Chấm điểm DOTA 2 Reborn sau ngày đầu ra mắt

Nga0Du  - Theo Trí Thức Trẻ | 19/06/2015 01:17 PM

Một ngày sau khi ra mắt, DOTA 2 Reborn đã để lại ấn tượng khá tích cực với những người chơi DOTA 2 nói riêng và cộng đồng game thủ thế giới nói chung.

1) Phương thức cài đặt và độ ổn định đường truyền

Về cơ bản, DOTA 2 Reborn có dung lượng cập nhất khả lớn, khoảng 7 GB. Nếu tính cả bản nguyên gốc, dung lượng tộng cộng đã vượt quá 10GB. Đây tuy không phải là một con số quá khủng khiếp cho một game online nhưng với những người chơi sở hữu tốc độ đường truyền internet không tốt, việc tiếp cận DOTA 2 Reborn cũng sẽ là cả một vấn đề nan giải. Riêng với trường hợp của tác giả, tôi cũng đã phải mất cả một buồi chiều mới có thể đặt chân vào thế giới mới mà Valve vừa tạo ra.

Sau khi vượt qua được trở ngại đầu tiên, khó khăn tiếp theo mà bạn có thể gặp phải sẽ là khả năng kết nối đến server của phiên bản mới này. Rất nhiều người chơi đã gặp phải sự cố không thể kết nối được với các máy chủ của Valve trên từng khu vực. Tệ hơn nữa, nhiều trường hợp còn bị văng ra khỏi DOTA 2 trong quá trình vận hành. Đây thực sự là điểm trừ lớn nhất của DOTA 2 Reborn trong ngày đầu ra mắt phiên bản Beta.

Nếu gặp trường hợp như trên, bạn hãy thử thoát hẳn Steam ra rồi vào lại.

Nếu gặp trường hợp như trên, bạn hãy thử thoát hẳn Steam ra rồi vào lại.

- Chấm điểm : 5/10

2) Kết cấu giao diện

Đặt chân vào thế giới DOTA 2 Reborn, bạn sẽ thấy nó sở hữu một giao diện thân thiện và dễ tiếp cận hơn nhiều so với phiên bản cũ. Valve đã tiết giảm tối đa số lượng chữ xuất hiện trên các giao diện và thay vào đó là những hình ảnh trực quan sinh động và dễ nắm bắt.

4 hạng mục chính là Heros, Watch, Learn và Custom Games được bố trí dễ nhìn và thuận tiện ở phía trên của giao diện chính. Góc dưới cùng bên phải là khung Friends (bạn bè) và nút “Play DOTA”. Dù bạn ở bất kỳ trang giao diện nào thì 2 chức năng này cũng sẽ được cố định ở vị trí đó.

Điều này sẽ giúp bạn thuận tiện hơn trong quá trình chơi game và giao tiếp với bạn bè. Phần cấu hình được Valve gần như giữ nguyên so với ở phiên bản cũ, do đó các bạn có thể dễ dàng cái đặt và tùy chỉnh.

Bên cạnh giao diện chính, những giao diện phụ lục cũng được thiết kế với phong cách đơn giản, tinh tế và rất dễ nắm bắt. Theo cảm nhận riêng của tác giả, điều khiến tôi ưng ý nhất là sự thay đổi về giao diện của kho đồ. Không chằng chịt và lằng nhằng như phiên bản cũ, giao diện hòm đồ của DOTA 2 Reborn rất dễ nhìn. Như một tủ quần áo vậy, chúng được sắp xếp một cách đẹp mắt và khoa học.

Hình ảnh về các heros được thiết kế 3D nổi bật trên màn hình cũng là một điểm đặc trưng của DOTA 2 Reborn.

Bảng thống kê các heros được phân loại rõ ràng theo 3 yếu tố chính : Intelligence, Agility và Strength.

Hình ảnh cụ thể của mỗi hero kèm theo đó là những set đồ đặc trưng đi kèm.

- Chấm điểm : 9/10

3) Khả năng giao tiếp và kết nối cộng đồng

Ở bản cập nhật mới này, các phòng chat của DOTA 2 đã được gia tăng sức chứa lên 5000 thành viên, gấp 5 lần so với phiên bản cũ. Đây thực sự là một nỗ lực đang khen của Valve nhằm phát triện sự gắn kết của cộng đồng DOTA 2.

Thêm một tính năng mới cập nhật đó là bạn có thể tham gia các phòng chat của từng Custom Games riêng biệt. Như ví dụ trên hình, tôi đã click “join chat” để tham gia phòng chat giành riêng cho game Battleships.

Để mở rộng thêm khả năng giao tiếp giữa những người chơi, Valve đã cập nhật thêm một tính năng cho phép bạn chia sẻ những cảm xúc và suy nghĩ của bản thân trong quá trình tham gia vào DOTA 2 (tính năng này tương tự như “Status” trên các mạng xã hội).

Kế thừa phiên bản cũ, tính năng Voice chat luôn được Valve chăm chút kỹ lưỡng. Chỉ bằng một cú click chuột, bạn đã có thể nói chuyện với bạn bè và những người cùng chơi một cách dễ dàng và thoải mái.

- Chấm điểm : 10/10

4) Những tính năng tích hợp

Tại phiên bản DOTA 2 Reborn, một trong những tính năng được chú ý nhất ở thời điểm hiện tại có lẽ là giao diện mới của My Profile. Trong phần này, mọi thông số liên quan đến bạn sẽ được hiển thị một cách rõ ràng. Bằng cách phân tích các chỉ số thông tin, máy tính sẽ đưa ra kết quả về ưu nhược điểm của bạn. Như trong trường hợp của tác giả, cách chơi DOTA 2 của tôi nghiêng về Fighting (chiến đấu), Farming (giết quái) và Pushing (đẩy trụ).

Ngoài giao diện My Profile mới, một tính năng không thể không nhắc đến của phiên bản DOTA 2 Reborn đó là Custom Games. Tại đây, bạn có thể tham gia rất nhiều những trò chơi khác nhau. Ngoại trừ Overthrow do Valve tự sản xuất, những Custom Games khác đều do chính cộng đồng DOTA 2 thiết kế và đưa vào vận hành.

Trong thời gian trải nghiệm, tác giả đã thử tham gia vào Custom Game Pudge War – một màn chơi rất quen thuộc với cộng đồng DOTA 2. Bước vào trò chơi, điều đầu tiên bạn phải làm đó là vote số lượng kill mục tiêu mà 2 bên sẽ phải hướng tới. Như trong hình, tôi đã vote 50 Kills.

Giật và kéo, cuộc chiến khá là vui nhộn!

Bên cạnh những tính năng trên, tính năng cho phép bạn dùng thử đồ đạc cũng là một điểm khá thú vị. Giờ đây tôi đã được nếm trải cái cảm giác dùng Dragonclaw Hook (DC Hook) thần thánh để giật “những con creeps”.

- Chấm điểm : 9/10

Kết luận

Trong ngày đầu ra mắt, dù gặp một số vấn đề về sự cố kết nối và bug game nhưng DOTA 2 Reborn cũng đã phần nào thỏa mãn được sự mong đợi từ phía cộng đồng. Vì đây mới chỉ là phiên bản Beta nên trong những ngày tới chắc chắn Valve sẽ còn tung thêm nhiều bản cập nhật nữa để khắc phục các sự cố đang tồn tại. Hy vọng trong thời gian sớm nhất, chúng ta sẽ được tiếp cận với bản DOTA 2 Reborn hoàn chỉnh.

- Điểm trung bình : 8,25/10

>> Cái nhìn tổng quát về những Custom map trong DOTA 2 Reborn