10 vị tướng đảm nhiệm được nhiều vị trí nhất trong Liên Minh Huyền Thoại (P1)

Lâm Nguyễn  - Theo Trí Thức Trẻ | 09/12/2015 0:00 AM

Liên Minh Huyền Thoại
01/08/2012 NCB: Riot Games NPH:

Trong Liên Minh Huyền Thoại, với sức công phá của đồng đoàn cho tới thách đấu, một vị tướng có thể đảm nhiệm vài vị trí khác nhau, thậm chí có thể cả 5.

Có một sự thật hiển nhiên: “Độ sáng tạo của game thủ Liên Minh Huyền Thoại đạt Level Max”. Từ đó, những trò đùa dở khóc dở cười từ vụ Test tướng, tranh Lane được thực hiện từ đồng đoàn cho tới thách đấu. Đôi khi vô tình chúng trở thành sáng kiến tuyệt vời, đôi khi lại khiến đồng đội chịu thua đau đớn. Giờ là lúc chúng ta điểm lại những vị tướng có thể đảm nhiệm nhiều vị trí nhất Liên Minh Huyền Thoại nhé.

10. Cho’Gath

Cho’Gath được khai sinh đảm nhiệm vị trí đi rừng ở đầu và giữa mùa 2. Tuy nhiên, bước sang mùa 3, 4, 5, với sự thăng tiến của trang bị hỗ trợ cũng như sức mạnh phép thuật, vị tướng này chỉ chào thua mỗi xạ thủ thôi.


ChoGate vốn sinh ra theo hướng tốc độ đánh + phép.

Cho'Gate vốn sinh ra theo hướng tốc độ đánh + phép.

Cho’Gath đi rừng theo thiên hướng tốc độ đánh và sức mạnh phép thuật, tức Semi AP – AS, lên đồ dạng Đao Tím, Nỏ Sét, Cuồng Đao Guinsoo, Đuốc Lửa Đen,… Sau một thời gian, Cho’Gate được xuống hỗ trợ khi trang bị Khiên Cổ Vật xuất hiện. Cho’Gate hỗ trợ thiên về hiệu ứng khống chế và câm lặng cực khó chịu cho đối phương.

Còn giờ, Cho’Gate AP đường giữa và Semi AP – Tanker cực mạnh lúc giai đoạn giữa trận đấu nhờ chất tướng và chiêu cuối Xơi Tái tăng lượng máu dồi dào. Đáng tiếc, Cho’Gate khá phế về cuối trận nên bị hắt hủi dần trên đấu trường công lí, đặc biệt là chuyên nghiệp.


Khi đã mạnh, một combo là đối thủ tèo!!!

Khi đã mạnh, một combo là đối thủ tèo!!!

9. Nidalee

Nidalee có thể chơi ở tất cả vị trí khác nhau, chỉ có điều mọi thứ dừng ở mức trung bình ngoại trừ việc đi rừng. Nidalee vốn đi đường quá khó chịu bởi lối chơi “Hên hơn hay” Phóng Lao (Q) cấu rỉa máu nên Riot phải làm lại bộ chiêu thức sau mùa 3.


Nidalee chơi được rất nhiều vị trí.

Nidalee chơi được rất nhiều vị trí.

Sau khi chỉnh sửa, Nidalee đi đường khá yếu, chỉ lên đồ theo hướng sức mạnh phép thuật thay vì cả AD lẫn AP hoặc Tanker như trước. Giờ đây, người chơi Nidalee đi đường cần phải Phóng Lao chuẩn mới có thể “Manh động” được.

Còn hỗ trợ, điều này “Đồng Đoàn” hoặc Normal tranh lane chơi suốt nhưng lựa chọn này quá 50-50, một là thọt hai là xanh không tả. Còn Nidalee xạ thủ thiên về Troll hơn, lấy Tam Hợp Kiếm và Gươm Vô Danh làm gốc.


Nidalee Support, Normal nhan nhản ra!!!

Nidalee Support, Normal nhan nhản ra!!!

8. Karma

Karma hơi yếu đuối ở vị trí xạ thủ, các vị trí còn lại cô nàng này cân tuốt. Karma vốn được sinh ra tại vị trí đường giữa với khả năng cấu rỉa máu và bảo hộ đồng đội cực khó chịu xung quanh chiêu cuối Kinh Mantra.


