7 loại người dù có cố đến đâu cũng không thể chơi game giỏi

SmiLe  - Theo Trí Thức Trẻ | 22/03/2016 11:12 PM

Tại sao có những người lại có thể chơi game giỏi, nhưng có người lại không. Dưới đây là những tính cách khiến cho bạn chẳng bao giờ có thể chơi game giỏi được nếu không biết cách "khắc phục" chúng.

Tại sao có những người lại có thể chơi game giỏi, nhưng có người lại không. Dưới đây là những tính cách khiến cho bạn chẳng bao giờ có thể chơi game giỏi được nếu không biết cách "khắc phục" chúng.

Không biết sửa sai

Không chỉ trong game mà ngay cả ngoài đời sống, những người cố cấp, cứng đầu và không chịu nhận khuyết điểm của mình quả thực là những người cực kỳ đáng ghét và khó ưa.


Kể cả Tào Tháo cũng biết rằng mình có khuyết điểm, và biết phải sửa sai lầm của mình

Kể cả Tào Tháo cũng biết rằng mình có khuyết điểm, và biết phải sửa sai lầm của mình

Trên thực tế, những người không biết nhận sai, cũng là những người không bao giờ có thể tiến bộ được, vì họ tự nhận ra được khuyết điểm của mình để khắc phục nó.

Chính vì vậy, những người này khi chơi game chỉ biết đắm chìm trong những cái sai của họ, nhưng trong đầu vẫn cứ nghĩ rằng mình đã làm tốt nhất. Và tất nhiên, họ cũng chẳng bao giờ chơi game giỏi được.

Coi thường đồng đội

Tiếp tục là một dạng game thủ cực kỳ khó ưa, và đây có thể xem là một trong những hình mẫu game thủ cần phải xa lánh.


Những người coi thường đồng đội không bao giờ chơi game giỏi (ảnh minh họa)

Những người coi thường đồng đội không bao giờ chơi game giỏi (ảnh minh họa)

Kể cả khi kĩ năng bạn có cao đến mấy, nhưng thái độ coi thường đồng đội, hay những game thủ khác sẽ khiến cho bạn bị đánh giá cực thấp, thậm chí bị mọi người xa lánh. Ở những tựa game đánh đồng đội MOBA như Liên Minh Huyền Thoại hay DOTA 2, việc phối hợp đồng đội là cực kỳ quan trọng.

Một người chơi game giỏi không chỉ có kỹ năng cá nhân, mà anh ta còn cần có được sự phối hợp tốt với đồng đội. Chính vì vậy, thái độ coi thường đồng đội cũng đồng nghĩa với việc người đó không phải là một game thủ giỏi.

Chơi thua không thấy tức

Có thể đến một lúc nào đó, khi thua trận đấu vì lỗi của bản thân, bạn không còn cảm thấy ức chế và coi đấy là điều bình thường, sau đó cho rằng... thua thì thôi, có sao đâu.

Trên thực tế, nếu như bạn muốn mình chơi game giỏi hơn thì quan niệm này là hết sức sai lầm, và nó có thể xem là một trong những nguyên nhân chính khiến bạn không thể chơi game giỏi được.

Vấn đề ở đây rằng nếu không có một chút tâm lý cay cú, không cảm thấy tức sau khi thua trận thì bạn sẽ chẳng có động lực để cải thiện trình độ bản thân mình. Sau khi thua một trận đấu, bạn phải suy nghĩ, thao thức, tìm ra xem nguyên nhân của trận thua, chứ nếu chỉ nghĩ rằng thua thì thôi thì sẽ chẳng bao giờ giỏi được.

Câu nói "Thi đấu xong xuôi tất cả lại về" trong chuyên mục Táo Quân chắc các bạn không còn xa lạ.

Nghĩ rằng người khác giỏi hơn mình

Trên thực tế, kể cả các game thủ thì họ cũng chỉ là những người bình thường. Chơi game là bộ môn không đòi hỏi thể chất, hay đặc điểm nổi trội nào về hình thể. Nếu như trong đá bóng, các game thủ Âu - Mỹ - Phi thường đá hay hơn Châu Á, đơn giản vì bản thân họ có hình thể to hơn, khỏe hơn, chạy nhanh hơn, tì đè tốt hơn. Thế nhưng khi chơi game, tất cả đều là công bằng, đặc biệt là những tựa game eSport, mọi người đều là ngang nhau, rất công bằng, đó cũng là cái hay của những tựa game eSport.

Đối với những game thủ không có được tâm lý ổn định, luôn nghĩ rằng người khác giỏi hơn mình, nghĩ rằng "Anh A này đánh hay lắm, anh B kia đánh cũng rất giỏi" thì đây có thể xem là một rào cản rất lớn đối với họ để cải thiện kĩ năng chơi game của bản thân.

Trong việc chơi game, bạn hoàn toàn có thể chơi giỏi hơn, hay ít ra cũng là ngang bằng, nếu như bạn thật sự cố gắng và nỗ lực.

Coi thường game, hay nghĩ rằng chơi game không kiếm được tiền

Trên thực tế, có những người chơi game nhưng lại có quan điểm rằng... chơi game là điều vô bổ, nên hạn chế. Đây có thể là quan niệm đúng, cũng có thể là quan niệm sai, tùy cách nghĩ của mỗi người.

Thế nhưng, những game thủ giỏi chắc chắn phải là những người có niềm đam mê đặc biệt đối với trò chơi đó, và đặc biệt họ không coi việc chơi game là vô bổ, vô ích.

Chơi game đa phần là để giải trí, nhưng dù sao nó vẫn vấp phải một số định kiến nhất định. Tất nhiên, những người vẫn giữ định kiến "chơi game không tốt, xấu hổ khi để người khác thấy mình chơi game", thường khó có thể chơi giỏi được, vì họ vốn không thực sự có được niềm đam mê đối với trò chơi đó.

Thật vậy, nếu như bạn luôn nghĩ rằng "chơi game giỏi cũng chẳng được gì, chẳng kiếm được tiền đâu" thì sẽ chẳng thể chơi giỏi được đâu. Hãy thử nghĩ xem, dù không kiếm được tiền nhưng bạn đã có hàng trăm, hàng nghìn giờ được giải trí đối với tựa game đó, được cùng anh em, đồng đội chiến đấu, như vậy đã đủ chưa???

Nhanh chán, thiếu đức tính kiên trì

Việc chơi game giỏi không phải là điều có thể thực hiện trong một sớm một chiều, mà cần phải là cả một quá trình rèn luyện, phấn đấu. Dĩ nhiên, điều này không dành cho những người thiếu kiên trì, nhanh chán.

Đã có vợ

Một game thủ chấp nhận lấy vợ cũng có đồng nghĩa rằng anh ta đã quyết định... chơi kém đi. Thật vậy, rất nhiều ví dụ về các game thủ nổi tiếng trên thế giới sau khi lấy vợ đã quyết định... giải nghệ hay thi đấu rất bết bát, mà trong đó phải kể đến những game thủ như Xiao8 hay Funnik.


Đã lấy vợ rồi thì khó mà chơi game giỏi được

Đã lấy vợ rồi thì khó mà chơi game giỏi được

Vấn đề ở đây có thể thấy rõ rằng khi lấy vợ, game thủ không thể tập trung để gia tăng trình độ của mình. Thay vào đó, họ thường phải dành phần lớn thời gian của mình để chăm sóc, quan tâm tới cô vợ của mình. Thậm chí, nhiều cô vợ không thích chồng chơi game, khiến ta có muốn cũng chẳng thể chơi giỏi được, vì có được phép chơi game nữa đâu.