Bao giờ DOTA 2 mới sánh ngang Liên Minh Huyền Thoại tại Việt Nam?

Lâm Nguyễn  - Theo Trí Thức Trẻ | 16/04/2015 0:00 AM

Liên Minh Huyền Thoại
01/08/2012 NCB: Riot Games NPH:

Đã từ rất lâu, việc so sánh 2 tựa game MOBA DOTA 2 và Liên Minh Huyền Thoại đã trở nên quá đỗi quen thuộc với các game thủ Việt Nam.

Không chỉ các báo chí, các cộng đồng game thủ MOBA mà trong lời ăn tiếng nói hàng ngày của mỗi người chơi đều so sánh DOTA 2Liên Minh Huyền Thoại. Theo khảo sát của các tổ chức nghiên cứu về nghiệp game thủ, DOTA 2 và Liên Minh Huyền Thoại có nhiều điểm trái ngược nhau nhất từ giao diện, đồ họa, nhân vật, cách chơi, cách bố trí, chiến thuật,…

Tuy nhiên, ở Việt Nam, Liên Minh Huyền Thoại chiếm lợi thế hơn tất cả các tựa game khác bởi họ có một NPH game mới nổi nhưng đang phát triển rất mạnh. Câu hỏi trăn trở cho cộng đồng game thủ DOTA 2: “Liệu bao giờ DOTA 2 mới được như Liên Minh Huyền Thoại sau GPL 2015".

cover.jpg

Thành công vượt bậc của Esport Việt Nam.

I. Sự khác biệt tới từ Nhà Phát Hành game!

Đầu tiên, chúng ta nhắc đến NPH game Garena. Garena đã rất cố gắng đưa Liên Minh Huyền Thoại về tới Việt Nam ở giữa năm 2012. Ở những thời điểm đầu, những người lạc quan nhất cũng tin rằng tựa game này khó có thể trụ vững trong tương lai. Tuy nhiên, sau bao nhiêu cố gắng và nỗ lực đến từ những người sản xuất, họ đã đưa Liên Minh Huyền Thoại trở thành game ăn khách nhất từ năm 2013 cho tới nay. Đó được coi là phần thưởng dành cho những nỗ lực không ngừng nghỉ của tất cả bộ phận chuyên môn của Garena.

Garena-Master-II.jpg

Có nhà phát hành, mọi thứ xông xênh hơn rất nhiều.

Còn về DOTA 2, cộng đồng này cũng bắt đầu nổi dần từ những năm 2012. Tuy nhiên, sau những lỗ hổng của DOTA 1 bởi hiện tượng Hack Map tràn lan trong gần như tất cả các trận đấu, các game thủ chuyển sang chơi DOTA 2 hoặc Liên Minh Huyền Thoại. Ở thời điểm đó, điểm khác biệt lớn nhất giữa DOTA 2 và Liên Minh Huyền Thoại chính là máy chủ truy cập. Chơi DOTA 2, các game thủ phải lần mò nhiều thứ và phải sử dụng máy chủ nước ngoài để đăng nhập còn với Liên Minh Huyền Thoại, mọi thứ gần như đã tới tay người chơi.

series-giai-dau-dota-2-viet-nam-voi-240-trieu-vnd-tien-thuong.jpg

Với người chơi DOTA 2, họ có thói quen xem Stream về đêm.

II. Do ảnh hưởng bởi tâm lí người chơi Việt

Ở Việt Nam, các game thủ thường không sáng tạo mỗi khi chơi một tựa game nào đó. Bởi vậy, Liên Minh Huyền Thoại dễ lọt vào mắt xanh của tất cả các lứa tuổi ở Việt Nam. Còn với DOTA 2, nếu không có người hướng dẫn, mọi người sẽ rất khó để nắm tận tay bởi ràng buộc về ngôn ngữ, những cài đặt phức tạp cùng lối chơi khó tiếp cận. Liên Minh Huyền Thoại thì khác, mọi thứ được Việt Hóa 100%, Update cũng tự động, mọi thứ chỉ cần click vài bước là có thể hòa nhập với game. Do đó, Liên Minh Huyền Thoại ăn khách hơn DOTA 2 là cái chắc.

img20141208185549195.jpg

Liên Minh Huyền Thoại là tựa game dễ tiếp cận.

III. Đầu tư vào 2 tựa game cũng khác biệt

Kể từ khi Saigon Jokers được du lịch tại Mĩ, Liên Minh Huyền Thoại được chú ý nhiều hơn rất nhiều. Bắt đầu từ đây, phong trào ganh đua của các game thủ bùng lên dữ dội. Hàng loạt các đội tuyển chuyên và bán chuyên được thành lập nhằm tranh chấp vị trí top 1 của Việt Nam. Sau đó, các nhà tài trợ, các cá nhân bắt đầu vào cuộc để đầu tư cho một đội tuyển nhất định. Tính từ năm 2013 tới nay, chúng tôi dự đoán rằng khoảng hơn 100 đội có trình độ từ DCSB bậc bạc trở lên. Đó chính là bước nhảy vọt của Esport Việt Nam.

dcs-a-dua-viet-nam-sang-ngang-voi-nhung-cuong-quoc-lien-minh-huyen-thoai-635284221682981876.jpg

Các giải đấu lớn nhỏ được nổ ra.

