5 lí do khiến Liên Minh Huyền Thoại chuyên nghiệp Việt Nam dậm chân tại chỗ

Lâm Nguyễn  - Theo Trí Thức Trẻ | 26/08/2015 0:00 AM

Liên Minh Huyền Thoại
01/08/2012 NCB: Riot Games NPH:

Như vậy, Liên Minh Huyền Thoại Việt Nam đã trải qua gần 4 mùa phát triển nhưng tốc độ đi lên lại quá chậm so với khu vực khác.

Kể từ khi Saigon Jokers đi chung kết thế giới mùa 2, Liên Minh Huyền Thoại Việt Nam phát triển mạnh mẽ và đạt những thành tựu vô cùng đáng kể trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, vì nhiều vấn đề chủ quan và khách quan khác nhau, tốc độ phát triển lại không được như mong đợi như một số khu vực khác. Chúng ta cùng điểm qua 5 nguyên nhân chính khiến Liên Minh Huyền Thoại Việt Nam vẫn chỉ quanh quẩn trong khu vực “Ao làng” nhé.

http://2.bp.blogspot.com/-vzOyJSmGLwM/UetR8ioYzPI/AAAAAAAAAOo/hQGXt_euclw/s1600/LOGOLIENMINHHUYENTHOAI.png

1. Nhân tài phát triển phân tán

Ở Việt Nam, nhân tài Liên Minh Huyền Thoại không hề thiếu, đủ để quy tụ thành 2 team ngon nghẻ nếu tập trung cùng nhau. Tuy nhiên, vì nhiều lí do, họ lại trở thành những kẻ đối địch trên con đường chinh phục đấu trường công lí chuyên nghiệp. Buồn thay, 10 đội tuyển Liên Minh Huyền Thoại khác nhau thì có đến 6-7 đội sở hữu nhân tài, tức là một đội chỉ có vài ba “hung thần” mà thôi.

Nhân tài nếu tụ họp lại có phải ngon không?

Nhân tài nếu tụ họp lại có phải ngon không?

Từ đó, không quá khó hiểu rằng các đội tuyển Liên Minh Huyền Thoại Việt Nam lại cạnh tranh gay gắt ở giải đấu quốc nội nhưng chẳng giải quyết là gì khi bước ra đấu trường khu vực và quốc tế. Có thể do vị trí địa lý, công việc đi lại hay do nhà tài trợ níu kéo, những niềm hy vọng lớn lao của chúng ta vẫn “lưu luyến” với đội tuyển mình yêu thích.

Nhìn vào đội tuyển vô địch GPL Mùa Hè 2015 và SEA Qualifier Bangkok Titans, họ phát triển sau chúng ta rất nhiều, thậm chí có thể nói rằng thể thao điện tử Thái Lan còn non trẻ. Đấy chỉ là 1 năm trước bởi kể từ khi quy tụ những game thủ giỏi nhất lại, Bangkok Titans nhanh chóng thống trị khu vực Đông Nam Á vốn thuộc về Đài Loan trước đây và Việt Nam sau đó.

Cả 5 thành viên của BKT đều là game thủ giỏi nhất nước.

Cả 5 thành viên của BKT đều là game thủ giỏi nhất Thái Lan.

2. Xáo trộn đội hình mạnh mẽ

Các đội tuyển ở Việt Nam mắc quá nhiều nhược điểm nhưng nếu để ý kĩ càng thì việc xáo trộn đội hình lỗi dễ dàng nhận thấy nhất. Đơn giản, game thủ trong một đội tuyển thường cố gắng tìm lấy vị trí chính thức cho bản thân, bất chấp việc phải thay đổi vai trò liên tục. Do đó, để ổn định được đội hình, đội tuyển ấy mất rất nhiều thời gian để làm quen để rồi thua tan tác trước đội tuyển trình cao.

Optimus - nhân vật được nói đến nhiều nhất trong thời giàn qua.

Optimus - nhân vật được nói đến nhiều nhất trong thời giàn qua.

Ngoài ra, vấn đề chuyển nhượng cũng cần được nhắc tới. Do ảnh hưởng bởi quá nhiều vấn đề chi phối như tiền lương, trợ cấp, điều kiện sinh hoạt, ăn ở không như mong đợi, không ít game thủ ra đi tìm mảnh đất thích hợp để phát triển bản thân. Bên cạnh những người đồng đội mới, mọi người phải ra sức hòa nhập với đội tuyển để tránh chệch khớp trong các giải đấu.

