- Theo Trí Thức Trẻ | 21/04/2015 01:06 PM
Ra đời và phát triển dựa trên nền tảng của Defend of the Ancient (DOTA) trong Warcraft3, DOTA 2 hiện đang là một trong những tựa game MOBA hot nhất hiện nay và có số lượng người chơi đông nhất so với các trò chơi khác trên steam.
Cũng giống như DOTA, Valve luôn tập trung cho những bản cập nhật mới của DOTA 2 với những thay đổi về gameplay và đặc biệt là các thay đổi về tướng nhằm tạo ra sự cân bằng trong trò chơi. Mục đích của Valve nhằm tạo ra sự đa dạng cũng như sáng tạo cho người chơi trong quá trình chọn tướng khi mỗi vị tướng sẽ đều có những điểm mạnh yếu khác nhau cũng như có thể khắc chế được lẫn nhau. Dưới đây là 10 vị tướng mà cộng đồng người chơi đang khẩn thiết yêu cầu Valve nên có những sự thay đổi phù hợp.
1. Sniper
Vị tướng tưởng như đã rơi vào quên lãng thì nay đã trở lại đầy mạnh mẽ từ những trận đấu thường cho đến các giải đấu chuyên nghiệp. Không quá khi nói rằng khó có vị tướng nào hiện nay có khả năng chế ngự được Sniper ở đường giữa. Với việc được tăng cường sức mạnh đáng kể vào kỹ năng Sharpnel, khả năng Sniper tự mình tiêu diệt các tướng đội địch trước cấp độ 6 là điều hoàn toàn có thể. Khi mà Sharpnel với sự chỉnh sửa gần đây nhất của Valve đã trở nên quá mạnh, chỉ tiêu tốn 50 mana nhưng có khả năng tích trữ tới 3 lần sử dụng và gây ra một lượng sát thương cũng như hiệu ứng làm chậm là quá lớn.
Bên cạnh đó, với kỹ năng Take Aim, Sniper luôn đảm bảo mình có thể tấn công cũng như tiêu diệt creep ở một khoảng cách khá an toàn nhờ vào tầm bắn rất xa. Có lẽ Valve cũng không thể ngờ với những chỉnh sửa của mình, Sniper nay đã vươn tầm lên một vị tướng thống trị hoàn toàn đường giữa và đạt tỷ lệ xuất hiện cực cao trong các trận đấu chuyên nghiệp.
Tuy nhiên có lẽ ở những phiên bản sắp tới, Valve sẽ có những điều chỉnh cần thiết về vị tướng này, có thể sẽ giảm sát thương, khoảng cách cũng như tăng lượng mana cần thiết để sử dụng của kỹ năng Sharpnel. Những điều chỉnh là hoàn toàn phù hợp khi Sniper hiện nay dường như đang sở hữu cho mình sức mạnh vượt trội so với các vị tướng cùng vị trí khác.
2. Skywarth Mage
Skywarth Mage là một vị tướng hỗ trợ cực kỳ tốt với bộ Combo dồn sát thương siêu khủng của mình. Được đánh giá cao ở khả năng quấy rồi đầu trận, thêm vào đó Skywarth Mage có thể gây một lượng sát thương cực lớn cho một mục tiêu đơn lẻ với Ultimate.
Sẽ là rất nguy hiểm nếu Skywarth kết hợp cùng những hero có khả năng gây choáng mạnh. Với khả năng làm chậm từ khoảng cách xa kết hợp với kỹ năng Silent có thể lên tới 6 giây ở cấp độ cao nhất, Skywarth thật sự là một tướng hỗ trợ hoàn hảo, là khắc tinh của những hero có khả năng đào tẩu như Queen of Pain hay Storm Spirit.
Thế nhưng, mặc dù sở hữu khả năng gây sát thương lớn cũng như tốc độ chạy tương đối ổn ở đầu game, lượng giáp ban đầu của Skywarth Mage là khá thấp và không được tăng thêm bất kỳ đơn vị giáp nào cho đến level 15. Chính vì thế, vị tướng này rất phải nhận khá nhiều sát thương từ các đơn vị lính thông thường, đặc biệt là sau khi nhà lính đã bị phá hủy.
Có lẽ ở bản cập nhật sắp tới, Valve nên cân nhắc việc cải thiện lượng giáp ít ỏi cho Skywarth Mage, ngay cả những thay đổi nhỏ về lượng giáp cũng sẽ tác động rất lớn đến hiệu quả của vị tướng này trong trận đấu.
3. Timbersaw
Dù không có kỹ năng vô hiệu hóa đối phương đáng kể nào nhưng khả năng dồn sát thương cũng như truy đuổi của Timbersaw là cực kỳ đáng nể. Vị tướng này có thể di chuyển rất dễ dàng nhờ kỹ năng Timber Chain, cũng như có khả năng làm chậm và gây sát thương theo thời gian đến từ Ultimate Chakram. Thêm vào đó là kỹ năng bị động giúp Timber hồi phục lượng máu và tăng giáp khi bị tấn công bởi những đòn đánh thường, Timbersaw nổi lên như một vị tướng quá mạnh về khả năng gank cũng như là tanker của đội.
