew mở rộng cộng đồng DOTA 2.

Và Caster Pew Pew mở rộng cộng đồng DOTA 2.

Trong suy nghĩ của rất nhiều người, thậm chí là đa số người, họ chỉ bảo rằng: “À, mấy ông này mấy năm nữa thì nghỉ hưu, chết đói, không công việc”. Xin thưa với các bạn, trong một năm làm Streamer, Caster hay game thủ chuyên nghiệp, họ kiếm được vài trăm triệu cho đến vài tỉ đồng, lúc đó tha hồ mà kinh doanh ở các mảng khác. Vấn đề nằm ở việc họ suy nghĩ công việc để kiếm tiền, kiếm thành tích chứ không ngồi gõ bàn phím không công. Hơn nữa, họ dám nghĩ, dám làm, theo đuổi đam mê một cách chủ động và hết mình.

Dẫu biết game thủ chuyên nghiệp nước nhà còn nhiều khó khăn, vất vả nhưng nếu giới game thủ nước nhà còn quay lưng với họ, mọi thứ còn tệ hại hơn rất nhiều.


Họ đánh đổi nhiều thứ vì đam mê nhưng nhận về...

Họ đánh đổi nhiều thứ vì đam mê nhưng nhận về...

Về nghiệp cày thuê

Cày thuê ELO là một vấn đề cực kì nhạy cảm ở thời điểm hiện tại. Hàng loạt vụ việc tranh cãi xung quanh chủ đề này nhưng chưa tìm được lối thoát bởi thể thao điện tử nước nhà còn chưa phát triển hết mức nên luật lệ, quy củ vẫn hạn chế. Điển hình trong thời gian vừa qua, Streamer kiêm “Cày Thuê” Trâu gây sốt cộng đồng mạng với một số hành động công khai lập Website riêng nuôi giấc mộng: “Cày Thuê cân cả thế giới”.


Trâu có những giấc mộng to lớn.

Trâu có những giấc mộng to lớn.

Vì Cày Thuê là hành động tiêu cực, ảnh hưởng tới chất lượng máy chủ Liên Minh Huyền Thoại nước nhà nên khá nhiều người ném đá anh không thương tiếc, thậm chí còn Inbox chửi bới Trâu. Đơn giản, họ cho rằng Trâu đang phá nát máy chủ, tiếp nối cho công việc tiêu cực leo thang.

Tuy nhiên, nếu xét đi xét lại, Trâu không phải người có lỗi hoàn toàn. Đầu tiên, Trâu cày thuê vì mục đích mưu sinh, lại giúp các bạn có giây phút thư giãn sảng khoái trên Stream. Thứ hai, nếu không có cung làm sao có cầu, lỗi tại “Định mệnh” các bạn ạ. Nhiều người hám danh, hám lợi nên bất chấp tất cả để thăng hạng, không có Trâu này thì sẽ có Trâu khác thôi.

Cuối cùng, Trâu dám nghĩ dám làm, tạm xa quê hương để đến Sài Gòn nắng gió mưu sinh, điều không phải ai cũng làm được. Vậy mà nhiều người lên tiếng chỉ trích Trâu, thậm chí còn mắng chửi không thương tiếc.


Cũng mua vui cho các bạn như bao nghề khác thôi.

Cũng mua vui cho các bạn như bao nghề khác thôi.

Về giải thưởng dành cho Esports

Trong năm 2015, Esports nước nhà đạt được một số thành tựu vô cùng đáng kể và bắt đầu hướng tới giới truyền thông nhiều hơn. Điển hình như một số giải đấu GPL lên truyền hình TV thông qua các kênh VTV chính thức hay danh hiệu, bằng khen của nhà nước cho một số đội tuyển, tổ chức vừa qua.


Lên Tivi nhưng bị coi chạy đua thành tích?

Lên Tivi nhưng bị coi chạy đua thành tích?


Và giấy khen cũng bị chê là giỏi game không ăn thua?

Và giấy khen cũng bị chê là giỏi game không ăn thua?

Thế nhưng cái nhìn của game thủ nước nhà về những thành tích này là gì: “Nào thì đua đòi, chạy theo thành tích, làm trò lố,...” hoặc “Giỏi gì thì giỏi chứ giỏi game thì chẳng có tương lai đâu”. Có lẽ tâm lí dìm hàng đã ăn sâu trong tiềm thức, suy nghĩ của người chơi chỉ suốt ngày khua bàn phím rồi.


Suy nghĩ đã lọt vào tiềm thức.

Suy nghĩ đã lọt vào tiềm thức.

Kết

Trong 3 ví dụ điển hình nhất, chúng ta có thể thấy được nỗi khổ của những người đã từ bỏ, đánh đổi rất nhiều thứ để theo niềm đam mê. Thế nhưng, điều họ nhận lại là gì: “Sự vô ơn bạc nghĩa, thậm chí hắt hủi, phán xét, xét nét” đến từ cộng đồng nước nhà. Ngày nay, khi thể thao điện tử đã ngày một phát triển, nếu không mọi người không có cách nhìn nhận chính xác, Esports mãi chỉ nằm trong ao làng mà thôi bởi ở tựa game nào đi chăng nữa, sức mạnh cộng đồng vẫn chiếm vai trò quan trọng nhất.