3. Chế độ chăm sóc game thủ kém

Ở Việt Nam, game thủ muốn leo lên đấu trường chuyên nghiệp rất nhiều nhưng số lượng thành công lại vô cùng hiếm. Trong đó, không ít game thủ sở hữu tài năng thực sự nhưng lại quá chán ngán bởi chế độ đãi ngộ lương lậu gây thất vọng. Theo một con đường khác, họ có thể sở hữu gấp vài lần lương của game thủ bình thường chẳng hạn.

Với game thủ chuyên nghiệp hiện nay, không ít người chấp nhận dấn thân vào con đường này chỉ bởi niềm đam mê mà thôi. Ngoài ra, họ không ít lần nghĩ về con đường tương lai nhưng rồi bí bách không có lối ra, phải bước tiếp con đường đang chọn nên gần như không tìm được đường lùi. Đó chính là lí do các lão tướng của Boba Marines không còn mặn mà với thành tích mà thiên về kiếm tiền để “Về hưu”.

Game thủ Việt chỉ dựa vào sự cổ động để làm động lực.

Game thủ Việt chỉ dựa vào sự cổ động để làm động lực.

4. Nhà tài trợ quá chú trọng PR

Ở nước ngoài, nhà tài trợ tìm đến các đội tuyển Liên Minh Huyền Thoại chuyên nghiệp với mục đích: “Hợp tác cùng phát triển lâu dài”. Cả 2 bên cùng hỗ trợ, phát triển song hành, gắn bó khăng khít, chặt chẽ. Đội tuyển quảng bá thương hiệu, đưa tên nhà tài trợ gần cộng đồng hơn còn đội tuyển hỗ trợ tài chính, trang thiết bị để “Trợ giúp, thăng tiến” đội tuyển của mình.

Ở nước ngoài, tài trợ là hợp tác cùng phát triển.

Ở nước ngoài, tài trợ là hợp tác cùng phát triển.

Tuy nhiên, nhà tài trợ Việt Nam không hào phóng đến như vậy. Họ tìm đến đội tuyển với mục đích PR thương hiệu, mặt hàng của mình chủ yếu chứ chưa chắc nắm được tựa game đội tuyển mình tài trợ là gì? Thậm chí, chúng tôi còn quen biết cả những đội tuyển được “bơm tiền” mỗi tháng nhưng chẳng mấy khi được các nhà tài trợ quan tâm, họ chỉ cần tên thương hiệu được nhắc tới mà thôi. Như vậy, chiến lược phát triển lâu dài của cả 2 bên đều bị ảnh hưởng, đặc biệt là quãng thời gian trong tương lai.

5. Những lí do khách quan khác

Liên Minh Huyền Thoại phát triển ở Trung Quốc và Hàn Quốc cũng chỉ cùng thời điểm với Việt Nam nhưng tại sao 2 khu vực này lại trở thành cường quốc nhanh như vậy? Dễ hiểu, họ sở hữu nền thể thao điện tử phát triển từ rất sớm như Trung Quốc ở DOTA, Hàn Quốc ở StarCraft chẳng hạn. Con đường đi đúng hướng, nền kinh tế phát triển, được nhiều đoàn thể ban ngành quan tâm, thể thao điện tử nước ngoài phát triển mạnh mẽ nhờ nền móng vững chắc, khác hẳn với thời DOTA 1 tự lực cánh sinh tại Việt Nam.

Hàn Quốc đã có nền tảng StarCraft từ trước.

Hàn Quốc đã có nền tảng StarCraft từ trước.

Ngoài ra, nhà phát hành Garena ở Việt Nam đôi khi tự kiềm hãm thể thao điện tử phát triển. Họ muốn thu về thành tích cho riêng mình, PR bản thân nên ra một số luật lệ gây bất lợi cho cộng đồng game thủ chuyên nghiệp nước nhà. Bởi vậy, không ít người đã rời 2 đội tuyển Saigon mà đi để tìm miền đất hứa phát triển bản thân, đặc biệt như Archie, QTV, Junie.