Ở DOTA 2, vì thiếu môi trường gắn kết giữa các game thủ nên để thành lập một team, các thành viên phải quen biết nhau trước đã. Đó cũng là bước cản trở khiến các team DOTA 2 thành lập ít hơn Liên Minh Huyền Thoại. Hơn nữa, cộng đồng DOTA 2 thường trao đổi thông tin qua Facebook, không có quá nhiều diễn đàn lớn nên những người chơi DOTA 2 có cảm giác quá khó để làm quen và kết bạn với nhau. Vì thế, môi trường chưa đủ lớn, các nhà tài trợ vẫn chưa dám mạo hiểm đầu tư. Cho đến hiện tại, 2 team DOTA đủ tên tuổi lớn ở Việt Nam là Imba Gaming và Aces Gaming.

aces.jpg

Aces Gaming là niềm tự hào gần như duy nhất trên đấu trường quốc tế.

IV. Các giải đấu lớn nhỏ nổi lên

Do có đầu tư và nhà bảo trợ rõ ràng, kinh phí tổ chức các giải đấu có sự khác biệt tương đối lớn. Các giải đấu Liên Minh Huyền Thoại được tổ chức thường xuyên từ thấp tới cao như Teemo Cup, Gcafe cho đến DCS B các bậc, DCS A, GPL với giải thưởng hấp dẫn. Không chỉ có ban tổ chức mà còn có các nhà tài trợ, các tổ chức, cá nhân hợp tác rót vào những kinh phí làm tiền thưởng và hỗ trợ các game thủ. Được đầu tư và quan tâm, Liên Minh Huyền Thoại đang trở thành một cơn sốt ở thời điểm hiện tại. GPL 2015 vừa qua đã giúp Việt Nam “Nở mày nở mặt” trong khu vực Đông Nam Á.

GPL_2015_Spring.png

GPL hợp tác chặt chẽ với nhiều bên.

Ngược lại, các giải đấu DOTA 2 thường tổ chức theo đợt và thiếu các nhà tài trợ lớn. Đây có lẽ chỉ là những giải đấu mang tính chất giao lưu hơn là thương mại. Không nhà phát hành tức mọi kinh phí phải do một tổ chức hoặc cá nhân nào đó đứng ra chịu chi. Mấy ai dám làm điều này bởi tự dưng họ ném tiền ra để mua vui cho người khác. Vì môi trường đầu tư không rõ ràng, các nhà tài trợ đâu mạo hiểm để hợp tác. Do đó, các giải DOTA 2 thưa thớt và tiền thưởng không thể sánh với Liên Minh Huyền Thoại.

img20141216214605254.jpg

Giải đấu DOTA 2 thưa thớt hơn khá nhiều.

V. Bao giờ thì DOTA 2 mới sánh ngang với Liên Minh Huyền Thoại thời điểm bây giờ?

Chúng tôi chỉ muốn nói tới thời điểm bây giờ thôi. Không phải với mục đích bênh vực hay PR cho Liên Minh Huyền Thoại nhưng có lẽ để đạt được điều này có lẽ là rất khó. Cộng đồng DOTA 2 luôn cho rằng họ có một môi trường văn hóa để chơi và mặt bằng trình độ cao làm tự hào. Tuy nhiên, ngoài điều này ra thì họ chẳng có gì cả. Luôn cố gắng để hắt hủi người chơi Liên Minh trẻ trâu trong khi mình chưa chắc đã ổn, đây chính là vấn đề lớn nhất của người chơi DOTA 2.

Người chơi DOTA 2 có lẽ mong chờ nhất một máy chủ đặt tại Việt Nam. Dù vậy, liệu ai dám đầu tư để đưa nó về bởi còn phải cạnh tranh gắt gao với các tựa game khác của Garena. Chứng kiến GPL vừa qua, không ít game thủ DOTA 2 chạnh lòng, Gato nhưng chỉ dám để ở bên trong bụng của mình. Có lẽ để phát triển DOTA 2, các game thủ cần phải liên kết chặt chẽ với nhau hơn nữa, thường xuyên tổ chức các buổi Offline để trò chuyện, đàm đạo, gắn kết các thành viên trong khu vực. Chúc Esport Việt Nam càng phát triển trong tương lai.

>> Liên Minh Huyền Thoại: "Đốt cháy" bản đồ với biệt đội Inferno