Dù rất thành công với hàng loạt bom tấn, thế nhưng tại sao Ubisoft vẫn bị các fan ghét bỏ?

Tiến Zeus  - Theo Helino | 24/04/2019 0:00 AM

Ubisoft là một hãng toàn cầu với các studio phát triển game trên 17 quốc gia và các công ty con tại 28 quốc gia.

Ubisoft Entertainment S.A. là một hãng chuyên phát hành và phát triển game đa hệ máy, với trụ sở đặt tại Montreuil-sous-Bois, Pháp. Ubisoft là một hãng toàn cầu với các studio phát triển game trên 17 quốc gia và các công ty con tại 28 quốc gia.

Dù rất thành công với hàng loạt bom tấn, thế  nhưng tại sao Ubisoft vẫn bị các fan ghét bỏ?  - Ảnh 1.

Hãng có một lịch sử phát triển đồ sộ đủ để đè bẹp bất kỳ một đối thủ nào. Ubisoft có studio phát triển game lớn nhất là Ubisoft Montreal, với số nhân viên khoảng 1600 người vào năm 2004. Yves Guillemot, một trong những người sáng lập, là chủ tịch kiêm giám đốc điều hành(CEO).Năm 2008-2009, doanh thu của hãng lần đầu tiên đạt mốc 1 tỷ euro khi thu về 1,085 tỷ.

Chắc hẳn các game thủ không còn xa lạ gì về những tựa game đã đi vào huyền thoại như Assassin Creed, hay tựa game gần đây liên tục làm mưa làm gió như Rainbow Six Siege. Những cái tên trên đều là sản phẩm của Ubisoft. Dù rất thành công với những sản phẩm của mình, vậy tại sao hãng lại bị ghét nhiều đến thế?

Dù rất thành công với hàng loạt bom tấn, thế  nhưng tại sao Ubisoft vẫn bị các fan ghét bỏ?  - Ảnh 2.

Câu trả lời duy nhất có lẽ chỉ đến từ DRM - công nghệ bảo vệ bản quyền theo phần cứng. Nói cách khác, khi bạn mua một tựa game có giá là 60$, liệu bạn có chấp nhận rằng mộ ngày nào đó mình sẽ không còn được chơi nó nữa với những yếu tố vô cùng khách quan như không có Internet hoặc thậm chí là vô tình làm hư ổ cứng? 60$ không hề là một số tiền nhỏ, nếu bạn bỏ số tiền đó ra chỉ để mua một tựa game có thể chết bất cứ lúc nào thì thật là không đáng.

Ubisoft đã gặp rất nhiều chỉ trích từ truyền thông vì lập trường của họ về DRM. Trở lại khoảng thời gian giữa năm 2000, Ubisoft đã sử dụng một số biện pháp DRM hà khắc nhất có thể để trừng phạt chủ sở hữu hợp pháp của trò chơi nhiều hơn những gì họ làm với những tên crack game. Thật là một nghịch lý gây ức chế game thủ chân chính. Trong khi những kẻ chơi game crack được hưởng thụ trò chơi một cách thoải mái ngoài kia thì Unisoft lại tỏ ra dửng dưng vô cùng.

Dù rất thành công với hàng loạt bom tấn, thế  nhưng tại sao Ubisoft vẫn bị các fan ghét bỏ?  - Ảnh 3.

Ubisoft đã làm ra một thứ gọi là “Always-On DRM”. Nghĩa là bạn phải kết nối Internet bất cứ khi nào bạn muôn bật trò chơi lên để chứng tỏ quyền hợp pháp của mình. Vậy thử đặt trường hợp khi chỗ của bạn không có Internet thì sao? Hoặc tệ hơn, nếu sever chính của game bị sập bất ngờ thì sao? Lúc đó, bạn sẽ không được chơi tựa game mình yêu thích nữa.

Vấn đề gây tranh cãi cho Ubisoft bắt đầu từ Assassin Creed II, lúc này nạn hack game bất hợp pháp xảy ra tràn lan trên thị trường. Lúc đó đột nhiên những người không hề tốn một xu nào lại có thể chơi được game mặc kệ có Internet hay sever có sập hay là không. Quả thật là một sự bất công!

Dù rất thành công với hàng loạt bom tấn, thế  nhưng tại sao Ubisoft vẫn bị các fan ghét bỏ?  - Ảnh 4.

Có buồn cười không khi bạn cần phải có Internet chỉ để chơi một tựa game offline? Và nên nhớ thời điểm đó là năm 2000, lúc mà không phải bất cứ nơi nào cũng có Internet băng thông tốt.

Và đây không phải là vấn đề đầu tiên mà Ubisoft gặp phải với DRM. Trước “Always-On DRM”, Ubisoft cũng là một trong những người đề xuất chính của chương trình DRM đặc biệt độc hại được gọi là StarForce, một biện pháp DRM cài đặt trình điều khiển cấp thấp vào máy tính của bạn để tạo ra một thiết bị phần mềm mới, tạo điều kiện kiểm tra DRM. Không có game thủ nào thích cài đặt crapware không mong muốn vào PC của họ mà không có sự chấp thuận của mình. Và đó chính xác là những gì Starforce đã làm.

Dù rất thành công với hàng loạt bom tấn, thế  nhưng tại sao Ubisoft vẫn bị các fan ghét bỏ?  - Ảnh 5.

Thật khó để ủng hộ một công ty mà bạn luôn phải “feed” cho họ từng chút bằng những tờ hóa đơn thanh toán, sau đó họ lại đi hậu thuẫn cho những người chống phá bất hợp pháp.

Điều khiến Ubisoft thành công cho đến ngày hôm nay là nhờ vào sự sáng tạo trong những tựa game của mình. Tuy nhiên, những năm gần đây họ lại có dấu hiệu chững lại. Ubisoft liên tục vắt sữa những franchises con cưng của mình như Assassin Creed, Far Cry hay Tom Clancy. Họ đã trở nên phá sản về ý tưởng, nguồn thu của họ bây giờ chủ yếu dựa vào các bản DLC dùng để che mắt game thủ. Nếu muốn tiếp tục phát triển, Ubisoft nên nghiêm túc xem xét lại việc có nên dùng Always-On DRM nữa hay không.