Karma cũng có thể đi rừng như ai!!!

Karma cũng có thể đi rừng như ai!!!

Tuy nhiên, sau một thời gian được thử nghiệm tại vị trí hỗ trợ, Karma kết hợp thành công với rất nhiều xạ thủ, đặc biệt là Sivir buff tốc độ chạy cho toàn đội. Bởi khả năng cấu rỉa ép góc tốt, Karma vẫn rất thú vị tại vị trí này, đặc biệt khi bảng bổ trợ mùa 6 đã được thay đổi với điểm Phong Ngôn Chúc Phúc. Đáng tiếc, nhiều người quên vị tướng này rồi thì phải!!!

Karma đi rừng vẫn rất ổn, đặc biệt sau đợt Test của Diamondprox tại LCS Châu Âu. Dù vậy, chúng tôi không khuyến khích game thủ bắt chước đâu nha. Karma top không có gì khó hiểu, vai trò cũng như Lulu top vậy.


Diamondprox chính là người đưa Karma đi rừng đầu tiên.

Diamondprox chính là người đưa Karma đi rừng đầu tiên.

7. Jarvan

Jarvan mà đang phiêu là có thể chơi ở tất cả vị trí khác nhau, kể cả xạ thủ lẫn hỗ trợ đường dưới. Jarvan đi rừng, đi đường trên, đường giữa chúng ta không quá lạ lẫm trong các trận đấu Solo Queue lẫn chuyên nghiệp.


Jarvan được rất nhiều game thủ yêu thích!!!

Jarvan được rất nhiều game thủ yêu thích!!!

Độ hay của người chơi Jarvan phụ thuộc vào sự thông minh của game thủ. Vị tướng này theo nhiều phong cách khác nhau: Max Tanker, Max Damage, Semi Damage – Tanker đều hiệu quả, chỉ có điều cần lựa thời điểm lao vào giao tranh bằng bộ Combo sao cho hợp lí.

Jarvan xạ thủ khá khó farm nên yêu cầu hỗ trợ mạnh mẽ một chút để kết hợp cùng nhau, tránh bị cấu rỉa máu quá mức. Hãy lên Rìu Mãng Xà và Tam Hợp Kiếm sớm nhất nếu theo vị trí này. Còn vai trò hỗ trợ, Jarvan thiên về hiệu ứng khống chế hất tung và “Úp lồng” chủ yếu bởi khá thiếu sát thương.


Jarvan có vô vàn lối chơi khác nhau.

Jarvan có vô vàn lối chơi khác nhau.

6. Kennen

Kennen hơi yếu đuối trong vai trò đi rừng thôi, 4 vị trí còn lại đều rất tròn vai, thậm chí ngoài khả năng mong đợi. Dù vậy, Kennen đường trên vẫn đạt hiệu quả mạnh mẽ nhất.


Kennen chỉ ngại mỗi đi rừng.

Kennen chỉ ngại mỗi đi rừng.

Kennen đường giữa từng bá đạo một thời gian cùng anh chàng Cloud 9 Hai tại LCS Bắc Mĩ năm 2013, đánh bại thuyết phục cả Team SoloMid, Dignitas và CLG. Tất nhiên, điểm mạnh của Kennen chính là khâu cấu rỉa máu, đi đường bá đạo và làm loạn giao tranh tổng. Tuy nhiên, vì lao quá sâu vào giao tranh nên vị tướng này khá phụ thuộc vào đồng đội ở tuyến sau.

Kennen hỗ trợ cũng vậy, thiên về cấu rỉa máu lẫn hiệu ứng khi có chiêu cuối Bão Sấm Sét (R). Đáng tiếc, chỉ có người Hàn mới tận dụng tốt ưu điểm tuyệt vời của Kennen hỗ trợ, đặc biệt khi kết hợp với Kalista. Kennen xạ thủ chủ yếu tập trung vào sát thương diện rộng, nơi đối phương đang tập trung bằng chiêu cuối lẫn trang bị Cuồng Đao Guinsoo. Rekkles đã sử dụng tại chung kết thế giới vừa qua nhưng bị bắt bài nhanh chóng bởi KOO Tigers.


Kennen xạ thủ cũng rất mạnh ở giữa trận.

Kennen xạ thủ cũng rất mạnh ở giữa trận.