10 câu hỏi khái quát lịch sử phát triển của DotA chuyên nghiệp (Phần II)

DH  | 03/07/2011 10:00 AM

Chiến thuật farm rùa do ai sáng tạo ra và DotA Trung Quốc đã lên ngôi vương như thế nào?

4. Nền DotA nào hiện đang thống lĩnh thế giới?
 
Từ sau thời đại của Vigoss thì cộng đồng bắt đầu biết đến những ngôi sao ở Châu Âu như Loda, Maelk, LightofHeaven,  Kuroky, Puppey, Misery, Pgg… Đó là khoảng thời gian các team DotA nổi tiếng như Ks.Int, Sk-gaming, fnatic làm mưa làm gió trên khắp các giải đấu lớn tại châu Âu.
 
Sk.Loda - huyền thoại DotA một thời nay đã chuyển sang HoN.
 
Team Ks.Int với tập họp các cao thủ châu Âu bấy giờ (LevenT, Kuroky, Puppey, Miracle, Jolie). 

Lật ngược lịch sử trở về khoảng phiên bản 6.59d vào năm 2009, khi đó các giải đấu DotA hàng đầu đều được tổ chức ở Châu Âu nên cộng đồng cứ nghĩ những team ở Bắc Âu mới là thủ lĩnh của DotA toàn thế giới. Lúc này nền DotA Châu Á cũng có vài team nổi bật như StarsBoba (Việt Nam), Aeon.DotA (Singapore),  Kingsurf (Malaysia), CyberTime  (Malaysia), Cd (Trung Quốc), … Cộng đồng cũng rất khao khát chứng kiến những trận đấu giữa các team hàng đầu 2 châu lục để biết thật sự nền DotA nào vượt trội hơn. Tiếc rằng do các yếu tố khách quan như ping, delay nên các team Châu Á vẫn luôn là team bại trận, điển hình như một trận đấu team StarsBoba gặp Ks.Int với kết quả dĩ nhiên nghiêng về các chàng trai châu Âu.
 
 Các trận đấu của Ks.Int luôn là tâm điểm của cộng đồng DotA.

Nhưng kể từ khi DotA thu hút được đông đảo người chơi, cộng đồng DotA các nước bắt đầu phát triển mạnh mẽ, đặc biệt trong số đó là Trung Quốc. Trước đó bộ môn WarCraft III melee đang là tâm điểm tại đất nước tỷ dân này nên DotA chưa được chú ý. 

Các team hàng đầu của Trung Quốc như CD, Ks.cn, EHOME, Deity, LGD.. thường xuyên chạm trán nhau trong các giải đấu lớn, nhỏ trong nước đã giúp trình độ các team DotA Trung Quốc ngày càng nâng cao. Bỗng một ngày nọ khi được phỏng vấn, game thủ ZhaoYun – một carrier xuất sắc của Trung Quốc đã dám khẳng định DotA Bắc Mỹ chỉ ngang tầm Public Trung Quốc, còn DotA Châu Âu chỉ được cái đẹp mắt vì quá tập trung vào gank và push. Trong khi Trung Quốc mới là DotA thật sự khi họ tập trung chủ yếu vào farm và kỹ thuật cá nhân.
 
 
Zhaoyun và nguyên văn lời phát biểu - Nguồn mymym.com.

Lúc này các giải đấu DotA ở Trung quốc bắt đầu gia tăng về số lượng lẫn chất lượng, và các nền DotA khác trong khu vực (bao gồm Việt Nam) bắt đầu chú ý đến họ. Và họ đã dạy cho cả thế giới biết thế nào là DotA khi tìm ra bí quyết chiến thắng ở 6.61b, đó là item Vanguard. Giống như thời kỳ gank 6.48b, hero nào cũng lên Bottle và Dagger thì ở 6.61b thì tất cả cùng lên Vanguard trong các trận đấu –cm. Lúc này chưa ai nhận ra nhưng một hero kể cả support như VS nếu lên Vanguard thì cũng khó mà chết được dưới cách chơi của người Trung Quốc.
 
Ehome vô địch ESWC Paris - DotA Trung Quốc thống lĩnh thế giới.

Sau đó Icefrog đã nerf item Vanguard và Hood xuống nhưng các team DotA Trung Quốc lại tiếp tục sáng tạo ra chiến thuật nuôi carrier. Xuất hiện ở 6.64b với cách chia lane 1-1-3 nổi tiếng khiến tất cả các team trên thế giới phải sử dụng. Và việc team EHOME tham gia thi đấu với hàng loạt team Châu Âu nhưng lại đoạt vô địch tại ESWC Paris đã là minh chứng hùng hồn nhất cho việc DotA Trung Quốc đang giữ vị trí số 1. Ngoài ra, hàng loạt giải đấu hàng đầu như WDC (Trung Quốc) và SMM (Malaysia) có sự góp mặt của các team Trung Quốc cũng như thế giới nhưng nhà vô địch vẫn là những team Trung Hoa đã cho ra một kết luận: nền DotA Trung Quốc đang thống lĩnh thế giới.

