Chia sẻ kinh nghiệm DOTA 2: một chọi hai, làm sao để không feed?

PV  - Theo TTVN / Trí Thức Trẻ | 21/06/2013 04:11 PM

Dưới đây là một số lời khuyên dành cho các game thủ DOTA 2 khi phải bước vào cuộc chiến một chọi hai.

Khi bạn chơi DOTA 2 không hiếm khi bạn gặp phải tình cảnh phải đi lane một mình và solo với hai hay ba hero đối phương. Đặc biệt là khi chơi trong public, nếu một ai đó của team bạn trong bạn chọn rừng làm nơi kiếm tiền thay vì đi cùng đồng đội, trong khi những người khác đã nhanh chóng mua đồ và chiếm mất hai lane dễ đi còn lại. 

Điều này sẽ đẩy bạn vào tình thế phải một mình đối mặt với thường là hai hero đối phương ở lane khó đi nhất, đôi lúc xui xẻo thì có thể là ba. Bạn sẽ phải làm gì trong tình cảnh này, những người chơi ít kinh nghiệm thường rất dễ feed trong trường hợp này, tuy nhiên, một vài lưu ý có thể giúp bạn sống sót đồng thời có ích cho đồng đội sau này.

Chia sẻ kinh nghiệm DOTA 2: một chọi hai, làm sao để không feed? 1
Xác định rõ khả năng của đối phương và của bạn.

Đầu tiên, bạn có những skill gì? Nó có thể giúp bạn chạy trốn khi gặp vấn đề hay không? Một số hero như Broodmother, Clinkz hay Bounty Hunter,... có khả năng tàng hình. Hay Juggernaut, Omniknight có chống phép. Một số khác có khả năng blink. Đặc biệt, rất nhiều skill trong số này cho phép bạn né được skill của đối phương nếu phản xạ kịp lúc.

Hãy luôn ghi nhớ điều này khi bạn chơi một hero bất kì. Tuy nhiên, vỏ quít dày có móng tay nhọn, những người chơi kinh nghiệm sẽ biết cách chống lại các kĩ năng của bạn. Hãy để ý xem họ có skill slow hay stun gì không? Khả năng gây sát thương như thế nào? Bởi combo của hai hero cùng với một vài phát bắn có thể khiến bạn mất máu rất nhanh. Chưa kể trong trường hợp bạn không hề có skill nào để chạy thoát.

Chia sẻ kinh nghiệm DOTA 2: một chọi hai, làm sao để không feed? 2
Puck với Phase Shift có khả năng né cả skill cũng như attack nếu được sử dụng đúng lúc.

Giữ khoảng cách

Vấn đề đáng sợ hơn mà bạn gặp phải khi phải solo với nhiều hero đối phương là việc bị harass. Dù bạn có khả năng chạy trốn, tàng hình hay né skill gì đi chăng nữa, bạn cũng không thể sử dụng nó liên tục khi ở lane mà phải để dành nó cho những lúc “hung hiểm”. Vì thế điều quan trọng để có thể trụ lane lâu dài là hạn chế việc bị mất máu vô ích. Để làm được điều đó, hãy giữ khoảng cách với đối phương và chỉ tiến lên last hit khi cần thiết. 

Với hero có tầm bắn xa, cố gắng đứng ở khoảng cách sao cho khi cần bạn chỉ cần tiến lên một hai bước là có thể last hit được, thường là khoảng 600 range với hầu hết hero. Đôi lúc bạn cũng có thể harass đối phương nhưng hãy giữ khoảng cách với cả hero cũng như creep địch. Nếu bạn là một hero đánh gần thì mọi việc khó khăn hơn một chút, vì bạn sẽ phải đứng cách xa và căn thời gian để bước lên last hit.

Chia sẻ kinh nghiệm DOTA 2: một chọi hai, làm sao để không feed? 3
Làm chủ khoảng cách là một yếu tố cực kì quan trọng, ngay cả trong trường hợp solo 1v1.

Trong nhiều trường hợp, đối phương tỏ ra rất hung hăng và nếu bạn tiến lên last hit thì sẽ mất rất nhiều máu. Khi đó không có lựa chọn nào khác ngoài việc lùi lại phía sau, nhưng nếu có thể, đứng trong khoảng 1200 range tính từ creep của đối phương để nhận được điểm kinh nghiệm.