Tuy nhiên vấn đề lại nằm ở kỹ năng Whirling Death của Timbersaw. Khi tướng địch bị trúng kỹ năng này ở khoảng cách quá gần sẽ ngay lập tức mất đi 15% tất cả các chỉ số cơ bản trong 7 giây. Kỹ năng này thật sự quá nguy hiểm cũng như quá bá đạo, nhất là ở giai đoạn đầu của trò chơi khi 15% là một con số quá lớn ở ngay giai đoạn đầu, và nó sẽ ngay lập tức làm giảm máu, mana hay sức sát thương của hero địch ngay khi trúng kỹ năng.
Có rất nhiều giải pháp để chỉnh sửa kỹ năng này. Thời gian 7s có thể được rút ngắn lại, hoặc giảm hẳn ngay từ đầu để rồi sau đó tăng dần theo mỗi cấp độ của kỹ năng. Tương tự như vậy với mức giảm phần trăm chỉ số cơ bản. Dù thế nào thì kỹ năng này thật sự quá bá đạo cho Timbersaw và xứng đáng nhận được những chỉnh sửa từ Valve.
4. Orge Magi
Một trong số ít các hero cận chiến thường được sử dụng cho vị trí support. Sở hữu khả năng làm choáng kẻ địch bằng Fire Blast, gây hiệu ứng làm chậm, sát thương theo thời gian với Ignite, cũng như hỗ trợ bản thân mình cùng đồng đội với Bloodlust. Và không thể không nhắc đến kỹ năng làm nên tên tuổi của Orge Magi, ultimate của vị tướng này, Multicast.
Ultimate này quả là bá đạo với Orge Magi khi nó tăng tất cả sát thương cũng như hiệu ứng và giảm thời gian hồi chiêu của 3 kỹ năng trước cho Orge. Và ở cấp độ 16, Orge Magi có 12.5% tung ra một kỹ năng 4 lần liên tiếp. Nhưng đó vẫn chưa phải là tất cả. Nếu sở hữu cho mình gậy xanh, Aghanim Scepter, Orge Magi sẽ nhận được thêm 1 kỹ năng mới tương đương với kỹ năng FireBlast của mình và cũng được tác động bởi Multicast.
Thử tưởng tượng với multicast x4 cho cả 2 kỹ năng stun của Orge khi sở hữu gậy xanh, hero địch sẽ phải nhận gần 2000 sát thương và 5.4s làm choáng (chưa tính trừ bởi kháng phép). Đây quả là một con số sát thương khổng lồ mà Orge Magi có thể làm được chỉ với duy nhất 1 Item là gậy xanh và ở cấp độ 16. Dù biết rằng đó chỉ là giả thuyết trong trường hợp may mắn nhất của OrgeMagi nhưng dù gì thì có vẻ như đó cũng là quá bá đạo trong DOTA 2.
5. Slark The Nightcrawler
Slark được biết đến như một trong những vị tướng nguy hiểm nhất DOTA 2 với bộ kỹ năng cực kỳ hoàn hảo. Khả năng dồn sát thương và đặc biệt mạnh ở cuối trận của Slark đến từ kỹ năng Essence Shift và Shadow Dance. Với Essence Shift, mỗi đòn đánh của Slark sẽ làm giảm 1 thuộc tính của hero địch và mang lại cho hắn 3 sát thương cũng như tốc độ đánh tăng lên. Và thực tế là lượng chỉ số mang lại đấy là không giới hạn và có thể được cộng dồn cũng như kéo dài trong 120s.
Trong khi đó, Shadow Dance lại giúp Slark tăng khả năng chạy trốn cũng như sự cơ động của mình. Tăng cho Slark 40% tốc độ di chuyển trong 4s và bổ sung lượng hồi máu trong quãng thời gian đó, hữu ích cho Slark trong việc rút lui cũng như truy đuổi kẻ thùkhi trong 4s đó Slark có thể thoải mái tấn công đối thủ dù vẫn đang trong trạng thái tàng hình.
Chưa kể với Dark Pact, Slark có thể giải hoàn toàn các hiệu ứng bất lợi khi kích hoạt cũng như để dồn một lượng sát thương lớn. Và với kỹ năng Pounce, Slark hoàn toàn có thể sử dụng để trói chân kẻ địch khi truy đuổi cũng như nhảy vượt địa hình hoặc để gia tăng khoảng cách khi trốn chạy.
Một số ý kiến cho rằng Slark là quá mạnh và cơ động ở phiên bản hiện tại, Ice Frog nên có những điều chỉnh về kỹ năng của Slark ở những phiên bản sắp tới. Ví dụ như với Essence Shift, Slark chỉ có thể hút được một chỉ số cơ bản của tướng địch thay vì cả 3 chỉ số như trước hay có thể giảm tốc độ di chuyển cũng như hồi máu khi sử dụng Shadow Dance.
>> Cùng chiêm ngưỡng Gaming House cực khủng của team DOTA 2 DK