5. Chiến thuật “rùa” (turtle farming) xuất hiện từ khi nào?

Như đã đề cập ở câu hỏi trên, triple-lane (lane 3 hero) bắt đầu xuất hiện từ 6.64b và do các team DotA Trung Quốc sáng tạo ra vì họ biết rằng farm mang lại sức mạnh rất lớn cho team Và các support hero như Rylai, Lion, ES, VS không cần farm mà chỉ cần lo hỗ trợ cho 1 carrier chính farm là đủ để đảm bảo chiến thắng. Những cỗ máy farm tiền như Zhaoyun, ZSMJ, YYF,… bắt đầu được cộng đồng biết đến. Vì khi họ cầm trong tay những hero mạnh như Razor, Doom, Morphling, Traxex thì họ có thể last hit và deny không miss bất cứ chú creep nào.
 
Triple-lane trở thành xu thế chung trong Competitive DotA.

Còn về con rùa – cái tên còn ám chỉ đến một vấn đề khác đó là dù có sự bảo vệ của những support nhưng những carrier này có thể farm mà lane vẫn giữ nguyên thế creep dù không có hero đối phương. Có nghĩa là họ chỉ đánh 1 phát cuối cùng để last hit hoặc deny và không hề có một phát đánh nào khác lên creep đối phương. Và như vậy creep sẽ không dâng lên và cứ như vậy thì lợi thế về lane vẫn giữ nguyên.
 
Last hit cái cuối cùng để creep không dâng cao, đảm bảo ưu thế lane.

Hiện nay triple-lane trở thành xu hướng chính thức của Competitive DotA có lẽ rất khó để thay đổi chiến thuật này trừ Icefrog – người có thể thao túng tất cả mọi thứ của DotA.
 
6. Giải DotA nào lớn nhất hành tinh?

Từ lúc DotA bắt đầu phát triển đến nay đã có rất nhiều giải đấu được tổ chức. Không cần phải nói đến thế giới mà ngay cả ở Việt Nam hiện nay, từ những độ nhỏ giữa các bạn bè chơi cùng phòng net với các chai sting dâu vui vẻ cho đến độ vài chục vài trăm nghìn là bình thường.
 
Lúc đầu các giải đấu còn tự phát do game thủ hay chủ các phòng game nhưng càng ngày quy mô và chất lượng giải đấu càng lớn. Ngoài ra, Garena cũng thành lập cổng thông tin eSport tạo điều kiện cho các giải đấu được tổ chức đều đặn hơn và trên hết đó là tổ chức các giải đấu DotA trực tuyến  để quảng bá đến cộng đồng.
 
Các giải đấu DotA on-lan cũng như online ngày càng nhiều.

Giải đấu trực tuyến quy mô đầu tiên có thể kể đến là MYM Pride đã làm vinh danh Vigoss và team Virtus.Pro. Sau đó là ADC Razer 2008 dành cho các team Châu Á với chức vô địch thuộc về team StarsBoba. World Cyber Games – giải đấu lớn nhất hành tinh cũng có một giải đấu Asian Championship Games dành cho các team châu Á và DotA cũng nằm trong nội dung thi đấu và StarsBoba đã 2 năm liên tiếp đánh bại các team châu Á khác để lên ngôi vương.
 
ADC Razer 2008 - Giải đấu trực tuyến dành cho các team Châu Á lớn nhất 2008.
 
Kế đó phải kể đến các giải đấu quy mô chất lượng cao đến từ Trung Quốc như World DotA Championship coi như một giải World Cup của DotA tổ chức tại Vũ Hán vào tháng 11 năm 2010. Quy tụ gần như tất cả anh tài DotA trên toàn thế giới như MYM (Đan Mạch), DTS (Nga), Aeon.Mufc (Malaysia), Roccat.Trust (Thái Lan) và các team mạnh nhất Trung Quốc bấy giờ như EHOME, Nirvana.cn, LGD.sGty, Deity,… Đồng thời ban tổ chức còn đầu tư rất nhiều cho giải đấu như dùng các show girl - một điểm mới thú vị trong các giải DotA.
 
WDC thành công về chất lẫn lượng.

Giải đấu WDC với giải nhất khoảng 11.000 euro và tổng giá trị giải thưởng toàn giải hơn 20 nghìn euro là một trong những giải đấu DotA thành công nhất về mặt quy mô lần chất lượng giải đấu. Ban tổ chức WDC còn phục vụ cộng đồng bằng việc phát sóng trực tiếp tình hình thi đấu lên mạng cho game thủ thế giới có thể theo dõi.
 
Một giải đấu thành công về mọi mặt của DotA Trung Quốc.
 
Giải đấu cuối cùng cũng được xem là lớn nhất nhì hành tinh là SMM 2009 đã có tổng giải thường gần 30 nghìn euro, quy tụ được hầu hết các team DotA mạnh ở Châu Á. Rất tiếc do giải đấu không có tài trợ để mời các team DotA Châu Âu và năm 2010 là năm du lịch của Malaysia nên vật giá đắt đỏ đã khiến các team không thể đến tham dự nhưng đây vẫn được xem là giải đấu có tổng giải thưởng lớn nhất lịch sử DotA.
 
SMM DotA Grand Final - giải đấu có tổng tiền thưởng lớn nhất lịch sử DotA.