Để ý lượng mana

Hãy để ý lượng mana của cả bạn cũng như đối phương. Nếu bạn có skill chạy trốn, cố gắng giữ tối thiểu lượng mana của bạn khoảng gấp rưỡi manacost của skill đó. Bởi nếu bạn hoàn toàn hết sạch mana, bạn sẽ khó mà xoay sở được khi đối phương bám theo, hoặc phải chờ khá lâu để có thể tiếp tục ló mặt ra ngoài. 

Ngược lại, sau khi bạn vừa dùng skill để thoát khỏi một combo của đối phương, thời gian để bạn hồi lại lượng mana cần thiết là không quá lâu, và khi đối phương sẵn sàng để tấn công bạn lần thứ hai thì bạn cũng đã sẵn sàng để chạy một lần nữa. Về sau, hãy giữ một lượng mana lớn hơn để sẵn sàng gank lại đối phương nếu có đồng đội đến trợ giúp.

Chia sẻ kinh nghiệm DOTA 2: một chọi hai, làm sao để không feed? 4
Chỉ cần đủ mana để dùng Blade Fury, Juggernaut có thể chạy thoát không quá khó khăn.

Về phần đối phương, có những hero có lượng mana vào đầu game rất thấp, và một khi skill đã tung ra thì hắn sẽ mất thời gian khá dài để regen. Chỉ cần một trong hai hero đối phương không đủ mana thì tên còn lại cũng khó mà làm gì được bạn (trong trường hợp bạn còn kha khá máu nhé). Tận dụng khoảng thời gian này, bạn có thể thoải mái last hit và farm một chút.

Cắm mắt và kiểm soát bản đồ

Rõ ràng là đối thủ có thể vòng qua rừng và tấn công bạn từ phía sau, bên cạnh đó, những hero khác của đối phương cũng có thể đi từ rừng và khi đó thì thật khó để bạn làm được gì. Vì thế, quan trọng là hãy để ý bản đồ và đoán được phần nào vị trí của hero đối phương.

Chia sẻ kinh nghiệm DOTA 2: một chọi hai, làm sao để không feed? 5
Còn có rất nhiều vị trí cắm mắt khác mà bạn có thể sử dụng.

Việc cắm mắt cũng có thể giúp bạn tránh được việc bị gank từ nhiều phía. Nó còn giúp ích rất nhiều cho đồng đội trong việc kiểm soát rune, nhờ đó cũng làm giảm nguy hơn bạn bị gank xuống. Có thể bạn cũng sẽ cần cả sentry ward để trong trường hợp đối phương phá mắt của bạn thì bạn có thể cắm cái khác. Tầm nhìn luôn là thứ rất có giá trị nên việc cả team đầu tư 200 hoặc hơn cho nó sẽ luôn là một món hời.

Một vài điểm đáng chú ý khác:

Cắm mắt để không cho đối phương lure sẽ giúp bạn kiếm được nhiều exp và vàng hơn. Tuy nhiên việc đối phương lure creep cũng có thể khiến creep dâng cao và bạn có thể farm gần trụ hơn.

Nếu đối phương đẩy creep dâng cao và tấn công vào trụ, bạn có thể kéo creep của đối phương ra phía sau bằng cách đứng trên trụ một chút rồi lùi lại khi creep bắt đầu đi theo bạn, hoặc ấn attack vào hero địch để thu hút creep rồi lùi lại, việc làm creep mất máu cũng sẽ khiến chúng chuyển sự chú ý sang bạn. Trong mọi trường hợp, hãy nhớ những quy tắc an toàn đã nêu trên.

Khi gặp tình huống bất ngờ, cố gắng bình tĩnh để xử lí và né các skill của đối phương. Nếu lỡ có die thì cũng đừng nản chí. Khi bạn không farm được nhiều, hãy mua những item rẻ và trở nên có ích cho cả team thay vì cố gắng farm một item xa xỉ nào đó. Ngoài ra hãy để sẵn chức năng quick buy và mua đồ thật nhanh trong trường hợp bạn sắp được “lên bảng”.