Đừng vứt đi những linh kiện điện tử cũ, chúng hoàn toàn có thể biến thành đồ nội thất "cực chất"

Andrew Anh  - Theo Helino | 06/06/2018 10:15 AM

Đứng trước nguy cơ rác thải nhựa và rác độc hại từ máy tính, không ít các “thiên tài” đã vận dụng sự sáng tạo vô hạn của mình nhằm biến những thứ đồ PCs cũ kĩ thành nhưng nội thất đẹp đến hoàn hảo.

Khi những bộ máy tính đạt đến giới hạn sự dụng của nó sau nhiều năm, thông thường chúng sẽ bị quẳng vào nhà kho hoặc ít nhất được tái chế cho việc khác. Thế nhưng, đứng trước nguy cơ rác thải nhựa và rác độc hại từ máy tính, không ít các “thiên tài” đã vận dụng sự sáng tạo vô hạn của mình nhằm biến những thứ đồ PCs cũ kĩ thành nhưng nội thất đẹp đến hoàn hảo. Chúng tôi xin giới thiệu 7 bộ nội thất ‘tái chế’ rất độc đáo sau đây, và biết đâu bạn có thể trổ tài là một nhà thiết kế thì sao ?

Ghê Băng làm từ thân máy Mac II

Ra đời từ năm 1987, PC Mac II được xem là cỗ máy mạnh mẽ và tân tiến nhất thời đó. Và với giá tận 15000 đô la, những công ty ở Mỹ cũng phải rất vất vả về hầu bao mới sở hữu được vài chiếc PC như thế. Thê những ngày nay, chỉ 10 đô là bạn có thể sở hữu nó. Vì vậy, một anh chàng ở bang Missouri đã biến 25 PCs như thế thành một chiếc ghế băng dài rất đẹp và khá mới lạ. Hiện chiếc ghế đang được trưng bày tại Mac Store ở Maryland Heights, Missouri.

Bàn Coffee làm từ bản mạch điện tử

Sau nhiều năm kiên trì, blogger David Maloney đến từ Glendale, Winconsin đã lưu trữ rất nhiều các bản mạch của chiếc vi tính vì anh nghĩ có thể xây dựng một kiệt tác thú vị gì đó trong tương lai. Vào 2009, anh ta đã kết hợp nhiều bảng mạch này lại thành một khối hoạt động ổn định, xây dựng các bệ đỡ chắc chắn, tạo phần khung từ gỗ quả óc chó và phủ bên ngoài bằng lớp kính trong suốt. Và kết quả, chiếc bàn uống café độc đáo đã ra đời và trở thành tâm điểm chú ý của nhiều vị khách khi đến nhà David Maloney

Chiếc bàn đa năng

Năm 2014, kiến trúc sư và nhà thiết kế Klaus Geiger đến từ Ehrenkirchen, Germany đã quyết định sử dụn PC Mac G5 của Apple làm chất liệu cho chiếc bàn của mình. Tận dụng sự phần khung cứng cáp vốn có của dòng PC này. Klaus đã tự sáng chế ra chiếc bàn làm việc độc đáo và ngăn tủ đặc biệt. Điều này thu hút rất nhiều sự quan tâm của cộng đồng mạng và cộng đồng tái chế thế giới về sự nghệ thuật trong các nội thất anh.

Chiếc bàn làm từ đĩa cứng

Sẽ khá bất ngờ khi bạn nghe tới một cái ổ cứng có bán kính phần đĩa lớn đến 26 inch (66cm) so với chiếc ổ HDD ngày nay. Thật vậy, anh chàng Joe Grand đến từ Grand Idea Studio ở Portland, Oredon, đã tận dụng chiếc đĩa này và tái chế nó chở thành một chiếc bàn tròn cỡ bự. Với chất liệu gốc của chiếc đĩa là nhôm khuyên khối, được phủ trên nó một tấm kính cường lực, không ai nghĩ một thử đồ “cổ xưa” chỉ chứa được 9mb dữ liệu lại trở thành một thứ nội thất rất thú vị.

Chiếc bàn đàn hồi

Lại thêm một sản phẩm nữa của Apple được mang ra tái chế chính là Mac G4s. Chỉ với 2 chiếc khung PC bằng nhôm vững chắc, một chiếc lò xo khổng lồ và một tấp kính phía trên, chung ta đã có được một chiếc bàn độc đáo có một không hai này. Ý tưởng này đến từ nhà thiết kế Ryan Orr ở Davenport, Iowa. Anh ấy tiến hành làm chiếc bàn độc đáo này và đã tiến hành thương mại hóa. Nếu thích, bạn có thể mua được nó ở trên website sau đây

Ghế Sofa từ miếng đệm chuột

Miếng đệm chuột chắc chắn sẽ là thứ vứt đi mà không cần suy nghĩ.Thế nhưng dưới bàn tay của Jeremy Sieminski, lại trở thành một kiệt tác nội thất đặc biệt. Từ hàng ngàn tấm lót chuột bị vứt đi, dưới bàn tay và óc sáng tạo của Sieminski, anh đã tạo nên một chiếc ghế sofa tuyệt vời cho văn phòng của mình. Họ có thể trưng dụng nó cho những cuộc họp, hay khi họ gặp vấn đề trong công việc, hoặc chỉ muốn thư giãn sau 1 ngày căng thăng và mệt mỏi.

Chiếc ghế đặc biệt

Sản phâm cuối cùng này lại là sự kết hợp đặc biệt đến từ nhựa cây và linh kiện PC. Nhà thiết kế Rodrigo Alonso đến từ Chile đã thu thập các giàn khung, mạch điện, cuộn dây của máy tính, thâm chí là cả chuột và máy tính rồi xếp chúng vào một khuôn ghế đẩu định sẵn. Sau đó anh ta đổ nhựa epoxy để làm đông cứng chiếc ghế này. Đây quả thật là cách thông minh để tái chế và giảm thiểu rác thải ô nhiễm thành một thiết kế thâm mỹ.